Có thể du hành xuyên thời gian – nhưng chỉ được một chiều?

(Dân trí) - Một nhà vũ trụ hàng đầu cho rằng về mặt lý thuyết thì hoàn toàn có thể du hành xuyên thời gian, tuy nhiên những người đang mong có thể đi tới tương lai sẽ phải thất vọng vì chúng ta chỉ có thể đi ngược về quá khứ mà thôi.

Có thể du hành xuyên thời gian – nhưng chỉ được một chiều? - 1

Các chuyên gia sẽ phải tạo ra một lỗ giun – đó là nơi mà không gian và thời gian bị bóp méo và tạo thành các cổng đóng vai trò như một con đường tắt để đi xuyên vũ trụ - để thực hiện được một điều hoàn toàn có thể về mặt lý thuyết.

Nhà vật lý thiên văn Ethan Siegel tới từ trường Lewis & Clark đã viết trên trang Bắt đầu với một Vụ nổ của Forbes rằng: hiện các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được các điều kiện để biến một lỗ giun thành hiện thực, nhưng “sẽ không gì có thể ngăn cản việc đó xảy ra”.

Lỗ giun có thể được tạo thành nếu/hoặc khi các nhà khoa học phát hiện ra các phản vật chất của các hạt có khối lượng dương hoặc không có trọng lượng mà chúng ta đã phát hiện được và thấy có ở khắp nơi trong vũ trụ.


Cần phải tạo ra một lỗ giun.

Cần phải tạo ra một lỗ giun.

Ông Siegel cho hay, “trong khuôn khổ của Thuyết Tương đối rộng, hoàn toàn có thể có các hạt có trọng lượng/năng lượng âm. Chắc chắn là như vậy, mặc dù chúng ta vẫn chưa phát hiện được các hạt đó, nhưng theo tất cả các quy tắc vật lý lý thuyết thì không gì ngăn cản điều này”.

“Nếu vật chất có khối lượng/năng lượng âm này tồn tại, thì sẽ tạo ra cả một hố đen siêu lớn và cả phản vật chất khối lượng/năng lượng âm của nó, và nếu chúng ta có thể nối chúng lại với nhau thì sẽ tạo ra một lỗ giun có thể đi xuyên qua được”.


Du hành xuyên thời gian: “không có gì ngăn cản điều này cả”.

Du hành xuyên thời gian: “không có gì ngăn cản điều này cả”.

“Cho dù khoảng cách mà bạn kết nối các đối tượng này có xa đến mức nào, thì nếu chúng có đủ khối lượng/năng lượng ở cả dạng dương và dạng âm – thì sự kết nối này vẫn có thể duy trì ở một thời điểm nào đó”.

Lỗ giun sẽ phải được tạo thành dưới dạng một đầu thì đứng yên, trong khi đầu kia thì chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Ví dụ như, nếu đầu cuối của một lỗ giun cách đầu tĩnh 40 năm ánh sáng, thì có thể đi xuyên qua “con đường” này vào một thời điểm nào đó, nhưng để đến được đầu bên kia thì sẽ phải vượt qua 40 năm thời gian”.

Cụ thể hơn, theo ông Siegel: “nếu 40 năm trước có một ai đó đã tạo ra một cặp lỗ giun liên kết như vậy, thì ngày hôm nay – năm 2017 ta có thể đi vào một đầu của con đường đó, và sẽ quay trở lại đúng thời điểm ở đầu kia – trở lại năm 1978”.

“Vấn đề duy nhất là chính bản thân bạn cũng không thể xuất hiện ở nơi đó vào thời điểm năm 1978, bạn phải ở đầu kia của lỗ giun, hoặc phải đi xuyên không gian để đạt được điều đó”.

Anh Thư (Theo Express)