Các vũ khí ở thời đại đồ đồng có nguồn gốc ngoài Trái Đất

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đã phát hiện rằng các thanh gươm và vũ khí từ thời kỳ đồ đồng được chế tạo bằng kim loại có nguồn gốc từ thiên thạch, và do đó chúng có nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất – theo đúng nghĩa đen.


Trước khi tìm hiểu được cách nấu chảy quặng sắt, các nền văn minh ở thời đại đồ đồng đã làm thế nào để chế tạo ra các vũ khí bằng kim loại?

Trước khi tìm hiểu được cách nấu chảy quặng sắt, các nền văn minh ở thời đại đồ đồng đã làm thế nào để chế tạo ra các vũ khí bằng kim loại?

Theo trang Express đưa tin, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng phần lớn các vũ khí kim loại của thời đại đồ đồng có hàm lượng kim loại rất cao, và kim loại này vốn có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ.

Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng các loại vũ trong quá khứ được làm từ kim loại có trong thiên thạch. Hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng con dao găm của vua Tutankhamun được rèn từ sắt có nguồn gốc ngoài Trái Đất.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm về mức độ phổ biến của các vũ khí này.

Nhà khoa học Albert Jambon tới từ Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đã nghiên cứu các đồ tạo tác của thời đại đồ đồng ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Trung Quốc bằng Quang phổ kế Huỳnh Quang tia X, kỹ thuật này có thể phân tích các thành phần hóa học của các vật thể mà không cần phải tiếp xúc với chúng.


Nhà khoa học Albert Jambon tới từ Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp.

Nhà khoa học Albert Jambon tới từ Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp.

Cụ thể, theo trang Iflscience cho hay, các đồ tạo tác này gồm có: hạt vòng được tìm thấy ở Gerzeh, Ai Cập (có niên đại từ năm 3200 trước Công nguyên), một con dao găm được tìm thấy ở Alaca Hoyk, Thổ Nhĩ kỳ (niên đại khoảng năm 2.500 trước Công nguyên), một mặt dây chuyền ở Umm el-Marra, Syria (niên đại khoảng năm 2.300 trước Công nguyên), và một chiếc rìu từ Ugarit, Syria (niên đại khoảng năm 2.500 trước Công nguyên); các di vật của nền văn minh nhà Thương, Trung Quốc (năm 1.400 trước công nguyên); và dao găm, vòng tay và gối đầu của vua Tutankhamun (năm 1.350 trước Công nguyên).


Con dao găm của vua Tut được làm từ kim loại trong thiên thạch.

Con dao găm của vua Tut được làm từ kim loại trong thiên thạch.

Ông Jambon đã phát hiện thấy hàm lượng rất cao kim loại ni-ken có nguồn gốc từ thiên thạch trong tất cả các mẫu vật, từ đó, ông đã đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải tất cả các loại vũ khí ở thời đại này đều được chế tạo từ các nguyên liệu có nguồn gốc như vậy, và việc này bắt đầu từ khi nào?

Trong một bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Khảo cổ, ông đã viết “kết quả hiện tại được hỗ trợ thêm bởi các phân tích chất lượng cao này đã cho thấy hầu hết các kim loại từ thời đại đồ đồng đều có nguồn gốc từ thiên thạch”.


Các thiên thạch chứa rất nhiều kim loại.

Các thiên thạch chứa rất nhiều kim loại.

Theo ông Jambon, bước nghiên cứu tiếp theo sẽ là xác định xem việc luyện kim loại trong thiên thạch xuất hiện lần đầu tiên là ở đâu và khi nào.

Ông cho rằng, nghiên cứu này đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp phân tích trong nghiên cứu về sự tiến hóa trong việc sử dụng kim loại và các kỹ thuật luyện kim ở thời quá khứ”.

Nhà khoa học này cũng nói thêm rằng, “không phải là một sự trùng hợp khi tìm thấy số lượng lớn đến mức đáng kinh ngạc về thành phần kim loại có nguồn gốc từ thiên thạch trong các loại vũ khí của thời đại đồ đồng. Và từ đó, nghiên cứu này có thể dùng để cung cấp thêm thông tin về sự hình thành của Trái Đất.

Theo nghiên cứu này, “khi các thiên thể lớn giống như Trái Đất hình thành, gần như toàn bộ ni-ken sẽ trôi về phần lõi kim loại nóng chảy”. do đó, rất khó để tìm được ni-ken trong quặng kim loại trên bề mặt. Tuy nhiên, sau đó các thiên thạch đâm vào Trái Đất đã đưa ni-ken thoát khỏi độ sâu đó. Và khoảng 5.000 năm trước, ni-ken đã được các thợ rèn vũ khí đương thời khai thác.

Anh Thư (Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm