1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Các nước nghèo hơn bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư phổi

(Dân trí) - Bất bình đẳng nghiêm trọng giữa các quốc gia liên quan đến việc có thể có được một xét nghiệm ung thư phổi cần thiết và cùng với nó là một loại thuốc có thể cải thiện kết quả cho bệnh nhân thông qua một phương pháp tiếp cận điều trị cho từng cá nhân.

Các chất ức chế kinase Tyrosine (TKI) đã nổi lên trong mười năm qua như một giải pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi có khối u tiếp tục phát triển mặc dù đã hóa trị. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn những đột biến của các thụ thể đặc biệt, được gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR), trong các tế bào ung thư, giúp các tế bào phát triển và tồn tại.

Các nước nghèo hơn bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư phổi - 1

Các đột biến EGFR có thể được xác định thông qua một cuộc kiểm tra EGFR; những bệnh nhân này sau đó cần bỏ qua hóa trị liệu và được dùng một loại thuốc TKI, trong khi những người không có đột biến EGFR phải được hóa trị liệu chuẩn.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, đầu tiên thuộc loại hình này, các thử nghiệm đột biến EGFR chỉ có được với 70% dân số trên toàn thế giới và chi phí của nó, cũng như của TKI, khác nhau trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu thống kê tổng hợp tuổi thọ, giáo dục và thu nhập bình quân đầu người vào một chỉ số để phục vụ nghiên cứu, trong đó phân tích dữ liệu từ 74 quốc gia bao gồm 78% dân số thế giới. Kết quả cho thấy rằng xét nghiệm EGFR được miễn phí cho 6,5% số người, chủ yếu là ở các quốc gia có HDI cao. 42,6% dân số trên toàn thế giới, chi phí ít hơn 500 USD (tương đương 441 €).

Một loại thuốc TKI có tên erlotinib là TKI phổ biến rộng rãi nhất, với 75% dân số trên toàn thế giới có quyền truy cập vào nó. Tuy nhiên, nó chỉ miễn phí tại 28 quốc gia (10% dân số toàn cầu). Có một sự liên quan rõ ràng đã được tìm thấy giữa HDI thấp hoặc trung bình và việc không có các TKI hoặc thử nghiệm EGFR.

Tác giả chính, Tiến sĩ Melodie Carbonnaux, thuộc Viện Ung thư Hospices Civils de Lyon, Pháp, hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ là một "điểm khởi đầu cho việc tạo ra một mạng lưới toàn cầu để thực hiện và theo dõi các phân tích loại này trong tương lai".

Ông cho biết thêm rằng các thử nghiệm lâm sàng, việc tạo ra quan hệ đối tác công tư và việc làm cho vai trò của các thể chế mạnh hơn tất cả phải được khám phá nhằm cải thiện khả năng tiếp cận với những công nghệ EGFR và TKI.

Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Hô hấp châu Âu.

N.T.H (theo Pan European Networks)