Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân vì sao tắc kè có thể chạy trên mặt nước
(Dân trí) - Các nhà khoa học từ Đại học Rockefeller phát hiện ra rằng, để có thể chạy nhanh trên mặt nước, tắc kè sử dụng túi khí nhỏ, được hình thành dưới áp lực của các chân trước và chân sau.
Để thiết lập cơ chế vận động chính xác trên mặt nước, các nhà khoa học đã phải mất vài tuần để tiến hành giám sát video ở các khu vực nhiệt đới của Singapore.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, chân của tắc kè có cấu trúc da đặc biệt, cho phép sử dụng sức căng bề mặt của nước để di chuyển nhanh chóng. Trên thực tế, chân của tắc kè hoạt động theo nguyên tắc giống như bộ phận bám đất ở xe trượt tuyết, tức là tạo ra xung lực cần thiết để tạo ra chuyển động vừa đủ để không bị "rơi" xuống nước.
Cấu trúc độc đáo của da và các cơ đặc biệt cho phép tắc kè chạy trên mặt nước ở tốc độ cao, lên đến 1 mét mỗi giây. Tuy nhiên, tắc kè không phải ngẫu nhiên mà sử dụng cơ chế này. Các nhà khoa học tin rằng sở dĩ tắc kè phải chạy như vậy là để chạy trốn khỏi những loài thú ăn thịt khác, và khi đó tắc kè bật "chế độ turbo".
M.P (Theo Sputnik)