Các nhà khoa học phát hiện manh mối mới về bầu khí quyển nóng của Mặt Trời

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu của Đại học College London, Đại học George Mason và Phòng nghiên cứu Naval Research đã nhận ra rằng sự gia tăng của hoạt động từ trường phản ánh sự gia tăng của các nguyên tố nhất định như sắt trong các quầng Mặt Trời hay trong bầu khí quyển vòng ngoài.


Các nhà khoa học đã phát hiện manh mối lần đầu tiên rằng các quầng Mặt Trời có một mối liên kết mạnh mẽ với chu kỳ hoạt động từ trường 11 năm một lần.

Các nhà khoa học đã phát hiện manh mối lần đầu tiên rằng các quầng Mặt Trời có một mối liên kết mạnh mẽ với chu kỳ hoạt động từ trường 11 năm một lần.

Bề mặt của Mặt Trời hay còn gọi là quyển sáng, có nhiệt độ vào khoảng 10.000 độ F nhưng những quầng mặt trời thì có nhiệt độ nóng hơn hàng trăm lần, vào khoảng vài triệu độ.

Tiến sĩ David H. Brooks, thuộc Đại học George Mason, cho biết: "Tại sao quầng Mặt Trời có nhiệt độ cực nóng là một câu đố lâu năm. Các nhà thiên văn năng lượng cho rằng chìa khóa nằm trong từ trường, nhưng vẫn có những tranh cãi về các chi tiết ".

Chu kỳ từ tính 11 năm một lần của Mặt Trời bao gồm quá trình mặt trời chuyển từ thời kỳ ”im lặng” ở thời kỳ cực tiểu ( Solar minimum) đến thời điểm các hoạt động từ tính hoạt động dữ dội tại thời kỳ cực đại ( Solar maximum). Đây là thời điểm mà các vệt đen của Mặt Trời xuất hiện và có một sự ra tăng trong lượng bức xạ.

“Trước đây, nhiều nhà thiên văn học đã nghĩ rằng thành phần nguyên tố trong bầu khí quyển của một ngôi sao phụ thuộc vào đặc tính của ngôi sao cái mà không thay đổi, giống như tốc độ quay hay sức hút bề mặt,” Tiến sĩ David H.Brooks nói “ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có quá trình liên kết giữa hoạt động từ tính và quá trình nóng lên trong bầu không khí và nó thay đổi theo thời gian ít nhất là ở Mặt Trời.”

Các nhà khoa học đã phân tích các quan sát của Đài thiên văn Solar Dynamics trời trong thời gian hoạt động thấp trong năm 2010 đến năm 2014, khi những vùng hoạt động từ tính khổng lồ giao nhau với đĩa Mặt Trời xuất hiện.

Tiến sĩ Deborah Baker thuộc UCL Space and Climate Physics cho biết: "Các quan sát của chúng tôi bắt đầu vào năm 2010, gần thời kỳ cực tiểu cuối (last solar minimum), và do đó các quan sát toàn thể các vòng quang phổ cho một chu kỳ của mặt trời đã hoàn toàn không thể thực hiện được.

"Thực tế là việc chúng tôi đã phát hiện ra sự thay đổi của Mặt Trời trong một khoảng thời gian tương đối ngắn thực sự làm nổi bật tầm quan trọng của việc quan sát sao trong các chu kỳ sao hoàn chỉnh mà chúng ta hy vọng sẽ làm trong tương lai. Những điều này có khả năng bị thiếu một số đầu mối quan trọng. "

Quang Thiên (Theo UPI)