Các nhà khoa học nêu những điều cần phải lo ngại khi đi máy bay
(Dân trí) - Gần đây, các nhà khoa học cho biết rằng hành khách đi máy bay ngồi gần bệnh nhân bị cúm có nguy cơ tăng 80% lây nhiễm. Một chuyến bay dài đầy rủi ro khiến cho bệnh viêm tắc tĩnh mạch tăng nặng. Tuy nhiên, không cần sợ hãi bức xạ cao khi đi máy bay.
Hội chứng hạng ghế phổ thông
Ở độ cao lớn, cơ thể chúng ta rơi vào các điều kiện đặc biệt. Trước hết, một trong những chuyện đó là ảnh hưởng của việc giảm áp lực ô xy.
Càng lên cao, áp suất trong máy bay càng giảm, cơ thể bắt đầu "sôi" lên một chút. Các chất khí hòa tan ở chất lỏng trong cơ thể chúng ta tạo thành bong bóng và vỡ ra. Một số người cảm thấy như tê nhẹ trong tai hoặc thậm chí đầy hơi trong ruột. Khi máy bay hạ độ cao, trái lại, chúng ta cảm nhận như có áp lực lên màng nhĩ và xoang. Nhìn chung, đại đa số hành khách trải qua sự thay đổi áp lực này một cách bình thường.
Khi bay ở độ cao với nhiệt độ -50 độ C, ở bên ngoài lại không có gì đáng sợ. Máy bay duy trì nhiệt độ bên trong ở mức thoải mái. Tuy nhiên, độ ẩm trong máy bay thì ở mức thấp - chỉ khoảng 20%. Vì vậy, trong suốt chuyến bay, ta thường có cảm giác khô da, vòm họng bị kích thích, ho hoặc hắt hơi.
Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là chuyện vặt so với tác hại của việc ít vận động. Ngồi bất động trong chiếc ghế hẹp không thoải mái ngay cả chỉ một thời gian ngắn, và nếu chuyến bay kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ thì đó là nguy hiểm.
Ở vị trí ngồi, các động mạch, mạch máu bị chèn ép, và tuần hoàn máu bị xáo trộn. Điều này có thể gây ứ đọng bạch huyết và do đó, ngay cả người khỏe mạnh cũng bị sưng chân, chưa kể những người mắc các bệnh như rối loạn hệ thống chức năng tim mạch, gan và thận.
Tư thế ít vận động đe dọa làm xuất hiện huyết khối hoặc khiến cho bệnh này trầm trọng thêm - thành tĩnh mạch viêm tấy, dẫn đến hình thành cục máu đông. Bị ảnh hưởng nhiều hơn cả chủ yếu là những người đi vé hạng phổ thông. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi và tất cả những người có nguy cơ nên băng chân hoặc mang tất nén. Loại tất này ép các tĩnh mạch nông, và dòng tuần hoàn sẽ chảy qua các tĩnh mạch sâu. Hành khách cũng nên thỉnh thoảng khởi động, đi dạo trong máy bay, uống nước nhiều hơn.
Liều bức xạ
Năng lượng mặt trời và đặc biệt là bức xạ vũ trụ có thể làm hỏng các tế bào DNA.
Trên trái đất, chúng ta được bầu khí quyển bảo vệ khỏi các tia vũ trụ và bức xạ mặt trời. Càng lên cao, bầu khí quyển càng mỏng, chúng ta càng bị chiếu xạ nhiều hơn. Thân máy bay chỉ cản được tia cực tím, các loại bức xạ khác không bị cản trở. Tuy nhiên, liều lượng bức xạ rất nhỏ: chỉ khoảng ba microsievert/giờ.
Tạp chí Scientific American đã tính toán liều bức xạ mà hành khách bay thường xuyên nhất trên thế giới phải chịu. Năm 2017, người đó là doanh nhân Tom Stacker. Trong 14 năm, anh đã bay gần 30 triệu km. Trong khi đó, nguy cơ phát triển ung thư ở anh chỉ tăng 0,5%.
Từ sổ mũi cho đến phẫu thuật khoan hộp sọ
Một người đàn ông 31 tuổi đã đến bệnh viện thành phố Perth ở Úc phàn nàn bị nghẹt mũi, ù tai và đau ở mặt. Hóa ra cứ hai tuần anh lại lái máy bay đi làm.
Các bác sĩ nghi rằng anh ta bị viêm xương chũm và chụp CT đầu. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy một khoang lớn chứa đầy không khí. Bệnh nhân đã phải thực hiện ca mổ khoan hộp sọ.
Đây chỉ là trường hợp khoan hộp sọ thứ 4 liên quan đến các chuyến bay thường xuyên được mô tả trong các tài liệu khoa học. Mặc dù hiếm có đặc biệt, các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên đi máy bay có nguy cơ như vậy.
Ngồi trong máy bay cùng virus
Thay đổi múi giờ có thể khiến cho đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bị rối loạn. Hành khách sẽ trải qua chứng mất ngủ, mệt mỏi. Nếu bạn phải làm việc cả ngày và sau đó đi máy bay, thần kinh sẽ bị căng thẳng và tăng stress. Tất cả điều này trực tiếp làm suy yếu hệ thống miễn dịch phòng bệnh.
Thực tế giao thông hàng không góp phần vào sự lây lan bệnh nhiễm trùng đã được biết đến từ lâu. Sự bùng phát bệnh sởi hiện nay ở Mỹ phần lớn là do du khách đến từ các quốc gia khác. Điều này gần đây đã được công bố bởi các nhà khoa học từ Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Nếu như hầu hết người dân ở các nước phát triển phòng được tiêm chủng để chống bệnh sởi, họ không thể chống các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt xuất huyết, hoặc các chủng cúm khác nhau. Tuy nhiên, ở đây không có lý do để hoảng loạn.
Các nhà khoa học từ Đại học Emory (Mỹ) đã đánh giá khả năng nhiễm cúm trong các chuyến bay xuyên lục địa. Virus lây nhiễm được truyền qua không khí, vì vậy hành khách và thành viên phi hành đoàn đi máy bay góp phần vào sự lây lan. Thí nghiệm cho thấy, đối với những người ngồi gần bệnh nhân trong một hàng ghế và xung quanh, nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên đến 80% và hơn thế nữa. Đối với những người còn lại - nguy cơ này chỉ là 3%.
M.P
Theo Sputnik