Các nhà khoa học chế tạo mắt nhân tạo như mắt côn trùng
(Dân trí) - Theo thông tin mới nhất từ Đại học Giao thông Tây An, Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát triển các kỹ thuật mới để xây dựng đôi mắt nhân tạo giống như mắt côn trùng.
Các nhà khoa học cho rằng với những lợi thế quang học mà mắt côn trùng có được sẽ có thể tích hợp được vào nhiều công nghệ khác nhau.
Mắt người và nhiều loại động vật luôn có độ chính xác ấn tượng. Nhưng những gì mắt ghép, phương pháp đa thấu kính có trên côn trùng có độ nhạy sáng và phát hiện chuyển động cực tốt.
Lợi dụng các đặc điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát triển các kỹ thuật mới để tái tạo những lợi thế của mắt côn trùng trong chế tạo mắt ghép nhân tạo.
Để xây dựng đôi mắt lấy cảm hứng từ tự nhiên, các nhà khoa học đã phải tìm cách tạo ra các thụ thể thị giác độc lập nhưng lặp lại.
Thông thường, một số mắt côn trùng có hàng ngàn đơn vị thụ thể thị giác, mỗi đơn vị lại có một thấu kính, giác mạc và tế bào cảm quang.
Các nhà khoa học tại Đại học Giao thông Tây An đã sử dụng phương pháp đặc biệt để tái tạo hệ thống thị giác phức tạp như của côn trùng.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu bắn tia laser qua một lớp kính acrylic hai lớp. Các lớp khiến tia laser dưới bị phồng lên và tạo ra hình dạng lồi. Sử dụng cùng một công nghệ, các nhà khoa học đã tạo ra một số thấu kính nhỏ để lắp vào nhau, tạo thành một thấu kính cong lớn hơn.
Qua nhiều bước, các nhà nghiên cứu phát triển cấu trúc nano trên đỉnh của các vòm kính lồi, ở gần, giống như một tấm thảm lông. Các cấu trúc nano có các đặc tính chống phản xạ và chống thấm nước rất ấn tượng.
Hiện tại, các nhà khoa học tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển công nghệ đặc biệt này và hi vọng sớm được đưa vào sử dụng trong thực tế.
Minh Long (Theo UPI)