Các nhà khoa học “cấy” gene não người vào… khỉ gây tranh cãi
(Dân trí) - Trong một nghiên cứu gây, một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc đã đưa một gene của con người vào bộ gene của khỉ.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem những con khỉ bị biến đổi có hoạt động tốt hơn so với các đồng nghiệp bị kiểm soát của chúng trong các nhiệm vụ nhận thức hay không. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí National Science Review.
Các nhà khoa học đã chèn gene MCPH1 của con người vào 11 con khỉ. 5 trong số chúng sống sót đủ lâu để kiểm tra khả năng tinh thần. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm, những con khỉ biến đổi gene đã làm tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ và thử nghiệm thời gian phản ứng so với nhóm không chỉnh sửa gene.
Trong một bài kiểm tra trí nhớ, những con khỉ được yêu cầu nhớ màu sắc và hình dạng xuất hiện trên màn hình trong một khoảng thời gian xác định. Đáng chú ý, thử nghiệm nhận thức sơ bộ đã phát hiện ra một bộ nhớ ngắn hạn được cải thiện ở loài khỉ.
Bộ não khỉ không khác biệt về kích thước so với nhóm đối chứng, nhưng chúng mất nhiều thời gian hơn để phát triển. Các phân tích hình ảnh và mô não cho thấy những con khỉ biến đổi gene đã bị trì hoãn trong quá trình phát triển tế bào thần kinh và quá trình tạo màng bọc quanh các sợi thần kinh để giúp tăng tốc độ truyền xung thần kinh.
Một điểm khác biệt nổi bật giữa con người và linh trưởng không phải là con người cần thời gian dài hơn nhiều để hình thành mạng lưới thần kinh trong quá trình phát triển, kéo dài rất nhiều thời thơ ấu.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Động vật học Côn Minh của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Bắc Carolina.
Tuy nhiên, thí nghiệm này đã tạo ra làn sóng tranh cãi liên quan đến lĩnh vực đạo đức. Nhiều quốc gia sẽ không cho phép nghiên cứu như vậy tiếp tục vì nó vượt qua ranh giới đạo đức.
"Vấn đề đạo đức đầu tiên liên quan đến việc liệu nghiên cứu này đó là có đủ căn cứ khoa học để biện minh cho việc sử dụng động vật hay không", Jacqueline Glover, nhà sinh vật học của Đại học Colorado nhấn mạnh.
"Việc sử dụng khỉ có thích hợp hay không. Nghiên cứu này có thể được thực hiện với các lựa chọn thay thế không liên quan đến rủi ro đối với linh trưởng không?” Jim Sikela, một nhà nghiên cứu khác tại Đại học Colorado đặt dấu hỏi.
Trong khi đó, theo nhà khoa học Glover, “hướng dẫn sử dụng động vật khác nhau trên toàn cầu nhưng có một cam kết chung là chỉ sử dụng động vật nếu không có sự thay thế, sử dụng số lượng động vật ít nhất cho tính hợp lệ của khoa học và sử dụng các phương pháp nhân đạo để nghiên cứu. Đặc biệt thách thức ở chỗ, việc tạo ra những con khỉ nhân bản hóa có thể là vô nhân đạo vì những tác hại về thể chất, tâm lý và xã hội mà nó gây ra”.
Minh Long (Theo IFL Science)