Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

(Dân trí) - Các triệu chứng về bệnh tiểu đường gồm có khát nước, giảm cân không rõ nguyên nhân, và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, một loại triệu chứng phổ biến trong mùa đông cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường - 1

Theo các bác sĩ, hơi thở có mùi cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao làm tăng lượng glu-co-zơ trong nước bọt, đó chính là thức ăn cho các vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này có thể khiến cho hơi thở có mùi khó chịu – hay còn gọi là hôi miệng.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở các bệnh nhân tiểu đường, do cơ thể họ cố thay thế chất béo đã bị đốt cháy bằng glu-co-zơ, và tạo ra các phân tử xê-ton. Xe-ton gây ra vị giống như sơn móng tay trong miệng và nó có thể khiến cho hơi thở có mùi hôi. Do đó, bệnh hôi miệng đôi khi là do bị bệnh tiểu đường gây ra

“Xê-tôn được tạo thành dưới dạng một chất thải và khiến cho hơi thở có mùi bất thường, đôi khi có mùi như kẹo đường.

“Những người bị tiểu đường có thể giảm nguy cơ hôi miệng bằng cách tránh các loại thực phẩm và đồ uống có đường, duy trì sức khỏe răng miệng và lượng đường trong máu”.

Hôi miệng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực ở các bệnh nhân tiểu đường, trong đó có trầm cảm và thiếu tự tin.


Hơi thở có mùi khó chịu có thể là do khô miệng gây ra.

Hơi thở có mùi khó chịu có thể là do khô miệng gây ra.

Cách tốt nhất để kiểm soát hôi miệng là giữ lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép. Hãy chắc chắn rằng bạn đánh răng hai lần mỗi ngày, uống nhiều nước và sử dụng kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham vấn bác sĩ về các loại thuốc kích thích tiết nước bọt.

Tránh ăn các loại thực phẩm như phomai, bắp cải và cải brussels để giảm nguy cơ hôi miệng.


Đánh răng hai lần mỗi ngày, và dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm nguy cơ hôi miệng.

Đánh răng hai lần mỗi ngày, và dùng chỉ nha khoa có thể làm giảm nguy cơ hôi miệng.

Có hơn bốn triệu người Anh bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp một là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào trong tuyến tụy.

Nếu tuyến tụy không sản sinh ra đủ hoóc-môn insulin, hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với điều đó, thì có thể sẽ dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Bệnh nhân cần phải ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tập thể dục và kiểm tra máu thường xuyên để có thể chung sống với bệnh tiểu đường.

Ngọc Anh (Theo Express)