Các chuyến bay trong Kỳ Giáng sinh có thể bị gián đoạn trên phạm vi toàn cầu
(Dân trí) - Trong một cảnh báo gây shock, các nhà khoa học cho rằng, các ngọn núi lửa Nam Cực có thể "làm gián đoạn đáng kể" không khí du lịch khi nó có thể ảnh hưởng đến các địa điểm trên toàn cầu.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tro bụi gây ra bởi một vụ phun trào trên đảo Deception có thể làm gián đoạn chuyến bay hàng không ở Nam Mỹ, Australia và Châu Phi.
Charles Connor, nhà địa chất học tại Đại học South Florida ở Tampa, nói: "Chúng ta phải đánh giá lại những nguy cơ tiềm ẩn đối với các mạng lưới vận tải toàn cầu do những ngọn núi lửa xa xôi này gây ra."
Đã có khoảng 30 vụ phun trào trong vòng 10.000 năm qua, và lần cuối cùng xảy ra vào năm 1970.
Adelina Geyer, một nhà địa chất học tại Viện Khoa học Trái đất Jaume Almera ở Barcelona, Tây Ban Nha và nhóm của cô đã mô hình hóa một vụ phun trào trên đảo Deception bằng cách mô phỏng các chiều cao cột tro núi lửa khác nhau ở 5, 10, và 15 km.
Tro bụi trong bầu khí quyển là một vấn đề nghiêm trọng đối với máy bay vì nó tan chảy bên trong động cơ và đi lên đường nhiên liệu. Nó cũng không xuất hiện trên radar.
Đã có hàng trăm vụ tai nạn máy bay bị cáo buộc do gặp phải tro núi lửa, ví dụ như trường hợp năm 1989, chuyến bay KLM 867, mất điện trong tất cả bốn động cơ và rơi xuống hơn 13.000 feet sau khi bay qua đám mây tro từ núi lửa Redoubt , Alaska, Mỹ.
Gần đây, khi Eyjafjallajökull của Iceland phun trào vào năm 2010, những đám mây tro buộc các quan chức phải đóng cửa khu vực không phận khắp châu Âu, dẫn đến mất mát hàng tỷ đô la.
Các nhà khoa học đã kết luận trong một báo cáo rằng một vụ phun trào trên đảo Deception sẽ gây ra tro bụi lan rộng trên quy mô toàn cầu.
Vào tháng 2 năm 2018, một phần nhóm của bà Geyer sẽ bắt tay vào một chuyến đi đến đảo Deception qua đường hàng không và biển để ghi dữ liệu có thể giúp cải thiện mô hình của họ.
Bà nói rằng họ sẽ nghiên cứu những vụ phun trào gần đây "để xác định những vụ phun trào nào chúng ta có thể chờ đón trong tương lai".
Trong khi đó, theo giáo sư Jonathan Rougier, người đứng đầu cuộc nghiên cứu với Đại học Bristol, thế giới đã "may mắn" một chút không phải chịu đựng một vụ núi lửa siêu phun trào.
Các vụ phun trào núi lửa thảm khốc, có thể bao phủ toàn bộ lục địa bằng tro núi lửa và che khuất ánh nắng mặt trời trong nhiều tháng, mang đến một thời kỳ băng hà nhỏ, được cho là xảy ra khoảng mỗi 45.000 đến 714.000 năm
Hiện nay, một nghiên cứu khoa học mới tuyên bố chúng xảy ra thường xuyên hơn ở khoảng giữa 5.200 đến 48.000 năm.
Hiện tại, núi Agung, trên đảo Bali, Indonesia, đang phun trào dữ dội. Hơn 100.000 người phải di tản khỏi nhà vì mối đe dọa gia tăng.
Vụ núi lửa siêu phun trào cuối cùng được biết đến đã xảy ra khoảng 20.000 đến 30.000 năm trước.
Đào Hiền (Theo Express)