Cá thể tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới đã qua đời
(Dân trí) - Con tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới, có tên gọi Sudan, đã chết sau khi do các biến chứng liên quan đến tuổi tác. Thông tin này đã khiến nhiều người yêu động vật và các nhà hoạt động vì môi trường cảm tiếc nuối.
Thông tin trên được công bố bởi Trung tâm bảo tồn Ol Pejeta (Kenya), nơi tên giác trắng Sudan đã sống trước khi chết. Tình trạng của tê giác Sudan, năm nay đã 45 tuổi, đã trở nên xấu đi trong thời gian qua và không thể tự đứng được trên chân của mình. Cơ và xương của tê giác Sudan đã bị thoái hóa, còn da bị lỡ loét, với một vết nhiễm trùng sân ở chân sau phía bên phải.
Tên giác Sudan từng là một phần trong nỗ lực để cứu cho loài tê giác trắng Bắc Phi khỏi bị tuyệt chủng sau nhiều thập kỷ bị săn bắn tràn lan bởi những kẻ săn trộm. Sau khi Sudan chết đi hiện chỉ còn lại 2 tê giác trắng Bắc Phi cái, bao gồm Najin, con gái của Sudan và Fatu, con của Najin.
Tuy nhiên cái chết của Sudan sẽ không làm ảnh hưởng đến những nỗ lực cứu cho loài tê giác trắng Bắc Phi khỏi bị tuyệt chủng khi các nhà khoa học sẽ sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng cách sử dụng tin trùng được lưu trữ từ những con tê giác trắng Bắc Phi đực đã chết khác và trứng được chiết xuất từ 2 con cái còn lại.
Trước khi chết, Sudan là một con tê giác rất nổi tiếng và thu hút hàng ngàn lượt khách đến thăm mỗi năm vì đây là con đực cuối cùng của loài tê giác trắng Bắc Phi. Sudan cũng là con tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng được sinh ra trong điều kiện tự nhiên, và tên gọi của nó được đặt theo tên quốc gia mà nó được sinh ra.
Sudan sau đó được mang đến một vườn thú tại Séc trước khi được chuyển đến khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya vào năm 2009, cùng với 3 con tê giác trắng khác vẫn còn sống vào thời điểm đó. Những con tê giác trắng này được lực lượng vũ trang bảo vệ 24/24 và có một chế độ ăn uống đặc biệt. Mặc dù những cá thể tê giác trắng này đã giao phối với nhau nhưng không có trường hợp mang thai thành công nào.
Những nhân viên kiểm lâm chăm sóc cho Sudan đã bày tỏ sự tiếc nuối với sự ra đi của con tê giác trắng này khi họ xem nó như một người bạn. Họ cho biết tình trạng của Sudan đã trở nên tệ đi trong những tuần qua và nỗi buồn hiện trên mặc con tê giác như thể nó biết được mình sắp chết.
Tê giác trắng Bắc Phi đã từng rất phổ biến ở khu vực Bắc Phi như các quốc gia Chad, Sudan, Uganda, Công... nhưng số lượng của chúng đã bị sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn trộm và do những cuộc xung đột vũ trang nổ ra tại khu vực mà chúng sinh sống.
Hiện tại các loài tê giác khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng săn trộm để lấy sừng, trong đó nhiều loài tê giác cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nhiều nỗ lực đang được tiến hành để nhân giống số lượng tê giác cũng như bảo vệ những con tê giác khỏi sự truy lùng của bọn săn trộm.
T.Thủy