Bố mẹ không nên quá “bao bọc” những trẻ bị chấn động

(Dân trí) - Một cuộc thăm dò gần đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) cho thấy, khi một đứa trẻ bị chấn động, theo bản năng của nhiều phụ huynh, trong đó có tội, là quá bao bọc con em mình, hạn chế sự tương tác xã hội, hoạt động và thậm chí cả giấc ngủ.


Christopher Giza, bác sĩ thần kinh học Nhi khoa của Đại học California, Los Angeles (UCLA) khám cho một cháu bé 14 tuổi sau khi trải qua một chấn động thần kinh. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ hạn chế quá mức các hoạt động của con em mình, có lẽ việc đó sẽ làm chậm quá trình phục hồi.

Christopher Giza, bác sĩ thần kinh học Nhi khoa của Đại học California, Los Angeles (UCLA) khám cho một cháu bé 14 tuổi sau khi trải qua một chấn động thần kinh. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ hạn chế quá mức các hoạt động của con em mình, có lẽ việc đó sẽ làm chậm quá trình phục hồi.

Cha mẹ luôn bị ám ảnh bởi các chấn động của con cái, đặc biệt là những trẻ em chơi thể thao. Sự hăng hái của các vận động viên chơi bóng bầu dục và những vận động viên trong số những vận động viên ưu tú khác đã bằng mọi cách lan tới các đội bóng đá bi lắc và các liên đoàn bóng đá dành cho trẻ em. Và cha mẹ lo lắng là điều đúng đắn. Chấn động dường như ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu gần đây ước tính: từ năm 1990 đến năm 2014, tỷ lệ các ca chấn động của các cầu thủ bóng đá thanh niên đã nhảy vọt lên hơn 1.000%.

Sự gia tăng này có thể một phần là do các định nghĩa toàn diện hơn về chấn động, một dạng phổ biến của chấn thương sọ não, có thể đi kèm với nhức đầu, rối loạn thần kinh. Sự nhận thức hơn cũng có thể đẩy con số này lên; vì các bậc cha mẹ, các huấn luyện viên và các trọng tài đều cảnh giác hơn đối với khả năng gây chấn thương, càng ngày càng có nhiều trẻ em được chẩn đoán bị chấn động. Những trò chơi có thể cũng có tính tranh đua hơn, dẫn đến những cuộc va chạm cơ thể nhiều hơn, gây chấn động cho não.

Một cuộc thăm dò gần đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại UCLA cho thấy, khi một đứa trẻ bị chấn động, theo bản năng của nhiều phụ huynh, trong đó có tội, là quá bao bọc con em mình, hạn chế sự tương tác xã hội, hoạt động và thậm chí cả giấc ngủ. Cuộc khảo sát đã hỏi ý kiến khoảng 500 cha mẹ về cách họ sẽ phản ứng với con của họ như thế nào trong một tuần sau khi chúng có các triệu chứng bị chấn động. 84% số người được hỏi nói rằng họ sẽ hạn chế hoạt động thể chất của con em mình trong một tuần sau khi bị chấn thương, 62% nói rằng họ sẽ thu các đồ chơi điện tử của con em mình và 77% nói rằng họ thậm chí sẽ đánh thức con dậy trong đêm.

Nhưng Christopher Giza, bác sĩ thần kinh nhi khoa của UCLA cho biết: những biện pháp này “có thể chắc chắn là vô ích” và “có một số bằng chứng là chúng có thể có hại cho trẻ."

Giza chỉ ra rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất, và quá trình phục hồi phải theo sự hướng dẫn bởi đội ngũ y bác sĩ để điều trị tốt nhất cho từng đối tượng. Nhưng nói chung, nghỉ ngơi quá nhiều và sự cô lập hoàn toàn có thể phản tác dụng với trẻ em. Năm ngoái, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 5 ngày có nhiều triệu chứng hơn so với những trẻ nghỉ ngơi trong 1-2 ngày. Hơn nữa, những đứa trẻ có thời gian nghỉ năm ngày phục hồi lâu hơn.

Giza nói: Sự cô lập và nghỉ ngơi hoàn toàn có thể khiến trẻ thêm lo lắng và chán nản. Với sự gián đoạn các thói quen bình thường của chúng, chúng có thể tập trung hơn vào các triệu chứng của mình. Các tương tác xã hội, thậm chí với cả những người thông qua một màn hình, cũng có thể giúp trẻ em cảm thấy khỏe hơn trong thời gian ngắn hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cũng là một điều tốt. Và mặc dù cha mẹ có thể đã nghe nói những gì đó, nhưng trẻ em bị chấn động cần ngủ để hồi phục. Giza nói: “Đánh thức những đứa trẻ dậy sau mỗi vài giờ sẽ làm cho triệu chứng nặng hơn”. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thiếu ngủ một tuần có thể gây mệt mỏi, khó chịu và suy nghĩ chậm.

Có một giới hạn rất quan trọng vẫn cần được tôn trọng đối với các trẻ em đang hồi phục do các chấn động là không được gõ vào đầu. Các chấn động nhanh liên tiếp có thể tăng nguy cơ có hại cho não. Điều đó có nghĩa là trẻ em không nên chơi trở lại bất kỳ môn thể thao mà có nguy cơ gây chấn thương thứ hai cho đến khi chúng đã phục hồi hoàn toàn. Giza nói: hậu quả của một chấn động là phản xạ chậm, không có khả năng giữ cân bằng, tư duy chậm, làm cho trẻ em có nhiều nguy cơ bị va chạm hơn.

Một số liên đoàn thể thao đã bắt đầu thay đổi các luật chơi để có các trận đấu an toàn hơn. Ví dụ mùa này, các trẻ em từ 5 đến 10 tuổi chơi bóng đá Pop Warner, sẽ không có những cú phát bóng bắt đầu trận đấu nữa, một trò chơi bắt đầu chịu trách nhiệm cho một số những chấn động quá mức. Cùng với sự cảnh giác của các huấn luyện viên và các bậc cha mẹ, những điều chỉnh như thế sẽ giúp bảo vệ các em khỏi bị chấn thương.

Trần Nhung (Theo Science news)

Nhằm nâng cao tương tác giữa bạn đọc và mục khoa Khoa học – Công nghệ của Báo điện tử Dân trí, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả cho chuyên mục theo địa chỉ email: khoahoc@dantri.com.vn. Ngoài ra, Báo điện tử Dân trí sẽ cố gắng kết nối với cơ quan chức năng, các chuyên gia… để giải đáp những vấn đề liên quan đến Khoa học-Công nghệ mà quý độc giả quan tâm gửi về chuyên mục. Xin trân trọng cảm ơn!