Bị lạnh có thể khiến bạn ốm?

(Dân trí) - Tất cả chúng ta đều được khuyên rằng cần mặc ấm hoặc sẽ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, khoa học cho rằng cảm lạnh thông thường là do rhinovirus, không phải là do thời tiết. Trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, ở đây có một cái gì đó về vấn đề này.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã biết rằng rhinovirus sao chép dễ dàng hơn trong môi trường lạnh, chẳng hạn như khoang mũi, mà không phải là ở nhiệt độ bên trong cơ thể. Theo Ellen Foxman, phó giáo sư tại trường Y Đại học Yale, nguyên nhân điều này lâu nay vẫn là một bí ẩn. Các nhà khoa học không biết liệu virus có hoạt động mạnh hơn ở nhiệt độ lạnh hay không, hay là hệ thống miễn dịch làm việc tồi tệ hơn. "Không ai có thể tìm thấy bất cứ điều gì," Foxman nói.

Sau đó, Foxman và các đồng nghiệp đã nghiên cứu cái được gọi là hệ thống miễn dịch bẩm sinh, hiện diện ở mỗi tế bào, và cách thức nó phản ứng với nhiệt độ khác nhau khi có rhinovirus. Trong phòng thí nghiệm, họ đã nghiên cứu các tế bào đường hô hấp của chuột và nhận thấy hệ thống miễn dịch sản sinh các protein gọi là interferon ít hơn ở nhiệt độ thấp, cho phép các virus cảm lạnh phát triển.

Trong một nghiên cứu được công bố trong năm nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kết quả chứng thực thêm ở các tế bào của người: Ở nhiệt độ cơ thể ấm hơn, các quá trình miễn dịch bẩm sinh ngăn chặn sự phát triển của virus sẽ hoạt động mạnh hơn, và enzyme phân hủy bộ gen virus hoạt động tốt hơn. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang cố gắng để hiểu rõ hơn về các cơ chế phòng vệ mà cơ thể sử dụng để ức chế rhinovirus.

Mặc dù việc quấn một chiếc khăn quanh mũi để làm ấm nó lên có thể giúp tránh khỏi cảm lạnh, Foxman khuyến cáo trước hết bạn nên rửa tay để không lây truyền mầm bệnh vào mắt, mũi hoặc miệng. "Nếu virus không ở trong mũi bạn, nó không thể gây nhiễm trùng".

Linh Trang (Theo Popsci)