1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bắc cực quang là một phần nguyên nhân làm chìm tàu Titanic?

Trang Phạm

(Dân trí) - Vụ chìm tàu ​​Titanic đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài báo và phim ảnh. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với lý do nó bị chìm khi va chạm với một tảng băng trôi.

Tuy nhiên, một nhà khí tượng học người Mỹ mới đây cho rằng Bắc cực quang là một nguyên nhân trong vụ chìm tàu ​​Titanic.

Bắc cực quang là một phần nguyên nhân làm chìm tàu Titanic? - 1
Cực quang được cho là một phần dẫn đến tai nạn thảm khốc của con tàu nổi tiếng Titanic.

Titanic bị chìm trong chuyến đi đầu tiên từ Southampton đến New York vào ngày 15 tháng 4 năm 1912. Đây là con tàu lớn nhất từng được đóng vào thời điểm đó. Nó được đóng tại xưởng đóng tàu Harland and Wolff nổi tiếng ở Belfast. Đó là con tàu nổi lớn nhất thế giới khi nó hạ thủy. Năm ngày sau chuyến đi của mình, con tàu va phải một tảng băng trôi và điều này khiến thân tàu bị vỡ. Con tàu bị chìm trong khoảng hai tiếng rưỡi, khoảng 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn đã thiệt mạng.

Cuộc điều tra chính thức về vụ chìm tàu ​​Titanic kết luận rằng thuyền trưởng và thiết kế của con tàu là nguyên nhân. Tuy nhiên, mới đây một nhà nghiên cứu người Mỹ lại cho rằng cực quang trên thực tế là một yếu tố chính góp phần gây ra thảm họa. Ít nhất bốn người sống sót trên con tàu định mệnh được cho là đã nhìn thấy ánh sáng của cực quang bùng lên vào đêm định mệnh đó.

Mila Zinkova, một nhà nghiên cứu độc lập người Mỹ, cho biết: "Hầu hết những người viết về Titanic không biết rằng ánh sáng phía Bắc đã được nhìn thấy vào đêm đó. Hiện tượng này là một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời do các hạt tích điện từ Mặt trời tạo ra”.

James Bisset, sĩ quan của con tàu đầu tiên có mặt tại hiện trường sau khi thảm họa xảy ra, đã viết trong nhật ký của mình rằng cực quang lấp lánh trên bầu trời vào đêm vụ chìm tàu. Mặc dù cực quang có thể đẹp, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy hiểm, vì chúng liên quan đến các cơn bão từ.

"Cơn bão từ có thể đủ lớn để ảnh hưởng đến hàng hải ở một mức độ nhỏ, nhưng vẫn đáng kể. Điều này có thể khiến thủy thủ đoàn phải điều chỉnh hành trình, khiến con tàu hơi chệch hướng. Kết quả là nó đi theo hướng của một tảng băng khổng lồ đã tách ra khỏi một cánh đồng băng. Ngay cả khi la bàn chỉ di chuyển một độ, nó đã có thể tạo ra sự khác biệt,” bà Zinkova nói.

Cực quang có thể cũng làm gián đoạn thiết bị liên lạc không dây trên tàu Titanic. Ví dụ một tàu hơi nước, SS La Provence, không nhận được tin nhắn từ tàu Titanic, mặc dù nó đã nghe thấy các chương trình phát sóng từ các tàu khác. Trong khi một con tàu khác đã nhận được tin nhắn từ chiếc tàu đã chết, thì phi hành đoàn của tàu Titanic không thể nhận được những tin nhắn mà nó gửi lại. Do bão từ, tàu Titanic không thể kêu cứu và điều này có thể dẫn đến cái chết của nhiều người.

Zinkova đã mô phỏng thời tiết không gian trong đêm khủng khiếp đó. Dựa trên mô hình nghiên cứu của mình, bà tin rằng sự gián đoạn thời tiết không gian đủ mạnh để ngăn thiết bị không dây và la bàn hoạt động bình thường.

Trên tạp chí Weather, Zinkova đã viết rằng "Sự kiện thời tiết không gian quan trọng là dưới dạng một cơn bão địa từ vừa đến mạnh mà bằng chứng quan sát cho thấy đã có tác động ở Bắc Đại Tây Dương vào thời điểm xảy ra thảm kịch”.

Nhà nghiên cứu người Mỹ tin rằng thời tiết không gian bất thường đã góp phần khiến Titanic bị chìm, một con tàu được cho là không thể chìm. Tuy nhiên, trớ trêu là cực quang lại có thể đã giúp ích cho các nỗ lực cứu hộ.