1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

7 viễn cảnh khủng khiếp có thể xảy ra với Trái Đất

(Dân trí) - Sở dĩ cuộc sống duy trì được trên hành tinh của chúng ta là bởi một sự cân bằng và cấu trúc logic không thể bị phá vỡ. Tuy nhiên nếu vào một ngày "xấu trời" nào đó, các quy tắc cân bằng này bị phá vỡ, Trái Đất của chúng ta có thể đứng trước nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể ngồi bình yên trên ghế sofa, thưởng thức một tách coffee , rồi đi bộ trên phố, nhưng lại không hề biết rằng sự tồn tại của chúng ta trên Trái Đất thực ra là một phép lạ. Các nhà khoa học cho biết sở dĩ cuộc sống duy trì được trên hành tinh của chúng ta là bởi một sự cân bằng và cấu trúc logic không thể bị phá vỡ bao gồm bầu khí quyển, khoảng cách tới mặt trời, mặt trăng, và vô số yếu tố khác.

Nếu như có một mối liên kết bị phá vỡ hoặc bị thay đổi lệch đi so với tiêu chuẩn, lập tức "hiệu ứng Domino" sẽ xảy ra và Trái Đất sẽ đón nhận một kết cục mà không ai mong muốn.

1. Lõi của Trái Đất có thể nguội lạnh

Trái đất được bao quanh bởi một lớp lá chắn bảo vệ bằng từ trường, được gọi là magnetosphere (tạm dịch là bão từ)
Trái đất được bao quanh bởi một lớp lá chắn bảo vệ bằng từ trường, được gọi là magnetosphere (tạm dịch là bão từ)

Các từ trường được tạo ra bởi chuyển động quay tròn của Trái Đất, dần tạo nên những lớp sắt và nickel lỏng xung quanh một trục, hình thành một cấu trúc như nhà máy phát điện từ trường
Các từ trường được tạo ra bởi chuyển động quay tròn của Trái Đất, dần tạo nên những lớp sắt và nickel lỏng xung quanh một trục, hình thành một cấu trúc như nhà máy phát điện từ trường

Lớp từ trường này làm lệch đi quỹ đạo của các hạt năng lượng bắt nguồn từ mặt trời, đồng thời thay đổi kích thước và hình dạng của nó khi tiếp xúc
Lớp từ trường này làm lệch đi quỹ đạo của các hạt năng lượng bắt nguồn từ mặt trời, đồng thời thay đổi kích thước và hình dạng của nó khi tiếp xúc

Nếu như phần lõi của Trái Đất nguội lạnh, chúng ta sẽ mất đi lớp từ trường này - khiến cho Trái Đất bị phơi bày trước các tia bão từ Mặt Trời và chúng sẽ chẳng mất nhiều thời gian để thổi bay bầu khí quyển khỏi Trái Đất.
Nếu như phần lõi của Trái Đất nguội lạnh, chúng ta sẽ mất đi lớp từ trường này - khiến cho Trái Đất bị "phơi bày" trước các tia bão từ Mặt Trời và chúng sẽ chẳng mất nhiều thời gian để thổi bay bầu khí quyển khỏi Trái Đất.

Sao Hỏa đã từng là hành tinh có nước và bầu khí quyển dày trong hàng tỉ năm trước đây, nhưng cũng lãnh chịu hậu quả tương tự, và giờ đây trở thành một vùng đất chết như chúng ta vẫn biết.
Sao Hỏa đã từng là hành tinh có nước và bầu khí quyển dày trong hàng tỉ năm trước đây, nhưng cũng lãnh chịu hậu quả tương tự, và giờ đây trở thành một vùng đất chết như chúng ta vẫn biết.

Ảnh chụp trên Sao Hỏa từ vệ tinh.
Ảnh chụp trên Sao Hỏa từ vệ tinh.

2. Mặt Trời có thể tiêu biến, hoặc mở rộng hơn

Mặt Trời có lẽ chính là phần quan trọng nhất dẫn đến sự tồn tại mong manh của Trái Đất và loài người chúng ta trong suốt chặng đường phát triển
Mặt Trời có lẽ chính là phần quan trọng nhất dẫn đến sự tồn tại mong manh của Trái Đất và loài người chúng ta trong suốt chặng đường phát triển

Thế nhưng về cơ bản thì mặt trời vẫn là một ngôi sao, mà ngôi sao thì hoàn toàn có thể lụi tàn
Thế nhưng về cơ bản thì mặt trời vẫn là một ngôi sao, mà ngôi sao thì hoàn toàn có thể lụi tàn

Hiện nay, mặt trời đang ở thời kỳ sung mãn khi hoạt động như một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, chuyển đổi hydro thành heli thông qua các phản ứng tổng hợp, đồng thời sản sinh ra nhiệt và ánh sáng: những thứ quan trọng nhất cho sự sống nếu muốn tồn tại
Hiện nay, mặt trời đang ở thời kỳ sung mãn khi hoạt động như một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, chuyển đổi hydro thành heli thông qua các phản ứng tổng hợp, đồng thời sản sinh ra nhiệt và ánh sáng: những thứ quan trọng nhất cho sự sống nếu muốn tồn tại

Tuy nhiên điều này sẽ không diễn ra mãi mãi. Hàng tỉ năm sau, khi mặt trời sử dụng hết lượng hydro trên bề mặt, quá trình sản sinh heli sẽ chấm dứt và nó có thể sẽ trở thành một ngôi sao chết
Tuy nhiên điều này sẽ không diễn ra mãi mãi. Hàng tỉ năm sau, khi mặt trời sử dụng hết lượng hydro trên bề mặt, quá trình sản sinh heli sẽ chấm dứt và nó có thể sẽ trở thành một "ngôi sao chết"

Tệ hơn, chuỗi phản ứng có thể bị đảo chiều dẫn tới các bề mặt của Mặt Trời tan vỡ vào không trung, tạo nên các thiên thạch khổng lồ, hoặc chúng sẽ hút Trái Đất lại gần bề mặt Mặt Trời khi nó vẫn chưa lụi tàn. Kết cục ra sao thì chúng ta ai cũng đã biết.
Tệ hơn, chuỗi phản ứng có thể bị đảo chiều dẫn tới các bề mặt của Mặt Trời tan vỡ vào không trung, tạo nên các thiên thạch khổng lồ, hoặc chúng sẽ hút Trái Đất lại gần bề mặt Mặt Trời khi nó vẫn chưa lụi tàn. Kết cục ra sao thì chúng ta ai cũng đã biết.

Không nằm ngoài dự đoán, các chuỗi phản ứng đảo chiều diễn ra trên bề mặt Mặt Trời có thể sẽ đẩy Trái Đất ra khỏi quỹ đạo gốc, khiến bề mặt hành tinh của chúng ta nguội lạnh và nhanh chóng trở thành một hành tinh chết.
Không nằm ngoài dự đoán, các chuỗi phản ứng đảo chiều diễn ra trên bề mặt Mặt Trời có thể sẽ đẩy Trái Đất ra khỏi quỹ đạo gốc, khiến bề mặt hành tinh của chúng ta nguội lạnh và nhanh chóng trở thành một hành tinh chết.

7 viễn cảnh khủng khiếp có thể xảy ra với Trái Đất - 13

3. Trái Đất có thể bị va chạm bởi một hành tinh khác

Ngay cả khi Trái Đất chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sự thay đổi của hệ Mặt Trời, thì một tiểu hành tinh nào đó có thể làm điều này trước chúng ta. Khác với các thiên thạch vô định, thì các tiểu hành tinh thường vẫn có quỹ đạo riêng của nó và xoay quanh Mặt Trời
Ngay cả khi Trái Đất chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sự thay đổi của hệ Mặt Trời, thì một tiểu hành tinh nào đó có thể làm điều này trước chúng ta. Khác với các thiên thạch vô định, thì các tiểu hành tinh thường vẫn có quỹ đạo riêng của nó và xoay quanh Mặt Trời

Dựa theo các mô phỏng dải ngân hà hiện nay, số lượng các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể lên tới con số 100.000
Dựa theo các mô phỏng dải ngân hà hiện nay, số lượng các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể lên tới con số 100.000

Điều đáng lo ngại là một tiểu hành tinh có thể bị đi lệch khỏi quỹ đạo của nó dưới sự thay đổi của hệ Mặt Trời, và gây ra mối đe dọa lớn cho các hành tinh còn lại.
Điều đáng lo ngại là một tiểu hành tinh có thể bị đi lệch khỏi quỹ đạo của nó dưới sự thay đổi của hệ Mặt Trời, và gây ra mối đe dọa lớn cho các hành tinh còn lại.

Một tiểu hành tinh như vậy có thể đâm vào bề mặt và phá hủy hoàn toàn Trái Đất của chúng ta
Một tiểu hành tinh như vậy có thể đâm vào bề mặt và phá hủy hoàn toàn Trái Đất của chúng ta

Đây không phải là một nhận định không có cơ sở. Đến nay người ta vẫn tin rằng Mặt Trăng đã được hình thành do một vụ va chạm dữ dội của một hành tinh có tên Theia với bề mặt Trái Đất khoảng 4,5 tỷ năm trước. Trái Đất khi ấy có lẽ có kích thước và khối lượng tương đương với Sao Hỏa.
Đây không phải là một nhận định không có cơ sở. Đến nay người ta vẫn tin rằng Mặt Trăng đã được hình thành do một vụ va chạm dữ dội của một hành tinh có tên Theia với bề mặt Trái Đất khoảng 4,5 tỷ năm trước. Trái Đất khi ấy có lẽ có kích thước và khối lượng tương đương với Sao Hỏa.

4. Tiểu hành tinh có thể bắn phá Trái Đất

Thiên thạch là tác nhân được cho rằng đã gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long, có thể một lần nữa công kích Trái Đất
Thiên thạch là tác nhân được cho rằng đã gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long, có thể một lần nữa công kích Trái Đất

Bản thân các nhà khoa học cũng tin rằng Trái Đất từng hứng chịu nhiều trận công kích bởi thiên thạch hàng trăm triệu năm trước khi định hình như hiện nay
Bản thân các nhà khoa học cũng tin rằng Trái Đất từng hứng chịu nhiều trận công kích bởi thiên thạch hàng trăm triệu năm trước khi định hình như hiện nay

Dấu vết của các vụ va chạm ngày nay là các đại dương rộng lớn
Dấu vết của các vụ va chạm ngày nay là các đại dương rộng lớn

Chính nhờ sự xuất hiện của đại dương, các sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện và đặt nền móng cho sự sống trên Trái Đất
Chính nhờ sự xuất hiện của đại dương, các sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện và đặt nền móng cho sự sống trên Trái Đất

7 viễn cảnh khủng khiếp có thể xảy ra với Trái Đất - 23

5. Trái Đất có thể đâm xuyên qua lỗ đen vũ trụ

Hố đen (hay còn gọi là lỗ đen hay hốc đen) là một trong bí ẩn lớn nhất của vũ trụ mà cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời
Hố đen (hay còn gọi là lỗ đen hay hốc đen) là một trong bí ẩn lớn nhất của vũ trụ mà cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời

Hố đen vũ trụ được định nghĩa là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng có thể thoát ra khỏi bề mặt của nó
Hố đen vũ trụ được định nghĩa là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng có thể thoát ra khỏi bề mặt của nó

Các nhà khoa học tin rằng hố đen hút tất cả thứ gì chẳng may tới gần chúng, và khó có thể hình dung được nếu Trái Đất, thậm chí là cả hệ Mặt Trời của chúng ta bị nuốt chửng bởi một hố đen khổng lồ nào đó
Các nhà khoa học tin rằng hố đen hút tất cả thứ gì "chẳng may" tới gần chúng, và khó có thể hình dung được nếu Trái Đất, thậm chí là cả hệ Mặt Trời của chúng ta bị "nuốt chửng" bởi một hố đen khổng lồ nào đó

Nếu như ánh sáng cũng không thể thoát khỏi hố đen vũ trụ, thì Trái Đất chắc chắn là không thể. Tuy nhiên, có 2 giả thuyết về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi một vật thể đâm xuyên qua hố đen. Giá thuyết thứ nhất đó là nó sẽ bị nghiền nát thành các hạt bụi vũ trụ và khiến cho hố đen ngày một lớn hơn. Ở giả thuyết thứ 2, vật thể sẽ bị đưa sang một chiều không gian khác, và hố đen ở đây chỉ là một dạng cổng dịch chuyển (portal)
Nếu như ánh sáng cũng không thể thoát khỏi hố đen vũ trụ, thì Trái Đất chắc chắn là không thể. Tuy nhiên, có 2 giả thuyết về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi một vật thể đâm xuyên qua hố đen. Giá thuyết thứ nhất đó là nó sẽ bị nghiền nát thành các hạt bụi vũ trụ và khiến cho hố đen ngày một lớn hơn. Ở giả thuyết thứ 2, vật thể sẽ bị đưa sang một chiều không gian khác, và hố đen ở đây chỉ là một dạng cổng dịch chuyển (portal)

Tuy nhiên việc Trái Đất gặp phải một hố đen vẫn sẽ là một tình huống xấu mà các nhà kha học sẽ tìm cách né tránh. Ngay cả khi hố đen đi lướt qua bề mặt hành tinh chúng ta, các làn sóng của nó cũng đủ mạnh để gây ra sóng thần, động đất, hoặc phá vỡ bầu khí quyển của Trái Đất.
Tuy nhiên việc Trái Đất gặp phải một hố đen vẫn sẽ là một tình huống xấu mà các nhà kha học sẽ tìm cách né tránh. Ngay cả khi hố đen đi lướt qua bề mặt hành tinh chúng ta, các làn sóng của nó cũng đủ mạnh để gây ra sóng thần, động đất, hoặc phá vỡ bầu khí quyển của Trái Đất.

7 viễn cảnh khủng khiếp có thể xảy ra với Trái Đất - 29

6. Trái Đất có thể bị tan biến sau một vụ nổ tia gamma

Vụ nổ tia gamma (hay còn gọi là GRB) là một trong những hiện tượng kỳ thú và dữ dội nhất trong vũ trụ. Nó được giải thích ngắn ngọn là những vụ nổ của bức xạ điện từ có tần số cao.
Vụ nổ tia gamma (hay còn gọi là GRB) là một trong những hiện tượng kỳ thú và dữ dội nhất trong vũ trụ. Nó được giải thích ngắn ngọn là những vụ nổ của bức xạ điện từ có tần số cao.

Hầu như sẽ không còn gì sót lại sau một vụ nổ tia gamma ngoài cái chết. Một vụ nổ ngắn của chùm gamma cũng đủ tạo ra mức năng lượng và công phá lớn hơn nhiều lần so với những gì mà Mặt Trời sản sinh ra trong suốt phần đời của nó.
Hầu như sẽ không còn gì sót lại sau một vụ nổ tia gamma ngoài cái chết. Một vụ nổ ngắn của chùm gamma cũng đủ tạo ra mức năng lượng và công phá lớn hơn nhiều lần so với những gì mà Mặt Trời sản sinh ra trong suốt phần đời của nó.

Nếu hướng vào Trái Đất, vụ nổ tia gamma chắc chắn sẽ phá hủy tần ozone, khiến Trái Đất tràn ngập trong tia cực tím (UV) và làm bề mặt toàn cầu lạnh lên nhanh chóng
Nếu hướng vào Trái Đất, vụ nổ tia gamma chắc chắn sẽ phá hủy tần ozone, khiến Trái Đất tràn ngập trong tia cực tím (UV) và làm bề mặt toàn cầu lạnh lên nhanh chóng

Trên thực tế, các nhà khoa học xác định được rằng đã có một vụ nổ tia gamma hướng về Trái Đất và có thể là tác nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt trong khoảng 440 triệu năm trước
Trên thực tế, các nhà khoa học xác định được rằng đã có một vụ nổ tia gamma hướng về Trái Đất và có thể là tác nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt trong khoảng 440 triệu năm trước

7 viễn cảnh khủng khiếp có thể xảy ra với Trái Đất - 34

7. "Vụ xé lớn" Big Rip có thể nghiền nát Trái Đất

Đối lập với thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) tạo nên Trái Đất và hệ Mặt Trời, thì thuyết Vụ Xé Lớn (Big Rip) lại có thể đánh dấu sự diệt vong của toàn bộ dải ngân hà
Đối lập với thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) tạo nên Trái Đất và hệ Mặt Trời, thì thuyết Vụ Xé Lớn (Big Rip) lại có thể đánh dấu sự diệt vong của toàn bộ dải ngân hà

Big Rip nguyên bản là một giả thuyết về số phận cuối cùng của vũ trụ, trong đó các thành phần của vũ trụ, từ các ngôi sao, các hành tinh và các hạt nhân của nó sẽ dần dần bị xé nát bởi sự mở rộng của vũ trụ tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Hoặc cả vũ trụ sẽ bị chìm trong tia phóng xạ
Big Rip nguyên bản là một giả thuyết về số phận cuối cùng của vũ trụ, trong đó các thành phần của vũ trụ, từ các ngôi sao, các hành tinh và các hạt nhân của nó sẽ dần dần bị xé nát bởi sự mở rộng của vũ trụ tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Hoặc cả vũ trụ sẽ bị chìm trong tia phóng xạ

Vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng cũng không thiếu đi những yếu tố bí ẩn, thậm chí là đầy chết chóc.
Vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng cũng không thiếu đi những yếu tố bí ẩn, thậm chí là đầy chết chóc.

Nguyễn Nguyễn

Theo Sciencealert