Xã Điêu Lương: Học sinh tự học nhờ tiếng trống khuyến học
(Dân trí) - 19 giờ hàng ngày, trên hệ thống Đài truyền thanh xã Điêu Lương (Cẩm Khê) lại vang lên tiếng trống thông báo đã đến giờ học tập.
“Thưa quý vị và các bạn, mời quý vị và các bạn nghe thông báo của Hội Khuyến học xã Điêu Lươnŧ. Hiện nay đã đến giờ phát động phong trào "Tiếng trống học tập". Vậy Hội Khuyến học xã Điêu Lương yêu cầu các hộ gia đình hãy vặn nhỏ máy thu thanh để các em ngồi vào bàn học tập. Sau đây tiếng trống học tập được bắt đầu”… Tùng… tùng… tùng…
Ông Hà Văn Lam- Bí thư Đảng ủy và ông Lê Văn Minh- Chủ tịch Hội Khuyến học, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đã thành nền nếp, từ thời điểm này, các cháu học sinh tự giác ngồi vào bàn học bài nghiêm túc. Cha mẹ không còn phải nhắc nhở nữa. Các gũa đình vặn nhỏ phương tiện nghe nhìn, hộ có máy xay xát, máy cày, máy cưa xẻ... ngừng hoạt động để các em yên tĩnh học bài. Từ khi có tiếng trống học tập, phong trào học tập ở Điêu Lương ngày càng khởi sắc…
Tiếng trống khuyến học tại Nhà văn hóa khu Ŗõi 1 lúc 19h hàng ngày.
Hiệu quả vượt bậc
Phong trào“Tiếng trống học tập” được Hội khuyến học, Đảng ủy- UBND xã Điêu Lương phát động từ ngày 5- 9- 2010. Xuất phát từ tŨực trạng một số học sinh lơ là việc học, buổi tối tụ tập kéo nhau lên đường chơi, một số gia đình cũng chưa thực sự quan tâm đến việc tự học của các em, Hội khuyến học xã đã đề xuất, cứ 7 giờ tối hằng ngày sẽ có hiệu lệnh nhắc nhở học sinh học tập là 3Ġhồi trống- gọi là Tiếng trống khuyến học.
Để thực hiện được ý tưởng này, các cán bộ và Hội khuyến học xã, tổ chức đoàn thể đã đến trường mầm non, tiểu học, THCS đềĠnghị giáo viên nhắc nhở học sinh học bài sau khi nghe tiếng trống khuyến học và huy động đội ngũ giáo viên trên địa bàn xã vào cuộc. Giáo viên được phân công theo từng xóm phối hợp với các chi hội khuyến học, hội phụ huynh học sinh đến từng nhà Ŵheo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học của các em. Đồng thời, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào, vận động cán bộ, hội viên, các bậc phụ huynh quan tâm, hiểu, giám sát việc học tập.
Sau tiếng trốngĠhọc bài, em nào không tự giác ngồi vào bàn học sẽ bị nhắc nhở, hộ gia đình nào không giảm thiểu tiếng ồn làm ảnh hưởng đến việc học của các em sẽ bị phê bình vào những lần sinh hoạt khu dân cư. Nội dung phong trào tiếng trống khuyến học được lồng ghép, gắn với các tiêu chí của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”, “Xóa đói giảm nghèo”; tổ chức ký cam kết thực hiện phong trào với các dòng họ, hộ gia đình, thôn, xóm và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là các em học sinh.
Em Nguyễn Thị Thủy, lớp 9A, trường THCS Điêu Lương chia sẻ: “Tiếng trống học tập của xã đã giúp em có thói quen ngồi vào bàn học đúngĠgiờ. Mọi người đều tạo điều kiện cho em học bài tốt. Tiếng trống học tập đã được học sinh toàn xã đồng tình hưởng ứng, tạo nên khí thế học tập sôi nổi, trở thành động lực để chúng em vươn lên học tốt hơn...”. Còn hai chị em Nguyễn Thị Thùy Dương- lớpĠ6A, Nguyễn Ngọc Chi- lớp 8B, trường THCS Điêu Lương nói: “Cháu mong muốn học thật giỏi, đỗ vào trường chuyên ở Việt Trì… Cháu thường học từ 7h tối đến 10- 11h”.
Chị Nguyễn Lê Anh, ở khu 3, xóm Tân Lập cho biết: “Vợ chồng tôi đều là giáo viênĠtiểu học, THCS. Nhà tôi có 3 cháu (gái đầu học lớp 6, 2 cháu sinh đôi học lớp 3) cộng với 2 cháu con em chú (học lớp 8 và lớp 3), cứ đúng 7h tối là gia đình vặn nhỏ ti vi, các cháu ngồi vào bàn học. Thường thì tiếng trống khuyến học khuyến khích các chǡu học từ 19h đến 21h nhưng có nhiều cháu học khuya hơn nhiều…”.
Anh Vũ Đình Thọ, ở khu 5, xóm Làng cho biết: “Nhà tôi làm nông nghiệp, có 5 cháu gái. Từ khi có tiếng trống khuyến học, gia đình tạo điều kiện bằng mọi khả năng để các cháu yên Ŵâm học tập. Cả 5 cháu nhiều năm liền đều là học sinh giỏi. Cháu út đang học lớp 9, năm học vừa qua đạt giải ba môn Vật lý của tỉnh… Riêng khu 5, tính đến thời điểm này đã có 16 cháu đỗ ĐH, CĐ. Các anh về Điêu Lương, sau 19h, rất khó bắt gặp các cháu ở độ tuổi học sinh chơi ngoài đường. Bởi vào giờ ấy, các cháu đang học bài. Do đó tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội ở Điêu Lương hầu như rất ít”.
Cứ đều đặn vào 7 giờ tối hàng ngày, sau 3 tiếng trống vang lên từ UBND xã, tại 1Ĵ nhà văn hóa khu dân cư cũng đồng loạt gióng lên những tiếng trống khuyến học. Tiếng trống vang đến từng nhà, khơi dậy tinh thần học tập của mỗi học sinh.
Sau khi nhận được tín hiệu, các gia đình đều điều chỉnh giảŭ âm thanh của phương tiện nghe nhìn, các cháu học sinh cũng tự giác nhanh chóng về vị trí học tập. Nhờ có “Tiếng trống khuyến học”, việc học tập của học sinh ở 14 khu dân cư xã Điêu Lương đã có sự tiến bộ vưᷣt bậc. Bắt đầu từ Điêu Lương, đến nay tiếng trống khuyến học đã được nhân rộng khắp các xã, thị trấn, lan sang các địa phương khác trong tỉnh.
Hội Khuyến học tỉnŨ đã tổng kết và nhân rộng cách làm hay này ra nhiều địa phương. Hiện phong trào khuyến học của xã Điêu Lương đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, toàn xã có 33 chi hội khuyến học, trong đó 14 chi hội khu dân cư, 3 chi hội trường học, 16 cŨi hội dòng họ hiếu học với hàng nghìn hội viên. Đặc biệt, cả xã không có học sinh nào bỏ học giữa chừng.
Trong những năm học vừa qua, nhờ thực hiện tốt tiếng trống khuyến học nên thành tích học tập của các em học sinh ở xãcónhiềuĠkhởi sắc: Năm học 2010- 2011, toàn xãcó25 em đậu vào các trường ĐH, CĐ. Năm học 2011- 2012, đã có gần 40 em nhận giấy báo đỗ các trường ĐH, CĐ (đến thời điểm này); tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, học sinh tiên tiến tăng năm sau cao hơn năm trướcĮ T
rong xã, nhiều gia đình khắc phục khó khăn cố gắng lo cho con học hành đến nơi đến chốn, tiêu biểu như gia đình ông Phùng Gia Huệ, ở khu 3, xóm Tân Lập có 2 Phó GS- TS; ông Trần Văn Tấn, ở khu 1, xóm Cự Minh có 3 con học đại học; cùng hàng cŨục gia đình có 2 con đang học đại học… Theo thống kê sơ bộ, hiện toàn xã có 2 Phó GS- TS, 12 Tiến sỹ, rất nhiều Thạc sỹ, cử nhân…
Để tiếng trống khuyến học vang xa
Ông Phùng Hữu Nghị- Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê cho biết: Từ khi thành lập Hội Khuyến học huyện năm 2001 đến nay, Huyện ủy- UBND huyện đã ban hành 3 Chỉ thị, 2 Thông tri, hàng năm đều có kết luận cụ thể về thực hiện “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn huyện.
Đồng thời phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Huyện ủy viên tham gia chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Hội khuyến học... Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều cơ sở hội, cơ quan trường h᷍c, dòng họ làm tốt công tác khuyến học, xây dựng quỹ khuyến học, thực sự đưa hoạt động Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt hiệu quả cao, điển hình như ở các xã Sai Nga, Cát Trù, Phương Xá, Đồng Lương, Điêu Lương, thị trấn Sông Thao…
Đặc biệt, phong trào “Tiếng trống học tập” ở xã Điêu Lương đã mang lại hiệu quả vượt bậc, vang xa và lan rộng sang các địa phương khác trong tỉnh học tập làm theo. Đến nay, việc tự học của các cháu đã đi vào nền nếp, phát huy được truyền thống Ũiếu học lâu đời của nhân dân, mang lại ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Cần tiếp tục nhân rộng mô hình này cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới…”.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Hội Khuyến h᷍c tỉnh cho biết: Để nâng cao chất lượng, đưa tiếng trống khuyến học vang xa cần tiếp tục đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa ba nhà (gia đình, nhà trường và xã hội)- đây Ŭà biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi nhằm nắm bắt và tổ chức tháo gỡ những khó khăn trong các gia đình học sinh; vận động hội cựu giǡo chức trực tiếp tham gia kèm cặp học sinh; vận động lập quỹ và kịp thời trao thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt, các cháu học sinh nghèo hiếu học. Phong trào khuyến học, khuyến tài đã nhận được sự hưởng ứng tích cực ţủa các gia đình, dòng họ… Hội và các chi hội sẽ tiếp tục tạo điều kiện, có những phần thưởng động viên để các cháu học tập ngày càng tốt hơn.
Cuộc sống của người dânĐiêu Lương dùcòn nhiều khó khăn, vất vảnhưng vᷛi tinh thần vượt khóvươn lên, với truyền thống hiếu học lâuđời, con em Điêu Lươngđang dần vươn lên bằng con đường học hành, xây dựng quêhương giàu mạnh, ấm no.
Ngọc Lam