WB: Giáo dục ĐH Việt Nam không chú trọng vào chất lượng

(Dân trí) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về giáo dục ĐH Việt Nam. Theo đó, giáo dục ĐH Việt Nam còn rất nhiều thách thức và hạn chế về số lượng và chất lượng.

Sinh viên yếu kém trong giao tiếp tiếng Anh

WB khẳng định: Giáo dục đại học (GDĐH) có thể coi là chìa khóa then chốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, những hạn chế số lượng và chất lượng vẫn phổ biến trong lĩnh vực GDĐH.

Trong khi tiếp cận GDĐH đã đang phát triển nhanh chóng tại VN trong thập niên qua thì việc cải thiện kỹ năng mềm vẫn còn nhiều thách thức. Nguồn cung sinh viên có trình độ ĐH, với tỉ lệ nhập học thấp hơn 20%, vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Hiện chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Người sử dụng lao động Việt Nam nhận thấy những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc của một sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
 
WB: Giáo dục ĐH Việt Nam không chú trọng vào chất lượng  - 1
Các trường đại học VN hiện có tỷ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên.

Giáo viên quá tải

Bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra cho các nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống GDĐH Việt Nam không chú trọng vào nghiên cứu về chất lượng đầy đủ. Thậm chí có rất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ. Ví dụ, theo các cuộc khảo sát gần đây, có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường ĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Không tới 20% giảng viên của các trường ĐH ở Việt Nam có trình độ Tiến sĩ, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu.

Đây cũng là kết quả của cường độ công việc quá tải mà những giáo viên hiện tại đang thực hiện do tỉ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên. Rõ ràng chỉ là việc đào tạo kỹ năng mềm, nhưng các trường ĐH Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ đổi mới thông qua nghiên cứu và công nghệ.

Bản báo cáo của WB cũng chỉ ra 5 yếu tố không liên kết như: GDĐH không tạo ra được những kết quả như mong đợi vì các trường đã tách rời khỏi những nhân tố cốt lõi khác của ngành GDĐH. Tại Việt Nam, việc không liên kết hiện tại là giữa các cơ sở GDĐH với các công ty trong vấn đề đào tạo kỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu; giữa các cơ sở GDĐH và các viện nghiên cứu; giữa các cơ sở GDĐH với nhau; và giữa cơ sở GDĐH và và các cơ sở GD dự bị. Mức độ không liên kết khác nhau nhưng trong mọi trường hợp, chính sách công - với trọng tâm là vấn đề tài chính và quản trị - đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng vấn đề.
 

WB cho rằng, đối với Việt Nam, để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên cho 3 vấn đề hiển nhiên sau cho ngành GDĐH: Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng đại học tốt hơn và mang tính toàn diện hơn; Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất); Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường đại học.

Hồng Hạnh