Tư vấn tuyển sinh 2009:
Trượt tốt nghiệp 3 lần, có được thi lại?
(Dân trí) - Thắc mắc về thi khối D đối với kì thi ĐH và CĐ? Thủ tục để được xét tuyển NV1 vào trường (hoặc ngành) không tổ chức thi? Thắc mắc về thi lại ĐH? Thi trượt tốt nghiệp 3 năm thì có được đăng ký dự thi lại? Liệu em có khả năng trúng tuyển?...
Hỏi: Em dự định thi vào Đại học kinh doanh công nghệ và Cao đẳng du lịch ngành quản trị kinh doanh, em thi khối D có thể ĐKDT vào cả 2 trường này không?(v_tjlldje_c@yahoo.com)
*Trả lời:
Về nguyên tắc thì đợt thi CĐ và đợt thi ĐH tổ chức ở hai thời điểm khác nhau nên em hoàn toàn có thể thực hiện được điều này.
Tuy nhiên, do trường CĐ Du lịch Hà Nội không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển từ kết quả thi ĐH nên em bắt buộc phải đăng ký dự thi nhờ vào một trường ĐH nào đó.
Chính vì vậy em không thể đăng ký NV1 vào cả hai trường. Vì nếu em chọn NV1 là trường CĐ Du lịch thì em bắt buộc phải dự thi nhờ ở một trường ĐH có tổ chức thi khối D do đó sẽ trùng với trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN.
Em hoàn toàn có thể đăng ký NV2, NV3 vào trường nếu trượt NV1. Trên thực tế thì vài năm trở lại đây trường CĐ Du lịch HN luôn xét tuyển NV2 (thậm chí cả NV3).
Em đang có nguyện vọng thi vào ngành Tiếng anh Tài chính Ngân hàng của trường HV Ngân hàng. Nhưng em nghe nói với ngành này trường chỉ xét tuyển có đúng không? Và nếu đúng em phải tham gia xét tuyển như thế nào?(loannguyen1912@gmail.com)
Theo Ban tư vấn được biết thì năm 2009 trường HV Ngân hàng vẫn không thi tuyển khối D (chuyên ngành Tiếng anh Tài chính Ngân hàng) mà chỉ xét tuyển.
Mặc dù trường không thi tuyển nhưng em hoàn toàn có thể đăng ký NV1 vào ngành này bằng hình thức đăng ký dự thi nhờ.
Để làm được điều này em sử dụng đồng thời cả mục 2 và 3 trong hồ sơ ĐKDT. Trong đó:
Mục 2: Em ghi tên trường muốn đăng ký dự thi nhờ, mã trường, khối thi, bỏ trống mã ngành.
Mục 3: Em ghi tên trường là HV Ngân Hàng; Mã trường NHH; Khối thi D1: mã ngành 751.
Với hình thức này thì sau khi có chấm thi, kết quả sẽ được chuyển về trường HV Ngân hàng để cho em tham gia xét tuyển NV1 vào ngành Tiếng anh Tài chính Ngân hàng.
Em lưu ý: Trường ở mục 2 em ghi chỉ có trách nhiệm tổ chức và chấm thi. Em không được phép tham gia xét tuyển NV1 vào trường này, nếu thừa điểm vào một chuyên ngành nào đó của trường thì em cũng không thuộc diện trúng tuyển.
Năm ngoái em tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học và đã trúng tuyển vào trường ĐH Thương mại HN. Năm nay em muốn thi lại vào trường ĐH Ngoại Thương HN có được không? Em thấy trong phiếu đăng ký dự tuyển năm 2008 có phần phải xin xác nhận của hiệu trưởng hoặc chính quyền địa phương. Vậy em có phải xin xác nhận của hiệu trưởng trường ĐH Thương mại không? Nếu không em xin dấu tại địa phương mình đang trọ hay ở quê của em? Và nếu xin xác nhận của trường thì có phải nộp những khoản phí nào không?(anhchangcodon_pt2009@yahoo.com)
Như Ban tư vấn đã trả lời nhiều lần, sinh viên đang theo học ở một trường nào đó muốn thi lại ĐH phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Nếu cố tình đi thi mà sau này trúng tuyển thì trường em đang theo học hoàn toàn có thể can thiệp để em không thể nhập học ở trường mới và có thể đưa ra các hình thức kỹ luật.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường đều tạo điều kiện cho sinh viên tìm được ngành nghề phù hợp. Do đó em nên chủ động xin phép Ban giám hiệu nhà trường. Nếu nhà trường đồng ý thì em có thể xin dấu xác nhận của trường hoặc địa phương (nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú).
Việc quy định có mất phí hay không còn phụ thuộc vào từng trường. Để có thông tin chính xác nhất em nên liên hệ với Phòng đào tạo nhé.
Hiện nay em đang là SV năm thứ nhất của ĐHSPHN, nhưng em có nguyện vọng thị lại ĐH vào năm nay. Em dự kiến thi vào ngành Tài chính - Ngân hàng của ĐH Hà Nội. Em xin hỏi việc bảo lưu 1 năm tại trường ĐHSP và việc đăng kí dự thi ĐH của thí sinh tự do có gì cần làm? Và ý định của em thi vào ĐH Hà Nội liệu có khả dĩ không? (Năm ngoái em thi ĐH khối A được 21,5 điểm, không được hưởng ưu tiên gì). (thanhvip1407@yahoo.com)
Trước hết em cần lưu ý điều này: không phải sinh viên muốn bảo lưu kết quả cũng được cả. Tuy vào trường hợp cụ thể mà nhà trường quyết định cho em được phép bảo lưu hay không.
Thông thường những sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn, có giấy gọi nhập ngũ, bị ốm đau không thể học tiếp…thì nhà trường sẽ tạo điều kiện cho sinh viên bảo lưu kết quả.
Khi em đã được bảo lưu kết quả mà muốn thi lại ĐH thì có thể coi mình là một thí sinh tự do để ĐKDT. (Làm hồ sơ ĐKDT bình thường như các thí sinh tự do khác và xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương)
Việc em thi lại có khả dĩ hay không còn phụ thuộc vào cả quá trình ôn tập của em. Theo Ban tư vấn thì nếu em không đầu tư thời gian nhiều thì khả năng thi lại trúng tuyển là rất khó vì năm nay đề thi theo chương trình sách giáo khoa mới.
Theo quy định về thi tốt nghiệp thì chỉ có những thí sinh Bổ túc THPT trượt tốt nghiệp thì mới được bảo lưu kết quả thi ở năm kế tiếp. Còn đối với thí sinh THPT thì không được phép bảo lưu.
Thí sinh THPT bắt buộc phải đăng ký thi lại cả 6 môn thi do Bộ GD-ĐT quy định.
Để ĐKDT lại em nên bảo em gái của mình liên hệ trực tiếp với trường THPT mà mình theo học trước đó để được hướng dẫn chi tiết. Thời gian tối đã để ĐKDT lại phải trước ngày thi 45 ngày.
Tôi thi sinh tự do, thi tốt nghiệp bổ túc THPT 3 năm liền đều trượt, vậy năm nay tôi phải làm sao? Có được đăng ký dự thi bình thường như các năm trước không?(ntttrang6@gmail.com)
Bạn hoàn toàn được phép đăng ký dự thi lại. Theo quy định thì không giới hạn độ tuổi để đăng ký dự thi đối với hệ bổ túc THPT. Quy trình đăng ký thi lại bạn thực hiện như các năm trước đây.
Việc ĐKDT đại học năm 2009 không có gì khác so với các năm trước đây. Thí sinh không cần phải nộp bằng tốt nghiệp khi nộp hồ sơ ĐKDT. Thí sinh chỉ phải xuất trình bằng tốt nghiệp THPT (bản chính hoặc bản sao) trong ngày đến dự thi mà thôi.
Đối với đề thi ĐH thì có hai phần: phần chung và phần riêng. Đối với phần chung thì sẽ ra để đảm bảo thí sinh học chương trình cơ bản và chương trình nâng cao đều làm được.
Đối với phần riêng thì thí sinh hoàn toàn được phép chọn một trong hai phần để làm. Nói cách khác, em hoàn toàn được phép chọn chương trình ban cơ bản để làm.
Đề thi sẽ bám sát chương trình SGK nên nếu lượng kiến thức ở trên em nói không có trong chương trình thì chắc chắn sẽ không có trong đề thi tuyển sinh.