Trường dạy nghề trong ngôi chùa cổ
Được xây dựng cách đây khoảng 300 năm với kiến trúc cổng chùa độc đáo giống như một cái hang khổng lồ, chùa Hang của người Khmer, nằm bên quốc lộ 54 thuộc thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, từ lâu đã được người dân trong vùng và khách thập phương biết đến với hiện tượng kỳ lạ là luôn có hàng ngàn chim, cò các loại bay đến làm tổ, sinh sản mỗi mùa nước về.
Không chỉ là nơi tu tịnh của nhiều nhà sư và Phật tử, từ cách đây hơn 10 năm, chùa còn hình thành một trường dạy nghề mộc điêu khắc mỹ nghệ và ngày ngày trong chùa thường vang lên tiếng cưa, tiếng đục đẽo, thoang thoảng mùi sơn gỗ.
Cũng từ đây, hàng ngàn tác phẩm điêu khắc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Khmer đã ra đời, làm đẹp thêm cho những ngôi nhà, hay là món quà độc đáo dành cho lữ khách đường xa ghé qua cổ tự này.
Chúng tôi tìm tới chùa Hang vào một ngày cuối năm nắng nhẹ hiếm hoi. Từ cổng chùa, men theo những hàng cây cổ thụ đặc trưng như thường thấy ở nhiều ngôi chùa Khmer khác ở mảnh đất Trà Vinh này, từ trên các tầng cao vọng xuống tiếng chim chóc ríu rít. Dường như đã rất lâu rồi tôi mới được hòa mình vào không gian rộn rã tiếng chim và tràn ngập màu xanh cây lá như vậy.
Là một trong những thắng cảnh du lịch khá nổi tiếng của mảnh đất phía Nam sông Cổ Chiên, chùa Hang luôn là nơi khách tham quan ưa thích tìm đến để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo có từ lâu đời, mang đầy đủ những tinh hoa văn hóa của người Khmer ở Trà Vinh, qua nhiều thăng trầm của lịch sử.
Tại xưởng mộc ở phía bên trái chính điện, tiếp xúc với chúng tôi, nhà sư trẻ Thạch Phan, cho biết: "Mình xin vào chùa cách đây hai năm nhưng mới bắt đầu học điêu khắc gỗ từ hồi đầu năm nay. Đến nay, nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy Thạch Buôl cùng mấy anh học trước mà tay nghề của mình đã khá hơn rất nhiều.
Mình có thể tự tạo hình những con vật như cá chép, chim bồ câu, cò... Cái mình cần tiếp tục học hiện nay là tạo sự thuần thục và mềm mại cho đôi tay cũng như khả năng nhìn để tạo hình.
Cụ thể, từ một gốc cây có hình thù tự nhiên, mình phải biết chế tác làm sao để cho ra những tác phẩm đẹp, có giá trị. Có gốc cây thích hợp làm con đại bàng, nhưng có gốc chỉ thêm vài cái rễ thì lại thích hợp làm con trâu. Vì thế, việc đánh giá gỗ nguyên liệu và óc thẩm mỹ định hình là rất quan trọng.
Cao hơn nữa, với những nghệ nhân giỏi, từ một gốc cây phải tạo ra được 2, 3 hay thậm chí 5, 6 con thú cạnh nhau một cách sinh động. Có thể phải mất vài năm học nghề với thầy mình mới có khả năng này và khi ấy mình sẽ xin ra khỏi chùa để mở xưởng mỹ nghệ riêng. Đó cũng là ước mơ sống tự lập bằng đôi bàn tay của mình".
Sư cả Thạch Suông kể: "Khoảng năm 2002, tôi có việc bận nên đã nhờ nghệ nhân điêu khắc Thạch Buôl trên Vĩnh Long về chùa để hoàn thành một số bức tượng làm vật dụng trang trí. Nhận thấy có nhiều sư trẻ rất thích nghề điêu khắc gỗ khi xem nghệ nhân Thạch Buôl làm việc, tôi quyết định giữ nghệ nhân ở lại, truyền nghề cho những sư trẻ trong chùa với hy vọng họ có thể làm được những vật trang trí điêu khắc như vậy.
Ban đầu lớp dạy nghề điêu khắc của thầy Thạch Buôl chỉ có 4 người, nhưng ngày càng nhiều sư trẻ tham gia, rồi tiếng lành đồn xa, nhiều thanh niên người Khmer trong vùng có sở thích và đam mê nghề này cũng đến xin học để có nghề mưu sinh.
Khác với chùa của người Kinh, chùa của người Khmer là nơi để những người trẻ vào học tập, rèn luyện và đến khi trưởng thành họ có thể trở lại cuộc sống đời thường.
Vì thế, không có gì lạ khi hơn chục năm qua đã có khoảng 60 người từng "tốt nghiệp" nghề mộc điêu khắc ở ngôi chùa này hoàn tục và tạo ra các sản phẩm độc đáo. Có thể nói, chùa gần như là nơi khởi đầu của nhiều người có lòng đam mê nghệ thuật điêu khắc và muốn trưởng thành từ nghề này.
Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Thạch Buôl cho biết: "Nghề điêu khắc trên gốc cây từ lâu được cho là nghề truyền thống của đồng bào Khmer ở khu vực Trà Vinh. Bản thân tôi cũng là người gốc ở đây nhưng từ bé đã theo cha mẹ lên trên Bình Minh (Vĩnh Long) sinh sống.
Thực ra những tác phẩm điêu khắc này không có gì xa lạ, chỉ là hình ảnh những con vật gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật của đồng bào mà thôi. Đó là những con mèo, con chuột, đại bàng, hổ, báo hay đặc sắc hơn nữa là tứ linh, ngũ long... Chúng tôi cũng thường tạo tác rắn thần Naga, một loài vật có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Khmer".
Những sản phẩm làm ra được trưng bày, bán cho đồng bào quanh vùng và khách du lịch, người phương xa tới thăm viếng chùa. Có thể nói, việc truyền nghề điêu khắc gỗ cho những người Khmer trẻ của nghệ nhân Thạch Buôl là một việc làm đầy ý nghĩa, đó chính là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa của người Khmer.
Nghệ nhân Thạch Buôl cho biết thêm, một người yêu thích nghề điêu khắc và có óc thẩm mỹ tốt, nếu chăm chỉ thì chỉ cần khoảng vài năm là thạo nghề. Ngoài những tác phẩm khách hàng mang gốc gỗ đến để đặt làm theo ý muốn thì đa phần người làm phải tự tìm hiểu và định hình tác phẩm.
Hơn nữa, nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ cũng đòi hỏi sự khéo léo, chăm chỉ. Có những tác phẩm phải làm cả tháng trời mới xong nên nghệ nhân phải có tính kiên nhẫn.
Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, xưởng mộc độc đáo này đã cho ra đời khoảng 1.000 tác phẩm điêu khắc gỗ, được bán ở nhiều tỉnh, thành. Anh Thạch Bôn, một khách hàng ở Trà Vinh, cho biết, anh vừa cất xong ngôi nhà mới, muốn tìm mua một tác phẩm điêu khắc gỗ để trang trí và đã tìm đến chùa Hang vì sản phẩm điêu khắc gỗ ở đây nhìn khá đẹp, bắt mắt mà lại đậm đà bản sắc văn hóa bản địa.
Những con người đang cặm cụi, say mê làm việc trong xưởng điêu khắc độc đáo này bằng đôi tay khéo léo đã làm đẹp cho đời và đó cũng chính là điều tốt đẹp nhất mà ngôi cổ tự này mang đến cho người dân trong vùng.
Cũng từ đây, hàng ngàn tác phẩm điêu khắc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Khmer đã ra đời, làm đẹp thêm cho những ngôi nhà, hay là món quà độc đáo dành cho lữ khách đường xa ghé qua cổ tự này.
Những nhà sư trẻ chăm chỉ học nghề
Nơi khởi đầu của đam mêChúng tôi tìm tới chùa Hang vào một ngày cuối năm nắng nhẹ hiếm hoi. Từ cổng chùa, men theo những hàng cây cổ thụ đặc trưng như thường thấy ở nhiều ngôi chùa Khmer khác ở mảnh đất Trà Vinh này, từ trên các tầng cao vọng xuống tiếng chim chóc ríu rít. Dường như đã rất lâu rồi tôi mới được hòa mình vào không gian rộn rã tiếng chim và tràn ngập màu xanh cây lá như vậy.
Là một trong những thắng cảnh du lịch khá nổi tiếng của mảnh đất phía Nam sông Cổ Chiên, chùa Hang luôn là nơi khách tham quan ưa thích tìm đến để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo có từ lâu đời, mang đầy đủ những tinh hoa văn hóa của người Khmer ở Trà Vinh, qua nhiều thăng trầm của lịch sử.
Tại xưởng mộc ở phía bên trái chính điện, tiếp xúc với chúng tôi, nhà sư trẻ Thạch Phan, cho biết: "Mình xin vào chùa cách đây hai năm nhưng mới bắt đầu học điêu khắc gỗ từ hồi đầu năm nay. Đến nay, nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy Thạch Buôl cùng mấy anh học trước mà tay nghề của mình đã khá hơn rất nhiều.
Mình có thể tự tạo hình những con vật như cá chép, chim bồ câu, cò... Cái mình cần tiếp tục học hiện nay là tạo sự thuần thục và mềm mại cho đôi tay cũng như khả năng nhìn để tạo hình.
Cụ thể, từ một gốc cây có hình thù tự nhiên, mình phải biết chế tác làm sao để cho ra những tác phẩm đẹp, có giá trị. Có gốc cây thích hợp làm con đại bàng, nhưng có gốc chỉ thêm vài cái rễ thì lại thích hợp làm con trâu. Vì thế, việc đánh giá gỗ nguyên liệu và óc thẩm mỹ định hình là rất quan trọng.
Cao hơn nữa, với những nghệ nhân giỏi, từ một gốc cây phải tạo ra được 2, 3 hay thậm chí 5, 6 con thú cạnh nhau một cách sinh động. Có thể phải mất vài năm học nghề với thầy mình mới có khả năng này và khi ấy mình sẽ xin ra khỏi chùa để mở xưởng mỹ nghệ riêng. Đó cũng là ước mơ sống tự lập bằng đôi bàn tay của mình".
Sư cả Thạch Suông kể: "Khoảng năm 2002, tôi có việc bận nên đã nhờ nghệ nhân điêu khắc Thạch Buôl trên Vĩnh Long về chùa để hoàn thành một số bức tượng làm vật dụng trang trí. Nhận thấy có nhiều sư trẻ rất thích nghề điêu khắc gỗ khi xem nghệ nhân Thạch Buôl làm việc, tôi quyết định giữ nghệ nhân ở lại, truyền nghề cho những sư trẻ trong chùa với hy vọng họ có thể làm được những vật trang trí điêu khắc như vậy.
Ban đầu lớp dạy nghề điêu khắc của thầy Thạch Buôl chỉ có 4 người, nhưng ngày càng nhiều sư trẻ tham gia, rồi tiếng lành đồn xa, nhiều thanh niên người Khmer trong vùng có sở thích và đam mê nghề này cũng đến xin học để có nghề mưu sinh.
Khác với chùa của người Kinh, chùa của người Khmer là nơi để những người trẻ vào học tập, rèn luyện và đến khi trưởng thành họ có thể trở lại cuộc sống đời thường.
Vì thế, không có gì lạ khi hơn chục năm qua đã có khoảng 60 người từng "tốt nghiệp" nghề mộc điêu khắc ở ngôi chùa này hoàn tục và tạo ra các sản phẩm độc đáo. Có thể nói, chùa gần như là nơi khởi đầu của nhiều người có lòng đam mê nghệ thuật điêu khắc và muốn trưởng thành từ nghề này.
Khách mua tượng điêu khắc ở chùa Hang
Bảo tồn văn hóa KhmerTrò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Thạch Buôl cho biết: "Nghề điêu khắc trên gốc cây từ lâu được cho là nghề truyền thống của đồng bào Khmer ở khu vực Trà Vinh. Bản thân tôi cũng là người gốc ở đây nhưng từ bé đã theo cha mẹ lên trên Bình Minh (Vĩnh Long) sinh sống.
Thực ra những tác phẩm điêu khắc này không có gì xa lạ, chỉ là hình ảnh những con vật gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật của đồng bào mà thôi. Đó là những con mèo, con chuột, đại bàng, hổ, báo hay đặc sắc hơn nữa là tứ linh, ngũ long... Chúng tôi cũng thường tạo tác rắn thần Naga, một loài vật có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Khmer".
Những sản phẩm làm ra được trưng bày, bán cho đồng bào quanh vùng và khách du lịch, người phương xa tới thăm viếng chùa. Có thể nói, việc truyền nghề điêu khắc gỗ cho những người Khmer trẻ của nghệ nhân Thạch Buôl là một việc làm đầy ý nghĩa, đó chính là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa của người Khmer.
Nghệ nhân Thạch Buôl cho biết thêm, một người yêu thích nghề điêu khắc và có óc thẩm mỹ tốt, nếu chăm chỉ thì chỉ cần khoảng vài năm là thạo nghề. Ngoài những tác phẩm khách hàng mang gốc gỗ đến để đặt làm theo ý muốn thì đa phần người làm phải tự tìm hiểu và định hình tác phẩm.
Hơn nữa, nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ cũng đòi hỏi sự khéo léo, chăm chỉ. Có những tác phẩm phải làm cả tháng trời mới xong nên nghệ nhân phải có tính kiên nhẫn.
Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, xưởng mộc độc đáo này đã cho ra đời khoảng 1.000 tác phẩm điêu khắc gỗ, được bán ở nhiều tỉnh, thành. Anh Thạch Bôn, một khách hàng ở Trà Vinh, cho biết, anh vừa cất xong ngôi nhà mới, muốn tìm mua một tác phẩm điêu khắc gỗ để trang trí và đã tìm đến chùa Hang vì sản phẩm điêu khắc gỗ ở đây nhìn khá đẹp, bắt mắt mà lại đậm đà bản sắc văn hóa bản địa.
Những con người đang cặm cụi, say mê làm việc trong xưởng điêu khắc độc đáo này bằng đôi tay khéo léo đã làm đẹp cho đời và đó cũng chính là điều tốt đẹp nhất mà ngôi cổ tự này mang đến cho người dân trong vùng.
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn