Trường Đại học Vinh mở thêm 2 ngành Luật Kinh tế và Quản lý Văn hóa

Năm 2013, hai ngành Luật Kinh tế và Quản lý Văn hóa được Trường Đại học Vinh tuyển vào đợt 2 (nguyện vọng 2) trong toàn quốc.

Ngày 21/6/2013, Bộ GD-ĐT đã có Quyết định số: 2195/QĐ-BGDĐT giao cho Trường ĐH Vinh đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật kinh tế, mã số 52380107 và Quyết định số: 2196/QĐ-BGDĐT giao cho Trường ĐH Vinh đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản lý văn hoá, mã số 52.22.03.42.

I. Ngành Luật Kinh tế

1. Kiến thức

Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ GD-ĐT, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;

Có kiến thức khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

Có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực Luật học;

Có kiến thức chuyên môn vững chắc về chuyên ngành Luật Kinh tế đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng, đất đai môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;

Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành, quản lí;

Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;

Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ B1 châu Âu.

Trường ĐH Vinh mở thêm 2 ngành mới là Luật Kinh tế và Quản lý Văn hóa.
Trường ĐH Vinh mở thêm 2 ngành mới là Luật Kinh tế và Quản lý Văn hóa.

2. Kỹ năng

- Người học bước đầu được trang bị các kỹ năng: soạn thảo, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại và các thỏa thuận kinh doanh khác; có thể xây dựng, đọc, hiểu và thực hiện các văn bản pháp luật (đặc biệt trong lĩnh vực Luật kinh tế) và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, người dân.

- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, có kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật.

- Có kỹ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng quy chế, điều lệ doanh nghiệp...

3. Thái độ

Người tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có đạo đức nghề nghiệp của một luật gia lĩnh vực luật kinh tế, đặc biệt là thái độ trung thực, ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học và làm việc độc lập;

Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

4.1. Vị trí sau khi tốt nghiệp:

- Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật kinh tế có thể trở thành chuyên viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy quản lý nhà nước; tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; trở thành các chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư; giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực luật kinh tế và luật học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

- Có thể bổ nhiệm vào các chức danh: Trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên...

- Có thể đảm nhận các chức danh: Luật sư, tư vấn viên, trợ lý pháp luật, thư ký toà án, cán bộ các cơ quan nội chính, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên…

Sinh viên ĐH Vinh
Sinh viên ĐH Vinh.

4.2. Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Các cơ quan nhà nước: Công an, quân đội, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, pháp chế ngành, pháp chế công ty, tổng công ty;

- Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, các ban của Quốc hội, bộ ngành và cơ quan hành chính nhà nước khác;

- Các doanh nghiệp: Công ty, tổng công ty, các loại hình doanh nghiệp;

- Các tổ chức hành nghề luật: Văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;

- Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; tổ chức kinh tế; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực luật.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Luật học; Tiếp tục học để có thể được bổ nhiệm các chức danh như Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại.

Đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lí cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.

II. Ngành Quản lý văn hóa

1. Kiến thức

- Nắm vững hệ thống kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đại học ngành Quản lý văn hóa do Bộ GD-ĐT ban hành.

- Có đủ khả năng trình độ tiếp nhận và thực thi các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức, quản lý, điều hành và kiểm tra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội hay các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong phạm vi quy định của luật pháp…

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong chuyên môn nghiệp vụ (đạt chứng chỉ B1 châu Âu), kỹ năng tin học, máy tính thành thạo.

2. Kỹ năng

- Có kỹ năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu, thẩm định và đề xuất những giải pháp khoa học trong lĩnh vực văn hóa.

- Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở nhiều cấp độ khác nhau.

- Có kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; xây dựng kịch bản, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức sự kiện, lễ hội; xây dựng các chương trình, dự án và quảng bá các sản phẩm văn hóa nghệ thuật.

- Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong việc tổ chức hoạt động văn hóa (máy ảnh, camera, ghi âm, projector...).

- Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

3. Thái độ

- Có tinh thần tự giác, năng động, sáng tạo, có khả năng liên kết nghiên cứu khoa học, có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Người học phải có ý thức kỷ luật trong công việc, có khả năng làm việc nhóm, có khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, có khát vọng cống hiến, biết kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và tiến bộ bản thân với lợi ích của cộng đồng và dân tộc.

- Có tình yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong học tập, nghiên cứu và hoạt động quản lý văn hóa - nghệ thuật.

-Thể hiện tác phong công nghiệp trong công việc, thái độ phục vụ, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

- Có thể đảm nhiệm được chức danh như: cán bộ quản lý văn hóa; có thể học tập các bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia hoặc giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý văn hóa - nghệ thuật.

- Có thể trở thành cán bộ trong các cơ quan quản lý thiết chế văn hoá ở cơ sở từ cấp tỉnh, huyện đến các phường xã, các tổ chức ban ngành, đoàn thể... hay nhà nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực văn hóa...

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Được tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn với trình độ sau đại học ngành quản lý văn hoá và các ngành khoa học xã hội khác.

Trường ĐH Vinh hoan nghênh thí sinh lựa chọn các ngành mới của trường với nhiều cơ hội việc làm và phát triển để học tập.

Thí sinh theo dõi thông báo về tuyển sinh đợt 2 của Trường Đại học Vinh trên website: www.vinhuni.edu.vn, trên các báo điện tử).

Địa chỉ: 182, Lê Duẩn - Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An
Điện thoại: (038)3855452; Fax:(038)3855269; Email: webmaster@Vinhuni.edu.vn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm