Triển vọng ngành Y khi "bình thường mới"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa du học New Zealand 2021 - câu chuyện hướng nghiệp" do ISB và Cơ quan giáo dục New Zealand (ENZ) đồng tổ chức về chủ đề nhóm ngành khoa học sức khỏe, một nhóm ngành nhiều triển vọng trong điều kiện "bình thường mới".

Bác sĩ Lê Thúy Hạnh - Trưởng bộ phận Y khoa, ngành hàng Vắc xin, Công ty Sanofi Aventis và dược sĩ Lê Xuân Lộc - Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ - quan hệ quốc tế, giảng viên ngành Dược, khoa Y ĐHQG TPHCM là khách mời của hội thảo.

Triển vọng ngành Y khi bình thường mới - 1
Bác sĩ Lê Thúy Hạnh.

Ngành y không chỉ có y, bác sĩ

Theo bác sĩ Lê Thúy Hạnh, có 5 việc làm triển vọng trong ngành Y mà doanh nghiệp, công ty dược lớn đang tìm kiếm. Đứng đầu là công việc bác sĩ, dược sĩ - những người chữa trị bệnh trực tiếp.

Kế đến là công việc trình dược viên, được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi ra trường. Nhiệm vụ chính của họ là giới thiệu về các loại thuốc của công ty đến các bác sĩ, bệnh viện. Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm và kỹ năng tích lũy được, các bạn hoàn toàn có thể nhắm đến vị trí quản lý nhóm trình dược viên theo vùng, khu vực.

Thứ ba, những vị trí trong đội ngũ marketing như Product specialist (Chuyên viên phát triển sản phẩm). Vai trò của đội ngũ marketing tại các công ty dược có những đặc thù, yêu cầu khác biệt so với marketing tại các FMCG hay agency. Họ phải hiểu biết về sản phẩm, y khoa, thị trường và kiến thức truyền thông về ngành hàng.

Thứ tư, nghiên cứu viên - chịu trách nhiệm thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc trước khi đưa ra thị trường. Công việc này phù hợp cho những bạn đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa, khoa học. Nếu làm việc tại các công ty dược lớn như G.S.K hay Sanofi Aventis, các bạn còn có cơ hội làm việc trong một "dây chuyền" thử nghiệm xuyên quốc gia, mở ra cơ hội học tập và phát triển bản thân khi làm việc.

Các công việc trong bộ phận Y khoa ở các công ty dược lớn. Theo bác sĩ Lê Thúy Hạnh, bộ phận Y khoa tại các công ty dược đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm thông tin nghiên cứu khoa học về thuốc, cơ chế thuốc đến các bác sĩ và bên cạnh đó là giáo dục hiểu biết về bệnh tật, cơ chế thuốc cho cộng đồng.

"Cách đây 26 năm, khi tôi còn đi học, không có nhiều cơ chế bệnh và thuốc được biết đến. Đơn cử như thuốc ung thư, hiện nay có những cơ chế có thể nói đã thay đổi rất ngoạn mục - bác sĩ Hạnh chia sẻ - vai trò của các bộ phận y khoa là phải thông tin những cơ chế thuốc và bệnh lý theo các nghiên cứu khoa học mới nhất đến các bác sĩ và bộ phận chuyên trách".

Bà Hạnh nói thêm: "Các loại vắc xin Covid được sản xuất cũng có cơ chế khác với cơ chế sản xuất vắc xin truyền thống. Thay vì mất từ 6-9 năm cho một loại vắc xin truyền thống thì bây giờ, vắc xin Covid đầu tiên chỉ mất 9 tháng để ra đời".

Việc cập nhật thông tin về cơ chế thuốc dựa trên các nghiên cứu sẽ giúp các bác sĩ điều trị tìm ra phác đồ phù hợp cho bệnh nhân.

Cuối cùng là công việc ở bộ phận đăng ký thuốc. Đây cũng là công việc rất quan trọng, mang tính quyết định. Ngoài yêu cầu hiểu biết về sản phẩm, các bạn làm việc ở bộ phận đăng ký thuốc cần có kiến thức về quy trình đăng ký thuốc tại Việt Nam, kỹ năng tính toán, phân tích thị trường, thị hiếu, lợi nhuận để giúp sản phẩm thuốc được đón nhận tích cực trên thị trường khi ra mắt.

Khoa học sức khỏe từ kinh nghiệm của cựu du học sinh Otago

Dược sĩ Lê Xuân Lộc cũng chia sẻ về những yếu tố cần có ở sinh viên Y khoa hay Khoa học sức khỏe.

Ông Lộc chia sẻ về tính "interdisciplinary", diễn giải cách khác là "tư duy đa ngành" trong việc học tập nghiên cứu ngành khoa học sức khỏe. Chỉ với riêng lĩnh vực Dược, các bạn không những phải giỏi Hóa - Sinh mà còn cần hiểu biết nhiều ngành khác để phục vụ cho công việc.

Ví dụ như khi nghiên cứu thuốc, chắc chắn bạn phải hiểu về các công thức hóa học, nhưng khi chúng vào cơ thế, chúng sẽ bị tác động bởi những cơ chế sinh học, vật lý nữa. Ngoài ra, khi đưa thuốc ra thị trường, kiến thức kinh tế xã hội cũng quan trọng để thuốc được đón nhận, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng".

"Các trường đại học du nhập kiến thức từ nước ngoài hay các chương trình liên kết, chuyển tiếp để các bạn sinh viên ngành Y có thể nhận được tấm bằng quốc tế. Ví dụ như chương trình 2+3 tại Đại học Otago là cơ hội tốt cho các sinh viên ngành Y tạo cho mình ưu thế." - dược sĩ Lê Xuân Lộc nhận định.

Triển vọng ngành Y khi bình thường mới - 2
Sinh viên Đại học Otago tại New Zealand.

Đại học Otago tại New Zealand gắn liền với danh tiếng lâu đời của ngành Khoa học sức khỏe, cùng với những giảng viên có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.

Từng học tại Đại học Otago, dược sĩ Lộc cho biết: "Thay vì phải mất từ 3-6 tháng để nghiên cứu, thì tôi chỉ mất 1-2 tháng để hoàn thành nghiên cứu của mình nhờ vào các thiết bị hiện đại tại đây."

Để kết lại thông điệp chương trình, bác sĩ Lê Thúy Hạnh cũng nhắn nhủ: "Ngành khoa học sức khỏe mang đến nhiều cơ hội để bạn có kiến thức về lĩnh vực sức khỏe. Khi bạn học tập hay thực hành kiến thức khoa học sức khỏe, bạn có thể đang giúp đỡ một ai đó, để một công đồng có thể cùng nhau khỏe mạnh."

*Những chia sẻ của các chuyên gia là quan điểm cá nhân, dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm học tập - làm việc và nghiên cứu suốt nhiều năm trong ngành Khoa học sức khỏe.

Tiếp nối chuỗi Panel Talk "Câu chuyện hướng nghiệp" nằm trong khuôn khổ của hội thảo trực tuyến "Chìa khóa du học New Zealand 2021" do ISB và Cơ quan giáo dục New Zealand (ENZ) đồng tổ chức sẽ là chủ đề về nhóm ngành Kỹ thuật.

Góp mặt trong buổi hội thảo lần này sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật đến từ New Zealand, đã có nhiều năm kinh nghiệm về đào tạo và làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, hứa hẹn sẽ mở ra cho các bạn học sinh cái nhìn thực tế về ngành học hấp dẫn này.

Đăng ký tham dự hội thảo:

https://isb.edu.vn/chia-khoa-du-hoc-new-zealand-2021-cau-chuyen-huong-nghiep-4/.

Triển vọng ngành Y khi bình thường mới - 3