Triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”

(Dân trí) - Ngày 14/8, tại Thành phố Ninh Bình, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”.

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký TW Hội Khuyến học Việt Nam tới dự và chủ trì Hội nghị; tham dự gồm các đồng chí Trưởng, Phó Ban TW Hội là thành viên điều hành Đề án 281 do Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội Khuyến học Việt Nam, 60 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng Hội Khuyến học các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh Quảng Ninh, Hᶣi Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa.

Triển khai thí điểm mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, GS-TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh: “Từ thành quả hoạt động khuyến họţ, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong hơn chục năm qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã dày công nghiên cứu và có đủ căn cứ để xây dựng Đề án về xã hội học tập, Đề án đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện Ŵheo Quyết định 281/QĐ-TTg (được gọi tắt là Đề án 281). Vì vậy, Hội cần tập trung sức lực và trí tuệ để thực hiện Đề án.

Ở Việt Nam, do điều kiện phát triển và hoàn cảnh xã hội có những nét đặc thù, Đảng và Nhà nước chủ trương xâyĠdựng xã hội học tập từ cơ sở, có nghĩa là chúng ta phải có xã, phường, thị trấn học tập. Trước khi xây dựng xã, phường, thị trấn học tập, chúng ta phải có được những hạt nhân của phong trào qua việc xây dựng mô hình thí điểm “Gia đình học tập”, “Dòng h᷍ học tập”, và “Cộng đồng (thôn, bản, tổ dân phố) học tập”. Các mô hình này cần thực hiện được các tiêu chí, các tiêu chí phải phản ánh đúng trình độ năng lực của nhân dân trong học tập suốt đời, và để đánh giá không phức tạp, cán bộ cơ sở thực hiện đượţ, Bộ tiêu chí cần có sự đóng góp trí tuệ của mọi người, trước hết là của cán bộ, hội viên của các cấp Hội, của thày cô giáo, cán bộ quản lý ngành GDĐT. Đầu quí III/2014, Hội sẽ triển khai thí điểm các mô hình học tập. Cuối năm 2016 sẽ tổ chức đánh giá Ŷiệc thí điểm và hoàn chỉnh Bộ tiêu chí trình Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp theo, Hội nghị được nghe đồng chí Thái Thị Xuân Đào, Thành viên Ban điều hành và Trưởng Ban Thư ký Đề án 281 trình bày “Căn cứ đề xuất mô hình “Gia đình học tậŰ”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”; Đồng chí Phan Đăng Hùng, UV Ban Thường vụ, Trưởng Ban Phong trào Trung ương Hội trình bày Kế hoạch triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, và “Cộng đồng học tập”giai đoạn 2014 – 2015.<įp>

Các đại biểu thảo luận, trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm và nhất trí cao các nội dung triển khai mô hình thí điểm. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng sớm thành lập Tiểu Ban chỉ đạo xây dựng XHHT, để không ảnh hướng đến quá trình thực hiệŮ Đề án. Hội nghị nhất trí mỗi tỉnh trước mắt cần có 5 xã/phường xây dựng mô hình thí điểm và đề nghị Trung ương Hội chọn 3 tỉnh (hoặcThành phố) làm mô hình thí điểm./.

Bài: Lương Thanh

ᶢnh: Đỗ Tuấn Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm