Trào lưu sách giống trò chơi chiếu bóng của bố mẹ 7x, 8x giúp trẻ “quên” nỗi sợ bóng tối
(Dân trí) - Trò chơi rối bóng bằng tay trong những ngày mất điện xưa cũ được đưa vào trang sách có thể khiến các bạn nhỏ tuổi đặc biệt thích thú.
Ngoài tác dụng phát triển ngôn ngữ của trẻ, bộ sách chiếu bóng còn nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh và trở thành “bảo bối” để con giảm bớt nỗi sợ bóng tối, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Giảm nỗi sợ bóng tối của trẻ
Hội chứng sợ bóng tối, đặc biệt là cảm giác bị bỏ lại trong bóng tối, là một trong những nỗi sợ phổ biến mà trẻ em thường phải đối mặt.
Tiến sĩ Jenn Berman ở Beverly Hills, California - một chuyên gia trị liệu gia đình đã đề cập đến nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi bóng tối ở trẻ, nhất là với trẻ trên 2 tuổi vì từ độ tuổi này, trẻ đã có trí tưởng tượng phong phú nhưng lại chưa đủ nhận thức để phân biệt tưởng tượng và thực tế.
Càng tưởng tượng nhiều, trẻ càng lo lắng và tin vào những lời kể về con quái vật trốn dưới gầm giường. Phim ảnh hoặc câu chuyện về những sinh vật kỳ lạ mà trẻ được nghe hay xem vào ban ngày càng khiến hình ảnh trong tưởng tượng của trẻ trở nên đáng sợ hơn.
Việc đọc bộ sách chiếu bóng trước giờ đi ngủ là cách mà rất nhiều bố mẹ lựa chọn để buổi tối của con trở nên vui vẻ, thú vị. Một trong những quy tắc của đọc sách chiếu bóng, đó là độc giả phải tắt điện – đọc sách. Với hình thức đọc mới lạ này, bộ sách có thể coi là “món quà” để bố mẹ giúp trẻ làm quen và giảm bớt nỗi sợ bóng tối.
Được đánh giá là một trong những dòng sách tương tác “đọc trước giờ đi ngủ” phổ biến ở các nước Anh, Mỹ,.. sách chiếu bóng có nhiều phiên bản từ đen – trắng đến sách chiếu bóng màu, sách chiếu bóng pop-up 3D. Đặc biệt, dòng sách này cũng đã có những phiên bản Việt như: Sách chiếu bóng chủ đề truyện cổ tích: Thạch Sanh, Tấm Cám,... chủ đề văn hóa dân gian: Ru hỡi, ru hời, à ơi, bé ngủ đi; Có có, không không, bé tập tầm vông,… gần gũi với trẻ em Việt Nam và văn hóa truyền thống.
Ý tưởng từ trò chơi quen thuộc
Xuất hiện lần đầu tại Mỹ với tên gọi A Bedtime Shadow do NXB Peter Pauper Press (một trong những nhà xuất bản có tuổi đời dài nhất – hơn 90 năm) phát hành, bộ sách đã gây chú ý bởi sự sáng tạo mà đơn giản trong hình thức tương tác.
Từ chất liệu mica trong suốt, hình vẽ minh họa tỉ mỉ, kết hợp với đèn pin hoặc đèn flash điện thoại, trang sách chiếu bóng đã tận dụng được hiệu ứng bóng đổ trên tường để tạo thành bức tranh ánh sáng khổng lồ trong phòng ngủ của trẻ. Tùy vào vị trí đặt đèn pin, người đọc có thể thu được bức tranh có kích thước bằng một màn chiếu khoảng 100 inch.
Tương tự trò chơi rối bóng tay quen thuộc của thế hệ 7x, 8x, bộ sách sống động và thu hút được sự chú ý đặc biệt của trẻ. Thay vì cách đọc sách thông thường hoặc nghe bố mẹ kể những câu chuyện quen thuộc trước giờ đi ngủ, việc đọc thơ và xem tranh trên tường giúp trẻ ghi nhớ câu chuyện tốt hơn. Đồng thời, những bức tranh ánh sáng nhảy nhót trên tường là một tác động quan trọng đánh thức các giác quan và giúp phát triển trí tưởng tượng của trẻ trong giai đoạn dưới 2-6 tuổi.