TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017: Khi AI len lỏi vào từng ngách cuộc sống

Kết thúc 48h lập trình liên tục đầy cam go và gay cấn, cuộc thi TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 đã tìm ra được nhân tài xuất sắc nhất “biến người đẹp thành Einstein”, mang đến những ứng dụng AI hoàn hảo cho ngành giáo dục cũng như mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống.

AI - Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) đang nổi lên là tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường AI được dự đoán sẽ diễn ra một cuộc đua gay cấn trong thời gian tới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.

Hiện nay, ngày càng có nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI, có thể kể đến như: Google, Facebook, IBM, Amazon, Microsoft,... bởi giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết rất nhiều vấn đề mà con người đang còn khúc mắc.

AI tại Việt Nam - Ngay bây giờ hoặc quá muộn

Không đứng ngoài xu thế phát triển của thế giới, chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc ứng dụng AI để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội như: xây dựng thành phố thông minh, các giải pháp tạo ra hệ thống kết nối Internet trong lĩnh vực giáo dục, giao thông, y tế, quản lí đô thị và cung cấp dịch vụ công...

TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017: Khi AI len lỏi vào từng ngách cuộc sống - 1

Chính vì vậy, Việt Nam ngày càng trở thành thị trường nhận được nhiều sự quan tâm từ các ông lớn công nghệ trên thế giới. Điều này thể hiện qua các chuyến tiếp xúc cùng cộng đồng khởi nghiệp công nghiệp của CEO Google - ông Sundar Pichai vào cuối năm 2015 hay sự xuất hiện của COO Facebook tại APEC 2017. Đây là cơ hội vô cùng lớn cho giới công nghệ Việt Nam có thêm những hiểu biết về trí thông minh nhân tạo và cách ứng dụng AI phục vụ cuộc sống.

TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 - Đấu trường hackathon đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực AI

Hackathon là cuộc thi lập trình theo nhóm 2 - 5 người với thời gian quy định 48h nhằm đưa ra sản phẩm công nghệ sáng tạo, độc đáo và mới lạ nhất. Cuộc thi hackathon trên thế giới được xem là một trong những bí quyết giúp các “ông trùm” công nghệ như Google và Facebook liên tục phát triển và duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tiếp nối thành công của Edtech Asia Hackathon 2016 - cuộc thi hackathon lần đầu tiên tại Việt Nam do TOPICA Edtech Group và Edtech Asia đồng tổ chức, TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 do TOPICA AI Edtech Lab phối hợp cùng Up Coworking Space và Thành đoàn Hà Nội tổ chức, được tài trợ bởi nhiều ông lớn công nghệ như: Facebook, Google, IBM, Amazon (AWS), HPC Nhật Bản, tiếp tục mang đến một sân chơi tầm cỡ Đông Nam Á dành cho các nhân tài đam mê công nghệ, giúp họ có cơ hội thỏa sức sáng tạo, thể hiện tài năng. Qua đó, cuộc thi góp phần tạo ra những sản phẩm công nghệ độc đáo, đưa AI đến gần hơn với cuộc sống.

Trong giờ thi đấu tại TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017.
Trong giờ thi đấu tại TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017.

Trải qua 48h thi đấu đầy căng thẳng và kịch tính, TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 đã tìm ra nhiều ý tưởng độc đáo, ý nghĩa, mang tính nhân văn để có thể ứng dụng vào công nghệ AI như: giúp người khuyết tật học qua video, chữa bệnh cho trẻ bị rối loạn tâm lý,..

Cụ thể, những nhân tài công nghệ đã xây dựng AI thành một công cụ để xác định khả năng bị tăng động của trẻ em bằng cách nhận diện hình ảnh để phân tích chuyển động của mắt thông qua camera. Ứng dụng này không chỉ giúp những người làm cha mẹ phát hiện sớm con mình có bị bệnh tăng động (ADHD), mà còn cho phép thiết lập, nhắc nhở thời gian biểu, hướng dẫn bài tập cho trẻ, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy, ứng dụng này trong tương lai sẽ còn có một phiên bản dành riêng cho trẻ bao gồm những trò chơi tương tác để có thể thu thập được gia tốc, từ đó đánh giá sự tiến bộ của trẻ ADHD.

Việc sử dụng hệ thống E-learning kết hợp trí tuệ nhân tạo dành cho người khuyết tật cũng nhận được những đánh giá vô cùng tích cực từ phía các chuyên gia của TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017. Ứng dụng này sẽ xây dựng một module chuyển văn bản sang giọng nói, đồng thời mô tả hình vẽ cho người khiếm thị, để họ có thể cập nhật những tri thức, thôngtin của thế giới một cách nhanh nhạy và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là ứng dụng chuyển đổi từ âm thanh các đoạn video thành chữ và ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính.

Sau 48h chiến đấu vô cùng căng thẳng, cuối cùng, chủ nhân của giải thưởng “khủng” hơn 300.000 USD cũng đã lộ diện. Giải Nhất thuộc về đội “Nguyễn Hiền” cùng với Ứng dụng học Tiếng Anh thông minh cho trẻ em. Những cao thủ đẳng cấp này đã xuất sắc thuyết phục được ban giám khảo đều là các “quái nhân” về lĩnh vực công nghệ như: Ông Hajime Hotta - Chủ tịch Cinnamon (Công ty tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế giải pháp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo), Ông Trần Nguyên Vũ - Giám đốc Quốc gia Nhóm các giải pháp Phần mềm của IBM Việt Nam, Ông Nguyễn Trọng Huấn - Chủ tịch HĐQT công ty Five9 Việt nam, Ông Lê Minh Hưng - Giám đốc Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel CyberSpace Center),... về ý tưởng, công nghệ thực hiện lẫn tính thực tiễn cao.

Đội “Nguyễn Hiền” đã ứng dụng và phát triển Faster R-CNN để xây dựng tự động kho bài giảng tiếng Anh cho trẻ em, từ đó giúp việc học tiếng Anh trở nên sinh động, cũng như kiến thức luôn được cập nhật gần hơn với thực tiễn cuộc sống. Vượt qua những đối thủ “sừng sỏ” khác, 5 lập trình viên trẻ tuổi Hoàng Thanh Tùng, Phạm Duy Nguyễn, Lê Mạnh Tiến, Phạm Gia Khánh và Phạm Công Huân đã giành về cho mình nhiều giải thưởng giá trị như: Giải thưởng tiền mặt 30.000.000 VNĐ; Fellowship 6 tháng tại TOPICA AI Edtech Lab; Gói hỗ trợ FbStart trị giá 80.000 USD đến từ Facebook; Gói 12.000 USD tín dụng sử dụng Điện toán biết nhận thức của IBM bao gồm Bluemix Service và Watson API trong 12 tháng; Gói Google Cloud Credit trị giá 2000 USD. Đặc biệt, một phần thưởng vô cùng hấp dẫn, đó chính là trọn gói chuyến tham dự và được vinh danh trên sân khấu Edtech Asia Summit 2017 trị giá 2000 USD.

Đội Nguyễn Hiền giành được giải Nhất của cuộc thi.
Đội Nguyễn Hiền giành được giải Nhất của cuộc thi.

Giải Nhì và giải Ba lần lượt thuộc về đội “Techaholic” với ý tưởng Đánh giá chất lượng buổi học dựa trên cảm xúc học viên (Ứng dụng AI, các công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xây dựng model cảm xúc khuôn mặt cho người Việt) và đội “InfoRin” với ý tưởng gợi ý bài học được yêu thích qua cảm xúc học viên (Cải tiến các model AI để có thể xử lý tại thiết bị di động với khả năng tính toán thấp nhằm áp dụng trong việc xử lý nhận dạng khuôn mặt real-time, phân loại cảm xúc học viên qua đó gợi ý bài học yêu thích).

2 giải phụ là: “Ứng dụng AI tốt nhất” thuộc về đội The Hungers với ý tưởng Hệ thống số hóa tài liệu sách, báo tiếng Việt (Công nghệ nhận dạng chữ viết tiếng Việt OCR truyền thống được áp dụng AI trên nền TensorFlow để chuy ển đổi 1 cách hiệu quả các ảnh chụp văn bản thành dữ liệu text nhằm lưu trữ, tìm kiếm, phân tích thông tin tiện lợi hơn) và giải “Phần mềm công nghệ giáo dục tốt nhất” thuộc về đội BKSmart với sản phẩm Máy chơi cờ vua (Kết hợp giữa cánh tay robot với trí tuệ nhân tạo để chơi và dạy cờ vua với trẻ em trên bàn cờ thật).Ngoài các giải thưởng trong khuôn khổ cuộc thi, đội Vietificial Intelligence với ứng dụng AInterviewer hỗ trợ luyện tập trả lời phỏng vấn đã bất ngờ nhận được giải thưởng 12.000 USD tín dụng sử dụng Điện toán biết nhận thức của IBM bao gồm Bluemix Service và Watson API trong 12 tháng từ công ty Five9 Viêt Nam.

Là một trong số những cuộc thi về trí tuệ nhân tạo đầu tiên trong khu vực, TOPICA AI Edtech Asia Hackathon 2017 đã có những thành tựu đáng kể khi mang đến những ứng dụng thiết thực của AI vào cuộc sống. Thành công của cuộc thi cũng ghi dấu ấn đậm nét của TOPICA AI Edtech Lab - đơn vị tổ chức trực thuộc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA. Đây cũng là đơn vị tiên phong, dẫn đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI vào giáo dục, góp phần nâng cao trí tuệ người Việt.

Và để công nghệ Việt có thể phát triển hơn nữa thì không thể thiếu được những “bộ óc siêu phàm” của các cao thủ công nghệ. Hãy thỏa mãn niềm đam mê công nghệ của mình ngay từ bây giờ cùng với TOPICA AI Edtech Lab!

Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://topi.ca/AIEdtechLab

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm