Toàn cảnh tọa đàm: “Học gì để không thất nghiệp”

Từ 14h30 chiều nay, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức tọa đàm “Học gì để không thất nghiệp”. Mời bạn đọc theo dõi buổi tọa đàm.

Để cung cấp thông tin hữu ích cho phụ huynh và thí sinh về xu hướng ngành nghề hiện nay, cách chọn trường, chọn ngành phù hợp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic kết hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức tọa đàm “Học gì để không thất nghiệp” vào lúc 14h30 ngày 12/4.

Toàn cảnh tọa đàm: “Học gì để không thất nghiệp” - 1

Chương trình có sự tham dự của nhiều lãnh đạo, chuyên gia uy tín trong ngành:


Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp.

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp.


Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI.

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI.

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng - FPT Polytechnic.
Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng - FPT Polytechnic.

FPT Polytechnic là hệ Cao đẳng thực hành thuộc Đại học FPT, ra đời năm 2010 xuất phát từ nền tảng doanh nghiệp với mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý đào tạo "Thực học - Thực nghiệp", sử dụng phương pháp đào tạo qua dự án với mục tiêu lớn nhất là đào tạo ra những thế hệ sinh viên "Tốt nghiệp - Tốt nghề". Xác định rõ con đường của mình, FPT Polytechnic không ngừng đẩy mạnh hoạt động kết nối cùng doanh nghiệp.

Tính đến nay, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng đã ký kết hợp tác với 371 doanh nghiệp đối tác với các thỏa thuận đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, học thực hành, và lựa chọn tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện 97,7% sinh viên FPT Polytechnic đã có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

Mời bạn đọc theo dõi buổi tọa đàm:

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic:

Thưa quý vị độc giả, thay mặt các khách mời trong chương trình, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến các quý độc giả của Dân trí đang theo dõi buổi tọa đàm ngày hôm nay.

Trong nhiều năm qua, chọn ngành, chọn trường và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp luôn là chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của các thí sinh, cử nhân tương lai và cả các bậc phụ huynh.

Chỉ tính đến đầu năm 2017 cả nước đã có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp và con số này có xu hướng tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây trở thành nỗi hoang mang cho thí sinh và các bậc phụ huynh khi chọn trường, chọn nghề sau tốt nghiệp THPT.

Qua chương trình toạ đàm, chúng tôi mong muốn cung cấp phần nào những thông tin hữu ích, giúp độc giả, các em học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn học tập và làm việc cho mình, để không còn tình trạng thất nghiệp, hoặc học nhầm trường, nhầm ngành, nhầm nghề… như nhiều bạn mắc phải như hiện nay.

Rất hi vọng sẽ nhận được nhiều chia sẻ, ý kiến đóng góp của độc giả!

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic tặng hoa các vị diễn giả tham gia tọa đàm: “Học gì để không thất nghiệp?”.
Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic tặng hoa các vị diễn giả tham gia tọa đàm: “Học gì để không thất nghiệp?”.

Đỗ Lan Phương - Tel: 0983593xxx - Email: phuowngdl2365@gmail.com

Thưa ông Xuân Hùng. Hiện nay nhiều cho rằng tỷ lệ cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp đang ở mức độ đáng báo động, trong khi đó, tỷ lệ sinh viên các trường cao đẳng, trường nghề có việc làm lại đang ở mức khá cao. Điển hình như trường hợp trường CĐ FPT có tới 97,7% sinh viên có việc làm. Vậy nguyên nhân này là do đâu? Tôi có con chuẩn bị tốt nghiệp THPT, vậy tôi có nên định hướng cháu học CĐ thay vì ĐH không?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Ngay từ năm 1957, trong một bài viết có tiêu đề “Học sinh và lao động” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: “Thi đỗ tiểu học rồi, thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi, thì muốn lên đại học. Riêng với mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung với Nhà nước, thì ý muốn ấy trở thành vô lý….” Bác đặt câu hỏi: Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp, sẽ làm gì?”. Câu hỏi này cho đến hôm nay vẫn còn có tính thời sự. Bốn từ "Họ sẽ lao động" được Bác gạch chân, khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúng đắn nhất để các em học sinh tiếp tục phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, muốn lao động có chất lượng, hiệu quả thì phải tham gia GDNN, lựa chọn nghề, học nghề.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, xu thế người học vào giáo dục đại học vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao của những người tốt nghiệp đại học trở lên như bạn đã biết.

Nguyên nhân thất nghiệp không phải do chất lượng đào tạo trình độ đại học thấp mà do cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, năm 1979, cứ một người học đại học thì có 2 người trình độ trung cấp, 7 người trình độ công nhân kỹ thuật, nhưng đến năm 2012 thì 1 người học đại học, chỉ có 0,46 người trình độ trung cấp và 0,58 người lao động kỹ thuật. Năm 2016, cứ 1 người học đại học trở lên chỉ có 0,35 người trình độ cao đẳng, 0,65 người trình độ trung cấp và 0,4 người trình độ sơ cấp.

Do vậy, tôi khuyên chị, nên cho con học cao đẳng. Nếu sau này, cháu muốn học lên đại học, khi là mong muốn thực sự, nhu cầu thực sự, cánh cửa ĐH luôn rộng mở.

Trần Quỳnh Giao – Tel: 0932685xxx

Là một nhà tuyển dụng, anh/chị có những yêu cầu thế nào về kỹ năng đối với các sinh viên mới ra trường khi phỏng vấn xin việc?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Với đối tượng là các bạn sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp chúng tôi cần các bạn có kiến thức nền tảng liên quan đến chuyên ngành học, khả năng học hỏi, tinh thần cầu tiến tốt. Ngoài ra: Các kỹ năng mềm, khả năng hòa nhập môi trường văn hóa cũng là các yếu tố ưu tiên.

Nguyễn Thị Quỳnh - Tel: 0982335xxx - Email: suongsacuabien@gmail.com

Em được biết thời gian đào tạo tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic là 2 năm 4 tháng, như vậy là ít hơn 8 tháng so với các trường Cao đẳng khác. Liệu học thời gian ngắn vậy sinh viên có học đủ kiến thức không? Ra trường có chắc chắn làm được việc không ạ?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Mến chào Quỳnh,

Tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, sinh viên chỉ mất thời gian học 2,5 năm thay vì 3,5 năm như các trường khác. Thời gian học ngắn, nhưng không có nghĩa là nội dung chương trình bị xén bỏ bớt bởi nhà trường tổ chức đào tạo 3 học kỳ/năm thay vì 2 học kỳ/năm như các trường khác. Việc rút ngắn thời gian thực học tại trường nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm việc làm sớm để giảm bớt phần nào gánh nặng, lo toan về tài chính của gia đình.

Trong thời gian 2,5 năm học tập tại trường, em sẽ được trải nghiệm phương pháp đào tạo qua dự án (Project-based learning) và phương pháp giảng dạy hỗn hợp (Blended Learning). Với các phương pháp này, nhà trường luôn lấy sinh viên làm trọng tâm, tạo môi trường học tập tích cực (active learning). Tại lớp học, các em sẽ được chia nhóm, thảo luận để tìm giải pháp tối ưu cho các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, từ đó tự xây dựng và hình thành vốn tri thức cho bản thân mình. Ngoài ra, để sinh viên chủ động hơn trong học tập, nhà trường chú trọng thời gian để các bạn tự học bằng cách xây dựng bài giảng online có nội dung kiểm tra qua từng bài học, hệ thống học liệu và tài liệu tham khảo online. Giảng viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn các em từng bước chiếm lĩnh tri thức.

Hiện nay 97,7% sinh viên FPT Polytechnic có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá cao năng lực thực hành của sinh viên đã được đào tạo tại trường.

Em yên tâm nhé!

Hiện có tới 97,7% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.
Hiện có tới 97,7% sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

Trần Phương Anh - Tel: 0904587xxx - Email: Anhtpxxx@gmail.com

Là một người làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, tôi rất quan ngại trước vấn đề sinh viên ra trường chưa được đào tạo sâu về kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp chúng tôi hiện tuyển nhân sự chất lượng cao thường gặp nhiều khó khăn hoặc tuyển về phải đào tạo lại. Vậy trong thời gian tới, tổng cục có chính sách nào để thắt chặt đầu ra nâng cao chất lượng đào tạo không ạ, xin ông cho biết?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Nâng cao chất lượng đào tạo luôn là một chủ trương, một giải pháp xuyên suốt trong các hoạt động của Tổng cục GDNN, Bộ LĐTB&XH. Tuy nhiên, quan niệm thắt chặt đầu ra, cần phải hiểu cho đúng. Ngay cả bây giờ, chúng tôi vẫn làm tốt công tác quản lý chất lượng, vẫn thắt chặt, chứ không phải buông lỏng đầu ra. Đầu ra được hiểu theo 2 nghĩa: đầu ra theo mục tiêu (tức là đáp ứng mục tiêu đào tạo - chất lượng bên trong) và đầu ra theo yêu cầu của thị trường lao động (chất lượng ngoài). Đúng ra, ở các nước phát triển chất lượng bên trong phải trùng với chất lượng bên ngoài, nghĩa là mục tiêu phải trùng với yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phần lớn đang chỉ thỏa mãn mục tiêu đào tạo, chính vì vậy, mới có hiện tượng, người học tốt nghiệp khá giỏi chiếm tỷ lệ cao, nhưng không đáp ứng yêu cầu. Do vậy, việc cần làm của chúng tôi, là phải điều chỉnh lại mục tiêu, để mục tiêu đó phải trùng với yêu cầu của thị trường lao động. Từ đó, dẫn tới việc phải thay đổi lại chương trình, thay đổi lại cách thức tổ chức đào tạo, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường lao động.

Mai Lan Anh - Email: Anhxxx@gmail.com - Tel: 0972682xxx

Khi tuyển dụng nhân sự, tiêu chí quyết định việc anh/chị tuyển chọn ứng viên là bằng cấp hay kỹ năng? Sinh viên một trường Cao đẳng liệu có thể có cơ hội thăng tiến không tại công ty anh/chị?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Với Doanh nghiệp chúng tôi, kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp. Khi chúng tôi không đặt nặng vấn đề bằng cấp thì sinh viên một trường Cao đẳng cũng có những cơ hội thăng tiến như tất cả mọi người khi thể hiện được năng lực.

Phương Lan - Mobile: 01654872xxx - Email: co_gai_nho_98@gmail.com

Em muốn theo học ngành Thiết kế đồ họa nhưng chưa từng được học vẽ bao giờ, vậy em có thể theo học được không và sau khi tốt nghiệp nhà trường có giới thiệu việc làm cho em không ạ?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Có định kiến tồn tại bấy lâu dần như vô tình làm rào cản ngăn nhiều người học tiếp xúc với ngành đang “hot” này, rằng cần phải có năng khiếu mới có thể theo học “Thiết kế đồ họa”. Điều này hoàn toàn không đúng.

Chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng vẽ hay sáng tạo thuộc về năng khiếu. Như Einstein đã từng nói “Thiên tài là 1% từ năng khiếu và 99% từ sự lao động cần cù”. Do đó, không có kỹ năng nào mà không thể cải thiện qua quá trình tập luyện, mài dũa chuyên cần. Yếu tố quan trọng nhất để bạn thành công là sự đam mê, sự nỗ lực của bản thân và được đào tạo bài bản.

Để tạo được một sản phẩm đẹp, người thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu như: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo thể hiện thông điệp, bố cục và màu sắc dễ hiểu. Và hiện thực hóa các điều đó giúp nhà thiết kế là hàng tá phần mềm chuyên dụng để xử lý hình ảnh như: Photoshop, IIIustrator, Corel draw, indesign… Và thực tế, vẽ tay rất ít được sử dụng hoặc chỉ là bước đầu để phác thảo ý tưởng của nhà thiết kế lên máy tính. Có thể bạn vẽ tay chưa đủ đẹp, thiết kế của bạn chưa thực sự sáng tạo, bố cục còn hơi khó hiểu nhưng chỉ cần học hỏi và trau dồi, trải nghiệm, thiết kế của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn cả thôi. Bởi vậy, nếu yêu ngành, đừng ngại gì mà không dám dấn thân!

Bạch Thị Thu Trà - Mobile: 0977642xxx - Email: tragiangxxx@gmail.com

Trong bối cảnh cử nhân các trường ĐH và trên ĐH thất nghiệp ngày càng cao hiện nay, liệu việc định hướng cho các thí sinh theo học tại các trường Cao đẳng, trường nghề có liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và giải quyết tốt vấn đề việc làm như FPT Polytechnic có phải là hướng đi đúng đắn không, thưa ông?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Liên quan câu trả lời trên của tôi, gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm, cụ thể hơn là gắn kết với doanh nghiệp là một trong những trọng tâm của GDNN trong năm 2018 mà Bộ LĐTB&XH đã xác định trong Chương trình công tác của năm. Tôi được biết FPT Polytechnic là một trong những cơ sở GDNN chú trọng đến công tác này, đây là một hướng đi đúng của cơ sở GDNN, và nếu người học lựa chọn FPT Polytechnic hoặc những cơ sở GDNN tương tự cũng là những lựa chọn đúng.

Nguyễn Thị Huyên - Mobile: 0913493xxx

Em thấy các anh chị học đại học xong còn thất nghiệp rất nhiều, vậy em học cao đẳng thì liệu có việc làm không ạ?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào Huyên, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bằng cấp không còn là ưu tiên hàng đầu với các doanh nghiệp tuyển dụng. Rất nhiều bạn trẻ học cao đẳng nhưng làm được được việc, vẫn có việc làm với mức lương từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, em nên lựa chọn một ngành học phù hợp với khả năng và sở thích của em, cố gắng học tập để ra trường chắc kiến thức, kỹ năng của công việc đó, thì em có bằng cao đẳng vẫn dễ dàng có việc làm.

Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được đào tạo với 70% thời lượng là thực hành và phương pháp đào tạo theo dự án.
Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được đào tạo với 70% thời lượng là thực hành và phương pháp đào tạo theo dự án.

Nguyễn Phi Hùng - Email: hunglnxxx@gmail.com

Thưa anh, theo anh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên nên thử sức với những sự án khởi nghiệp riêng để thử sức hay nên vào làm việc tại các doanh nghiệp trước để học hỏi thêm rồi mới thực hiện những dự án khởi nghiệp cho riêng mình.

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Trong những năm gần đầy, phong trào khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên chỉ có rất ít ý tưởng mang đến sự thành công. Theo tôi, với sinh viên các bạn trước hết hãy làm việc cho các doanh nghiệp, các tổ chức, từ đó sẽ có thêm kiến thức, định hướng và mối quan hệ để nâng cao yếu tố thành công khi khởi nghiệp.

Phạm Đình Tuấn Minh - Email tuanminhpxxx@gmail.com - Mobile: 0944 871 xxx

Tôi thấy hiện nay có hiện tượng nhiều cử nhân ra trường với bằng tốt nghiệp khá giỏi nhưng khi doanh nghiệp nhận vào làm việc lại phải đào tạo lại từ đầu cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Vậy có giải pháp nào để việc đào tạo và tuyển dung được chặt chẽ hơn, tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và sinh viên?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Trong Giáo dục Đại học tôi không dám nói, nhưng trong Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giải pháp để đào tạo gắn với tuyển dụng, chính là gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở GDNN từ khâu tuyển sinh, xây dựng chuẩn năng lực, xây dựng chương trình, tham gia tổ chức đào tạo, đánh giá; người học được thực hành, thực tập ngay tại doanh nghiệp. Tốt nghiệp của người học là việc tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tổng cục GDNN vừa tổ chức 2 hội nghị tuyển sinh tại 2 miền Bắc, Nam. Tại hội nghị đó, nhiều ký kết hợp tác giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp đã được thực hiện ngay tại Hội nghị.

Ngoài ra, thời gian gần đây, Tổng cục GDNN đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; ký kết với các Hiệp hội, Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam, Tổng hội thương gia Đài Loan…; các tập đoàn như Mường Thanh; chuẩn bị ký kết với Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Đức, Nhật, Hàn Quốc… làm cơ sở để các trường tiếp tục ký kết hợp tác cụ thể với các doanh nghiệp của các hiệp hội, tập đoàn nêu trên.

Sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic được học trong hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ và giáo trình bản quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic được học trong hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ và giáo trình bản quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.

Lê Thị Thanh Xuân – 0906434xxx

Em được khuyên rằng chọn ngành nghề “hot” để theo học thì cơ hội thành công sau này sẽ cao. Nhưng liệu khi ra trường, thời điểm đó nhân lực cho ngành em đang học đã bão hòa, không còn “hot” nữa. Vậy có nên chọn ngành đang “hot” hay cần thêm những yếu tố khác nữa để có quyết định sáng suốt?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra được dự báo nhu cầu lao động ở từng giai đoạn, làm cơ sở cho nhà nước quy hoạch, phát triển nhân lực; làm cơ sở cho người dân lựa chọn nghề nghiệp học tập. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa làm được điều này. Nghề “hot” đang mới chỉ là một dấu hiệu của xu hướng. Xu hướng đó có thể dài hoặc ngắn, do vậy, những nghề “hot” năm nay hoặc sang năm, sẽ không phải là nghề của tương lai 5 năm, hoặc 10 năm nữa. Ví dụ: Nghề điện tử dân dụng…..

Do vậy, khi chọn nghề, bạn không nên chạy theo đám đông mà nên lựa chọn căn cứ vào những yếu tố như tôi đã nêu ở trên.

Nguyễn Thị Thoa - Tel: 01692367xxx

Theo anh, sinh viên được đào tạo kỹ càng về kỹ năng mềm như tại FPT Polytechnic khi làm việc tại công ty anh/chị có sự khác biệt rõ rệt với các bạn khác không được đào tạo kỹ năng này không ạ? Liệu nó có thực sự quan trọng như người ta vẫn nói?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Tất nhiên là có sự khác biệt, các bạn tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, hòa nhập nhanh hơn với môi trường làm việc. Một ứng viên có năng lực chuyên môn tốt + kỹ năng mềm tốt thì khả năng phát triển chắc chắn sẽ nhanh hơn các bạn chỉ có kỹ năng chuyên môn.

Phạm Thị Thủy - Email: thuythiemhaxxx@gmail.com - Mobile: 01693866xxx

Con trai tôi năm nay thi cuối cấp ba, cả hai mẹ con rất lúng túng chọn ngành. Cháu chọn một trường ĐH học lớn nhưng lực học không có gì nổi trội, các môn học đều nhau và chỉ ở mức trung bình. Cháu ham thể thao,thích bán hàng online để phục vụ bản thân vậy theo quý thầy cô tôi nên hướng cho cháu học ngành nào, trường nào ạ?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào chị Thủy, chị và cháu nên ưu tiên lựa chọn những ngành học phù hợp với khả năng và sở thích của cháu, sau khi cháu tốt nghiệp, được làm đúng nghề mình thích sẽ dễ dàng phát triển đam mê và sự nghiệp sau này. Nếu cháu thích bán hàng online, có thể học các ngành liên quan đến kinh tế như QTDN – Marketing & Sales, Digital Marketing,… Về trường học, chị và cháu nên xem xét lựa chọn các trường có điều kiện xét tuyển đơn giản, phù hợp với học lực của cháu. Hiện nay, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang tuyển sinh các ngành Kinh tế phù hợp với sở thích của cháu. Điều kiện xét tuyển của trường rất đơn giản: Chỉ cần cháu tốt nghiệp THPT. Chị và cháu có thể xem thông tin tuyển sinh trên website của trường TẠI ĐÂY.

Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được rèn luyện thể chất và ý chí qua môn võ Vovinam.
Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được rèn luyện thể chất và ý chí qua môn võ Vovinam.

Đặng Thị Thu Tuyết - Email: mangnonbxxx@gmail.com - Mobile: 0945076xxx

Con gái tôi năm nay học lớp 10 lực học của bé chỉ đạt trung bình, không nổi trội môn nào. Tôi muốn con mình vào ngành sư phạm tiểu học nhưng với tình trạng hiện nay cầu cao hơn cung nên tôi rất lo lắng. Vậy theo Vụ trưởng tôi nên chọn cho cháu ngành nào thì phù hợp?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp

Theo tôi chị có suy nghĩ đúng, bởi vì Sư phạm không phải lĩnh vực mà thị trường lao động có nhu cầu cao hiện nay. Với năng lực hiện tại của con gái chị, theo tôi học nghề là phù hợp nhất. Có rất nhiều nghề để cho bạn đó lựa chọn, phù hợp với khả năng, sở thích, nguyện vọng. Ví dụ như con gái có thể lựa chọn những ngành nghề du lịch, dịch vụ, ngoại ngữ.... Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét thêm đến nhu cầu của thị trường lao động, những ngành nghề mà con chị lựa chọn. Chị không cần lo lắng, xin chia sẻ thêm với chị, học nghề là xu hướng của thế hệ trẻ hiện nay trên thế giới đó chị.

Lê Hồng Trang - Email: tn4743xxx@gmail.com - Mobile: 01659104xxx

Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, liệu 1 học sinh học lực khá, không trội về môn toán môn tiếng Anh thì có thể học gì và làm gì ạ?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Tronng cuộc cách mạng 4.0, yếu tố cốt lõi là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối internet of things (IoT) và dữ liệu lớn ( Big Data) vào cuộc sống.

Em hãy chọn chuyên ngành hoặc công việc mà em yêu thích , cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ứng dụng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nên ngành nào, công việc gì cũng có thể ứng dụng được, nông nghiệp, thủy sản, sản xuất, dịch vụ…

Trần Thị Xuân Nguyên - Email: xuannguyentra123xxx@gmail.com - Mobile: 01684709xxx

Em thấy làm kế toán việc vừa nhiều mà lương lai thấp quá. Tương lai thì thất nghiệp nhiều quá. Vậy làm gì để học kế toán mà không thất nghiệp?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào Nguyên, ngành kế toán hiện nay có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng tỉ lệ cạnh tranh trong ngành này cũng không phải ít. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán thường ưu tiên những người có kinh nghiệm thực tế, ít tuyển sinh viên mới ra trường do chưa có kinh nghiệm làm việc. Nếu em muốn học ngành kế toán, thì cần làm thêm trong quá trình học để lấy kinh nghiệm thực tế, sau này ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Ngoài ra, em có thể xem xét những ngành học khác trong khối ngành kinh tế, cũng có nhu cầu tuyển dụng cao, dễ xin việc như: QTDN – Marketing & Sales, Digital Marketing hay PR & Tổ chức sự kiện,

Ngoài thời gian học tập trên lớp, sinh viên Cao đẳng thực hành FTP Polytechnic còn được tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể thao và thiện nguyện để vui chơi giải trí và tăng tình đoàn kết.
Ngoài thời gian học tập trên lớp, sinh viên Cao đẳng thực hành FTP Polytechnic còn được tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể thao và thiện nguyện để vui chơi giải trí và tăng tình đoàn kết.

Lê Thị Thùy Dung - Email: ledung002xxx@gmail.com - Mobile: 01635259xxx

Cháu có lực học khá. Cháu dự định thi khối A và A1. Giờ cháu nên chọn ngành gì để ra trường có việc làm ổn định? Xin Tiến sĩ trả lời giúp cháu.

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Chào cháu, cháu định thi khối a1, tức là định thi đại học. Nếu cháu định thi đại học, thì lời khuyên của tôi là cháu nên xem lại. Đại học cũng rất tốt, cũng rất tự hào, vinh dự, nhưng chỉ có điều cơ hội việc làm….. chắc cháu đã nghe nói nhiều. Cháu có thể xem thêm Bản tin thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổng cục Thống kê xuất bản hàng quý để biết thêm trên website http://molisa.gov.vn . Theo tôi, cháu nên cân nhắc lựa chọn học nghề. Đừng nghĩ học nghề là con đường cùng, là ngõ cụt. Rất rất nhiều những tấm gương thành công, thành danh từ học nghề. Còn về việc làm, thu nhập, tôi xin khẳng định với cháu, sau học nghề có tới từ 80-90% có việc làm, thu nhập tốt.

Cháu học khá khố a, a1, cháu có thể đăng ký những ngành nghề công nghệ kỹ thuật như công nghệ thông tin, viễn thông; du lịch (hướng dẫn viên du lịch); nhóm nghề ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức….);

Nguyễn Thị Tố Như – 0906109xxx

Hiện nay khi tuyển dụng em thấy hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu người ứng tuyển phải có kinh nghiệm thực tế, điều này thực sự khó với các cử nhân mới ra trường. Vậy theo anh, để có được kinh nghiệm thực tế này, sinh viên như chúng em cần phải làm gì ạ? Mong anh cho em lời giải đáp!

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Đúng là các doanh nghiệp luôn mong muốn nhận được Ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên không phải tất cả các công việc, có nhiều công việc yêu cầu tuyển dụng phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường. Với các bạn sinh viên, ngoài việc chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức khi đang học, các bạn nên chú ý tới các kỳ thực tập của nhà trường hoặc chủ động tìm kiếm các Job thực tập khi chuẩn bị ra trường để học hỏi thêm kiến thức thực tế. Đó chính là điểm cộng khi các bạn đi phỏng vấn vào doanh nghiệp.

Lê Thị Mỹ Hạnh - Email: hanhsino2xxx@gmail.com

Chào Ban tư vấn! Em hiện tại đang học 12. Em quan tâm ngành hướng dẫn viên du lịch. Vẻ bề ngoài của em dễ nhìn, tuy nhiên sức khỏe lại không được tốt vậy em có nên theo đuổi ngành không ạ? Xin ban tư vấn cho em lời khuyên.

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào Mỹ Hạnh,

Việt Nam đang là điểm đến của khách du lịch quốc tế nên tiềm năng việc làm của ngành này rất lớn. Em có ngoại hình ưa nhìn là một lời thế tốt, về vấn đề sức khỏe chưa tốt thì em có thể rèn luyện thêm, em có thể đi khám sức khỏe để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như lời khuyên của bác sĩ về rèn luyện sức khỏe, từ đó sức khỏe sẽ tốt. Điều quan trọng nhất là em cần có niềm đam mê đối với ngành Hướng dẫn viên du lịch em nhé.

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trả lời độc giả trên Dân trí.
Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trả lời độc giả trên Dân trí.

Mai Nhựt Vy – vymn83xxxx@gmail.com

Theo thông tin tôi tìm hiểu thì tỉ lệ việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp tại Cao đẳng FPT Polytechnic là 97.7%, đây là một con số khá cao. Đứng ở vai trò một nhà tuyển dụng, ông đánh giá thế nào đối với các ứng viên tốt nghiệp từ FPT Polytechnic?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Tôi đánh giá cao năng lực của các bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. Các bạn có kỹ năng cơ bản liên quan đến chuyên ngành tốt, kỹ năng mềm tốt, có khả năng hòa nhập tốt với môi trường làm việc. Công ty FSI chúng tôi hàng năm đều nhận các bạn sinh viên vào làm việc hoặc thực tập – đào tạo.

Phạm Đình Tuấn Minh - SĐT 0944 871 xxx - Email tuanminhpxxx@gmail.com

Tôi thấy hiện nay có hiện tượng nhiều cử nhân ra trường với bằng tốt nghiệp khá giỏi nhưng khi doanh nghiệp nhận vào làm việc lại phải đào tạo lại từ đầu cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Vậy có giải pháp nào để việc đào tạo và tuyển dung được chặt chẽ hơn, tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và sinh viên?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN

Trong giáo dục đại học tôi không dám nói, nhưng trong giáo dục nghề nghiệp, giải pháp để đào tạo gắn với tuyển dụng, như tôi đã nêu ở trên, đó chính là gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh, xây dựng chuẩn năng lực, xây dựng chương trình, tham gia tổ chức đào tạo, đánh giá; người học được thực hành, thực tập ngay tại doanh nghiệp. Tốt nghiệp của người học là việc tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tổng cục giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức 2 hội nghị tuyển sinh tại 2 miền Bắc, Nam. Tại hội nghị đó, nhiều ký kết hợp tác giữa Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp đã được thực hiện ngay tại Hội nghị.

Ngoài ra, thời gian gần đây, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam; ký kết với các Hiệp hội, Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam, Tổng hội thương gia Đài Loan…; các tập đoàn như Mường Thanh; chuẩn bị ký kết với Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Đức, Nhật, Hàn Quốc… làm cơ sở để các trường tiếp tục ký kết hợp tác cụ thể với các doanh nghiệp của các hiệp hội, tập đoàn nêu trên.

Hệ thống giáo trình, học liệu của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được mua bản quyền từ các nhà xuất bản lớn trên thế giới như: Pearson, McGraw-Hill và trực tiếp chuyển ngữ.
Hệ thống giáo trình, học liệu của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được mua bản quyền từ các nhà xuất bản lớn trên thế giới như: Pearson, McGraw-Hill và trực tiếp chuyển ngữ.

Lê Quí Thiện - Email: quithien2015@gmail.com - Mobile: 0961991730

Thưa thầy Vũ Chí Thành, em nghe nói ngành Công nghệ thông tin ở một số trường Cao Đẳng - Đại học để tốt nghiệp sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra, nếu không đạt thì không được tốt nghiệp. Vậy với ngành Công nghệ thông tin của Cao đẳng FPT Polytechnic sao? Khi ra trường các sinh viên có phải đạt chuẩn Anh văn nào không ạ?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào Thiện,

Trong môi trường học Công nghệ thông tin, Tiếng Anh, kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng cho sự nghiệp bền vững của em sau này. Nhà trường có tích hợp bộ giáo trình Topnotch vào quá trình học. Để tốt nghiệp em phải hoàn thành đầy đủ các môn học chuyên môn, các môn kỹ năng mềm mà còn phải hoàn thành đủ 4 kỳ học tiếng Anh trong tổng số 7 kỳ học tập tại trường.

Nguyễn Văn Quyết - Mobile: 0984 622 xxx

Cháu chào bác Hùng. Cháu là Quyết, hiện cháu đang là sinh viên năm nhất của một trường cao đẳng, chuyên ngành CNTT. Để tăng thêm sức cạnh tranh cho tấm bằng cao đẳng sau khi ra trường, cháy có nên học thêm văn bằng hay chứng chỉ không? Nếu có, xin bác gợi ý giúp cháu đó là những văn bằng gì, của chuyên ngành hoặc kỹ năng gì ạ? Cháu xin cảm ơn ạ!

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Chào cháu. Theo bác học CNTT là rất tốt rồi. Tuy nhiên, nếu cháu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, có thể tham gia vào dòng dịch chuyển lao động sang các quốc qia trong khu vực và thế giới, cháu nên học giỏi tiếng Anh, hoặc một, hai ngoại ngữ nào đó. Bác nghĩ bằng, cấp không quan trọng, mà quan trọng cháu phải có năng lực thực sự về ngoại ngữ. Ngoài ra, còn là những kỹ năng mềm khác nữa mà ở nhiều nhà trường còn thiếu.

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polyechnic còn được trang bị đầy đủ những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như: Kỹ năng mềm, ngoại ngữ, Tin học… để thích nghi được ngay với môi trường làm việc.
Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polyechnic còn được trang bị đầy đủ những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như: Kỹ năng mềm, ngoại ngữ, Tin học… để thích nghi được ngay với môi trường làm việc.

Hồng Nhung - Email: hongnhunxxx@gmail.com - Mobile: 0938797xxx

Những năm gần đây em được nghe nói rất nhiều về công nghệ 4.0. Vây cho em hỏi làm sao để làm chủ được công nghệ này?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng

suất lao động, giảm chi phí, hỗ trợ tối đa cho con người. Vì vậy với mỗi ngành sẽ có những công nghệ được ứng dụng riêng, Không ai có thể nắm bắt được tất cả các công nghệ này. Khi em làm ở ngành nào hay lĩnh vực nào, sẽ có những sản phẩm công nghệ hỗ trợ em. Để làm chủ được công nghệ đó, đơn vị sản xuất hay cung cấp sản phẩm công nghệ sẽ đào tạo và chuyển giao, giúp em nắm được công nghệ của sản phẩm để ứng dụng cho công việc của mình.

Thái Thị Minh Thuỳ - SĐT 0963 178 xxx - Email: minhthuy43xxx@gmail.com

Em muốn học về Marketing nhưng thấy Cao đẳng FPT Polytechnic có hai chuyên ngành đào tạo lĩnh vực này là Thương mại điện tử - Digital & Online Marketing và Quản trị doanh nghiệp - Marketing & Sales. Vậy hai ngành này có gì khác nhau? Nếu em muốn học chuyên sâu về Marketing thì nên chọn ngành nào?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào em, tôi xin đưa ra sự phân biệt giữa hai ngành này như sau:

Thương mại điện tử - Digital & Online Marketing trang bị những kiến thức chuyên môn như: Marketing, nghiên cứu thị trường, kinh tế thương mại dịch vụ, quảng cáo, vẽ và xử lý ảnh, xây dựng, quản trị website, Search Engine Marketing, Web and Mobile Marketing, SEO, Social Marketing… cùng các kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

Quản trị doanh nghiệp - Marketing & Sales cung cấp kiến thức về nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng; phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ; quyết định chiến lược xúc tiến sản phẩm; chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường. Các em cũng được cung cấp kiến thức về bán hàng bao gồm xây dựng kế hoạch bán hàng; tổ chức hệ thống phân phối; xây dựng quy trình nghiệp vụ của các phương thức bán hàng chuyên nghiệp; quản trị bán hàng; kỹ năng bán hàng; nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tuỳ vào nhu cầu của bản thân, em có thể chọn chuyên ngành phù hợp nhất với mình nhé!

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic giải đáp thắc mắc của phụ huynh và thí sinh liên quan đến việc chọn trường, chọn chuyên ngành học.
Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic giải đáp thắc mắc của phụ huynh và thí sinh liên quan đến việc chọn trường, chọn chuyên ngành học.

Trần Sỹ Hưng - Mobile: 0965609xxx

Tôi đang phân vân cho con trai theo học 1 trong 2 ngành là Thiết kế đồ hoạ và Thiết kế website. Trong hai ngành này, ngành nào có nhu cầu nào tuyển dụng lớn hơn? Cách đào tạo ngành này tại cao đẳng FPT Polytechnic khác nhau như thế nào?

Ông Vũ Chí Thành Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào anh Hưng,

Thiết kế website mang tính tổng thể hơn khi tạo ra một trang web phục vụ các mục đích riêng biệt, còn thiết kế đồ hoạ chính là công cụ để tạo ra những sản phẩm đồ hoạ trong tất cả các ngành nghề lĩnh vực cần tới thiết kế. Về cơ bản cách đào tạo hai ngành này là giống nhau khi đều đào tạo thiên về thực hành và theo hướng dự án. Với mỗi ngành sẽ có một số môn học bổ trợ khác nhau tuỳ thuộc vào định hướng của sinh viên khi ra trường. Anh có thể đến một trong 5 cơ sở gần nhất của nhà trường tại Hà nội, Đà Nẵng, HCM, Daklak và Cần Thơ để tham khảo thêm. Chúc cho cháu tìm được ngành học phù hợp.

Đào Duy Anh - Email blueskyxxx@gmail.com

Cho em hỏi ngành Công nghệ thông tin có khó học không và ra trường có dễ xin việc không ạ?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Nói Công nghệ thông tin khó học thì không đúng và nói không khó thì cũng không đúng. Chuyên ngành nào cũng có khó khăn và thuận lợi. Quan trọng nhất là em phải có định hướng ngay từ đầu thật rõ ràng về chuyên ngành mình học, nghề nghiệp mình sẽ làm và khi học cần chăm chỉ và quyết tâm. Cơ hội việc làm của chuyên ngành CNTT hiện rất rất nhiều. Công ty FSI bên anh hiện tuyển liên tục các vị trí liên quan đến chuyên ngành CNTT. Nếu em quan tâm có thể tham khảo thông tin trên website công ty.

Lê Quí Thiện - Email: quithien2015@gmail.com - Mobile: 0961991730

Các thầy cho em hỏi trong hai ngành quản trị nhà hàng khách sạn và công nghệ thông tin, ngành nào có cơ hội việc làm cao hơn sau 3 năm nữa? Và sau 3 năm nữa, số sinh viên ra trường liệu đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội chưa?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu, dự báo nào cụ thể về đầy đủ về các ngành nghề trong tương lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là thực trạng nhân lực hiện nay của Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế đã có những nhận định về xu hướng nghề nghiệp ở Việt Nam trong tương lai. Hai ngành mà bạn nêu: Lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng và công nghệ thông tin đều là những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao trong nhiều năm tới. Nếu bạn có khả năng, say mê 2 lĩnh vực này, thì lựa chọn học nghề ở những lĩnh vực là rất phù hợp.

Bên cạnh phòng học lý thuyết, FPT Polytechnic đầu tư các phòng thực hành máy tính, hệ thống phòng thực hành tiêu chuẩn 4 sao gồm: bar, nhà hàng, buồng, lễ tân, business center... giúp người học được thực hành như đang làm việc thực thụ.
Bên cạnh phòng học lý thuyết, FPT Polytechnic đầu tư các phòng thực hành máy tính, hệ thống phòng thực hành tiêu chuẩn 4 sao gồm: bar, nhà hàng, buồng, lễ tân, business center... giúp người học được thực hành như đang làm việc thực thụ.

Phạm Thị Thắm - SĐT 01639 477 xxx

Tôi sống tại Nam Định, có con trai năm nay học lớp 12. Cháu thích học công nghệ thông tin nhưng tôi sợ học phí ngành này cao, gia đình không đáp ứng được. Ngoài ra, học ngành này có cần trang bị máy tính cho con không? Tại FPT Polytechnic có hỗ trợ gì cho sinh viên trong việc mua máy tính không?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào bác, nếu bác cho em nhà mình học tại FPT Polytechnic Hà Nội thì học phí là 5.200.000đ/học kỳ kéo dài 4 tháng. Chia trung bình thì chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, chi phí này đang ở mức trung bình so với mặt bằng tại các trường hiện tại.

Còn về máy tính riêng, nhà trường có đầy đủ phòng thực hành máy tính và phòng tự học có trang bị máy tính cho sinh viên. Có máy vi tính riêng sẽ tốt cho bạn đặc biệt khi học Công nghệ thông tin nhưng đó không phải là quy định bắt buộc. Với sinh viên trong trường có nhu cầu mua máy mới, sinh viên nhà trường thường được hưởng các ưu đãi tại FPT Shop bác nhé!

Dương Hà Nam - Mobile: 0984 658xxx

Cháu xin chào các chuyên gia. Cháu có một câu hỏi muốn dành cho chú Linh, cháu thấy nhiều anh chị tốt nghiệp Đại học nhưng ra trường vẫn thất nghiệp hoặc làm những công việc không đúng chuyên môn. Vậy với tư cách một người đi trước và đạt được thành công trong cuộc sống cũng như công việc, chú có lời khuyên nào dành cho chúng cháu về lựa chọn ngành học và trường học không ạ? Cháu nên tập trung học để giỏi chuyên môn hay đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Chào Nam. Trước hết theo chú cháu cần xác định bản thân mình yêu thích công việc gì, thế mạnh, sở thích, tính cách của bản thân như thế nào để lưa chọn một công việc phù hợp với mình trong tương lai. Với xu thế nghề nghiệp hiện tại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thì có rất nhiều lựa chọn, có rất nhiều khối trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp đào tạo các chuyên ngành rất phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp ví dụ như: Công nghệ thông tin, Tài chính, Quản trị doanh nghiêp, Marketing… Cháu là con trai có thể cân nhắc chuyên ngành Công nghệ thông tin của Cao đẳng FPT Polytechnic. Trong thời gian học trước hết cháu vẫn cần tập trung vào việc học chuyên môn để có những kiến thức nền tảng tốt nhất. Sau đó đến nhưng năm cuối chuẩn bị ra trường cháu nên đi tìm kiếm những cơ hội thực tập, học việc thực tế tại doanh nghiệp để nằm bắt và làm quen với công việc. Chúc cháu sẽ có lựa chọn đúng đắn về chuyên nghành và trường đào tạo.

Tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, sinh viên đóng vai trò là người chủ động trong tìm kiếm thông tin, tích lũy kiến thức. Giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng và giải đáp thắc mắc cho sinh viên.
Tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, sinh viên đóng vai trò là người chủ động trong tìm kiếm thông tin, tích lũy kiến thức. Giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng và giải đáp thắc mắc cho sinh viên.

Lê Khánh Linh - Tel: 0977950xxx - Email: cogaimarxxx@gmail.com

Thật sự lúc này em thấy rất áp lực. Em rất thích các hoạt động xã hội và mong muốn theo học ngành Tổ chức sự kiện tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic nhưng gia đình lại luôn hướng em thi vào ngành Kinh tế tại một trường ĐH để tiện lo công việc sau tốt nghiệp. Hàng ngày, em phải ôn luyện để thi đỗ vào ngành mình không mong muốn. Em không biết làm sao để thuyết phục gia đình. Mong các thầy cô cho em lời khuyên ạ!

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Làm bố mẹ ai cũng mong muốn con mình học giỏi và có một tương lai tốt đẹp, nhưng nhiều khi niềm mong muốn ấy không phù hợp với sở thích của con em mình lại vô tình khiến các bạn trẻ rơi vào áp lực và bế tắc.

Trong trường hợp này, tôi khuyên bạn nên thẳng thắn chia sẻ với cha mẹ về sở thích, mong muốn của mình. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, nước ta hiện nay có khoảng 7.000 công ty quảng cáo, nhân lực đáp ứng nhu cầu cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Tuy nhiên, có một thực tế là khi nhu cầu ngày một gia tăng thì hầu hết các công ty đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu với chất lượng cao và đã qua đào tạo. Bởi vậy, sau khi được đào tạo chuyên ngành này tại Cao đẳng FPT Polytechnic, sinh viên luôn được các doanh nghiệp săn đón với mức lương hấp dẫn. Tại FPT Polytechnic, 97,7% sinh viên có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

Hãy cho cha mẹ thấy tiềm năng của ngành Tổ chức sự kiện hiện nay lớn thế nào, cơ hội nghề nghiệp lớn ra sao. Tôi chắc rằng, khi được giải thích rõ ràng và cặn kẽ, bố mẹ bạn sẽ suy nghĩ lại về sự định hướng của mình. Chúc bạn sớm được cho phép để theo đuổi đam mê!

Nguyễn Quốc Thao - Mobile: 0912 336 xxx

Thưa ông Linh, với sinh viên hiện nay, ngoài kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm thì cần có những yếu tố gì khác để được doanh nghiệp đánh giá cao? Là một nhà tuyển dụng, ông đánh giá cao các ứng viên ở điểm nào?

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Chào Thao! Dưới góc độ đánh giá của một nhà Tuyển dụng thì ngoài những yếu tố như bạn nói trên, chúng tôi đánh giá cao ứng viên ở độ trung thực, chăm chỉ, khả năng cam kết gắn bó với công ty, trách nhiệm với công việc, sự hoà nhập với môi trường văn hoá của doanh nghiệp. Sau tất cả yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất cho việc gắn bó lâu dài với công ty…

Trần Minh - Email: liveisduties@gmail.com

Thưa tiến sĩ, để xảy ra tình trạng "người có bằng cấp vẫn bị thất nghiệp”, chúng ta nên nhìn nhận trách nhiệm của ai? Do gia đình, nhà trường hay doanh nghiệp, xin tiến sĩ trả lời giúp cháu.

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Đây là trách nhiệm chung của cả xã hội, trong đó có trách nhiệm của mỗi cá nhân người học, trách nhiệm của gia đình trong nhận thức về vấn đề bằng cấp, coi bằng cấp là quan trọng, là số mục tiêu phấn đấu. Tuy nhiên, còn có cả trách nhiệm của nhà trường trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; có cả trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng chính sách, trong truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội.

Sinh viên FPT Polytechnic được học hỏi và trưởng thành qua các dự án thực tế, những sự kiện tiếp xúc và làm việc, thực tập cùng doanh nghiệp.
Sinh viên FPT Polytechnic được học hỏi và trưởng thành qua các dự án thực tế, những sự kiện tiếp xúc và làm việc, thực tập cùng doanh nghiệp.

Trần Mai Hoàng Oanh - SĐT 0933 667 xxx

Em thấy trường có đào tạo theo dự án, tức là mình vừa học vừa được làm dự án thật luôn phải không? Em muốn học ngành Marketing & Sale thì được làm dự án về nghề này luôn ạ? Vậy có phải học lý thuyết không?

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Project- based-training” hay “đào tạo theo dự án” là phương pháp đào tạo tiên tiến dựa trên thực tiễn. Theo đó, sinh viên sẽ được biết mục đích học tập của mỗi môn học (case study), học kỳ (project) tại đầu môn học. Quá trình học tập là quá trình tìm tòi, học hỏi để giải quyết từng thành phần của vấn đề. Môn học cuối cùng khép lại sẽ giải quyết được toàn bộ vấn đề. Việc học tập này khá giống với khi đi làm được giao việc và người nhận việc phải tìm hiểu cách thức để giải quyết từng phần của việc và ghép lại là tổng thể công việc đó. Phương pháp đào tạo theo dự án nhằm làm tăng tính trải nghiệm dựa trên mô phỏng thực tế công việc.

Đỗ Ngọc Lan - Mobile: 0979 579xxx

Thưa bác cháu là sinh viên cao đẳng năm cuối. Cháu dự định sau khi tốt nghiệp sẽ đi làm một thời gian rồi mới học liên thông lên đại học. Nhưng bây giờ rất nhiều trường đại học được thành lập mà chất lượng thì chưa tốt lắm. Vậy giữa sinh viên nhận bằng liên thông của một trường uy tín và sinh viên tốt nghiệp chính quy của một trường đại học tầm trung, ứng viên nào sẽ được đánh giá cao hơn?

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Với bác, nếu bác là ông chủ một doanh nghiệp nào đó, thì bác sẽ không quan tâm đến tấm bằng người ứng viên đó có, mà quan tâm đến năng lực thực hiện của người đó đang sở hữu. Do vậy, hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, họ không quan đến vấn đề bằng cấp đâu. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị, nhất là khối cơ quan hành chính nhà nước, người ta vẫn còn quan tâm đến bằng cấp của ứng viên. Theo đó, nếu cháu định xin việc vào khối nào thì cần có sự quan tâm phù hợp.

Nhờ những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic luôn làm hài lòng tất cả các doanh nghiệp tuyển dụng.
Nhờ những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic luôn làm hài lòng tất cả các doanh nghiệp tuyển dụng.

Bùi Nhật Hải - Mobile: 0914 339xxx

Thưa chú Linh, cháu đang là học sinh lớp 12, cháu muốn hỏi là nếu cháu học Cao đẳng thì sau này, khi tuyển dụng cháu có bị xếp sau các bạn học đại học không ạ? Và, mức lương của cháu có phụ thuộc vào bằng cấp không ạ? Cháu cảm ơn chú nhiều!

Ông Vũ Duy Linh - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Ở Công ty FSI chúng tôi thì không có sự phân biệt về bằng cấp. Tất cả phụ thuộc vào năng lực thực sự và những đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.

Phan Quốc Vương - Giới tính: Nam - Tuổi: 17 - 12 /04/2018 03:38:46

Em thấy rất bi quan không biết nên thi vào trường nào. Ở quê em phần lớn các anh chị học giỏi là thất nghiệp vì học giỏi đồng nghĩa với con nhà nghèo. Con nhà giàu ít ai học giỏi nhưng nhờ có nhiều tiền nên không thất nghiệp. Xin thầy tư vấn giúp em về việc chọn ngành nghề, để cơ hội việc làm trong tương lai được cao hơn.

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc khối đào tạo Cao đẳng-FPT Polytechnic

Chào Vương,

Bill Gates từng nói "cuộc sống vốn không công bằng và bạn phải làm quen với việc đó" theo tôi trong xã hội có những việc không tuân theo quy luật nào cả khiến những người như em phải buồn phiền.

Thay vì suy nghĩ bi quan về tương lai, em hãy chủ động tìm hiểu ngành nghề phù hợp với năng lực và đam mê của mình để có thể có việc làm vững chắc sau này.

Việc chọn ngành học rất quan trọng, không cứ học giỏi là có được việc làm mà cần phải chọn đúng ngành học xã hội đang cần, phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân. Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời, tôi nghĩ em hoàn toàn có thể tìm được ngành nghề và môi trường phù hợp với kinh tế của gia đình. Cho dù xung quanh em thế nào, tôi tin em sẽ có lựa chọn tốt. Chúc em thành công với lựa chọn của mình. Để giúp các thí sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp, chúng tôi có lập hệ thống trắc nghiệm nghề nghiệp, em click TẠI ĐÂY để tham khảo nhé.

Nhà giáo ưu tú, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:

Cảm ơn các độc giả đã quan tâm đến chương trình toạ đàm hôm nay do Báo Dân trí phối hợp với Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức. Tôi đánh giá đây là một chương trình rất có ý nghĩa không chỉ đối với các bậc phụ huynh, các bạn thí sinh đang đứng giữa ngã ba đường mà còn với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến đề tài tuyển dụng, việc làm, thất nghiệp. Với vấn đề hot này, các câu hỏi, thắc mắc chắn chắn là còn rất nhiều nữa.

Dù chưa làm thoả mãn tất cả nhưnh với những vấn đề chính của các độc giả quan tâm chúng tôi đã giải đáp được phần nào. Lời cuối chương trình này, tôi muốn khẳng định, học gì cũng tốt, học nghề hay học đại học. Tuy nhiên, trong xu thế và bối cảnh hiện nay và tương lai, học nghề là lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ để lập thân, lập nghiệp. Cánh cửa đại học sẽ không khép lại với các bạn sau khi học nghề, nếu có nhu cầu và nguyện vọng học tiếp lên trình độ cao hơn. Chúc các bậc phụ huynh, các bạn trẻ có lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp cho tương lai.

FPT Polytechnic là hệ Cao đẳng thực hành thuộc Đại học FPT, ra đời năm 2010, triển khai mô hình giáo dục kiểu mới dựa trên sức mạnh của công nghệ thông tin với triết lý đào tạo “Thực học - Thực nghiệp”. Cụ thể, chương trình đào tạo được thiết kế cùng với doanh nghiệp theo hướng dự án cho từng học kỳ và bài tập thực tế cho từng môn học.

Theo đó, nhà trường đưa các công việc thực tế trong doanh nghiệp vào bài giảng. Những kiến thức lý thuyết và thực tế sống động cụ thể, được cung cấp qua hệ thống ứng dụng CNTT tốt nhất Việt Nam và quản trị học tập theo chuẩn quốc tế giúp sinh viên chủ động học. Xác định mục tiêu đào tạo nhân lực sát thực tiễn và nhu cầu doanh nghiệp, FPT Polytechnic đang triển khai đào tạo 12 ngành nghề thuộc 03 khối ngành lớn, gồm Công nghệ thông tin, Kinh tế - Kinh doanh và Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn.

Tính đến nay, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng đã ký kết hợp tác với 371 doanh nghiệp đối tác với các thỏa thuận đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập, học thực hành, và lựa chọn tuyển dụng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện 97,7% sinh viên FPT Polytechnic đã có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

Quý độc giả và phụ huynh quan tâm đến chương trình đào tạo của nhà trường vui lòng truy cập tại đây để được tư vấn.