Tọa đàm trực tuyến: Giải bài toán nhân lực ngành cơ khí trong kỷ nguyên 4.0
(Dân trí) - 10h sáng ngày 6/8, Tọa đàm "Giải bài toán nhân lực ngành cơ khí trong kỷ nguyên 4.0" diễn ra trên Báo điện tử Dân trí dưới hình thức trực tuyến.
Chương trình mang tới những lời giải quan trọng đối với các bạn trẻ đang tìm hiểu về ngành cơ khí trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Ngành Cơ khí được xem là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất và cũng là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành cơ khí đã và đang đối mặt với nhiều thách thức cũng như những cơ hội chuyển mình.
Đáng chú ý, những năm gần đây, trước nhu cầu thực tiễn từ các lĩnh vực, ngành nghề, ngành cơ khí đã và đang thể hiện rất rõ vai trò vô cùng đa dạng. Để nắm bắt cơ hội trước những khó khăn, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề là một trong những yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Là một trong bốn trụ cột của nền công nghiệp Việt Nam, ngành cơ khí hiện đang đóng góp gần 30% GDP của cả nước, là nền tảng và động lực hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển.
Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành Cơ khí cao hơn bình quân tăng trưởng kinh tế, nhiều doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đã sản xuất và gia công rất đa dạng chi tiết máy móc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ.
Các doanh nghiệp Cơ khí trong ngành công nghiệp phụ trợ làm ra các sản phẩm chi tiết cơ khí chính xác dùng máy CNC đã liên tục nhận được các đơn hàng từ các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu và tăng quy mô sản xuất ngay cả trong thời kỳ dịch Covid-19.
Được nhận định là một trong những ngành nghề xương sống, cơ hội phát triển tốt trong thời đại 4.0 khi triển khai máy móc và ứng dụng công nghệ, ngành cơ khí sẽ có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn có "thực lực" để cạnh tranh với các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài.
Nguồn nhân lực chất lượng cao với tư duy tiến bộ được xem là "bước ngoặt" quan trọng trong công cuộc tái định hình và khôi phục kinh tế trong thời gian tới đây và sẽ là sự bùng nổ khi dịch bệnh được kiểm soát.
Hiện nay, Việt Nam đang rơi vào tình trạng khát nhân lực chất lượng cao ngành cơ khí. Đây không chỉ là bài toán đau đầu của các doanh nghiệp, mà cũng là vấn đề chung của nền công nghiệp nước nhà. Có nên học ngành Cơ khí lúc này? Nếu học thì có nên lựa chọn môi trường Cao đẳng để làm bước đệm cho tương lai?...
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh cùng các bạn trẻ những ngày sau khi nhận kết quả Tốt nghiệp THPT.
Hãy cùng tham gia tọa đàm trực tuyến diễn ra trên Báo điện tử Dân trí vào 10 giờ sáng ngày 6/8/2021 (thứ 6) với chủ đề: "Giải bài toán nhân lực ngành Cơ khí trong kỷ nguyên 4.0" cùng sự góp mặt của 3 vị diễn giả:
1. Ông Trần Vân Nam - Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ông Phan Mạnh Hoàng - Giám đốc Công ty MTS Việt Nam.
3. Ông Nguyễn Tấn Đông - Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTEX Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí tại Cao đẳng FPT Polytechnic TẠI ĐÂY