Tọa đàm trực tuyến: Để sinh viên nghèo có tiền theo học

Tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” diễn ra chiều nay 15/10 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam…

Dân trí xin giới thiệu tọa đàm trực tuyến này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ:

Với phương châm, không để một HS, SV nào vì lý do khó khăn về tài chính phải bỏ học, trong 5 năm qua, hàng triệu lượt học sinh, sinh viên nghèo đã được vay vốn ưu đãi của Chính phủ để lập thân, lập nghiệp. Theo thống kê từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đã có hơn 35.000 tỷ đồng được giải ngân.

Tuy nhiên, kỳ vọng của xã hội đối với chương trình ngày càng lớn. Với hàng triệu HS, SV nghèo và những bậc sinh thành, đó là nỗi lo không có tiền đi học, là khả năng liệu có vay được vốn ngân hàng không; thời gian và thủ tục đi vay có phức tạp không, đối tượng vay vốn có mở rộng, mức cho vay có được nâng lên hay không?

Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục, Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc xử lý nợ vay đối với những tân cử nhân ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, hay làm thế nào để bảo đảm công tác thu hồi nợ, đảm bảo nguồn vốn bền vững cho chương trình.

Tất cả đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết để chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tiếp tục được phát triển và lan toả giá trị nhân văn của nó.

Đây chính là lý do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến để cùng trao đổi về chủ đề: “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” vào lúc 2h chiều nay 15/10.

Tham dự buổi Tọa đàm có:

- Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính;

- Ông Lò Văn Đức, Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;

- Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước.
 
Chương trình tọa đàm trực tuyến Để sinh viên nghèo có tiền theo học lúc 2h chiều nay 15/19.
Chương trình tọa đàm trực tuyến "Để sinh viên nghèo có tiền theo học" lúc 2h chiều nay 15/19.
 
Chương trình này đang được truyền hình trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Đồng thời chương trình cũng được thông tin trên kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình kỹ thuật số VTC và một số báo đài khác…  

BTV: Thưa Thứ trưởng Trần Quang Quý, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính. Vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chỉ đạo này như thế nào?

Ông Trần Quang Quý: Chương trình tín dụng với HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện 5 năm nay. Bộ đã thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng trên tinh thần không để HSSV nào bỏ học vì lý do tài chính. Bộ đã triển khai các giải pháp như sau:

Thứ nhất, hàng năm Bộ có văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chương trình tới toàn thể học sinh, sinh viên.

Thứ hai, ban hành các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các trường sớm cấp giấy chứng nhận cho HSSV để làm thủ tục vay vốn. Những học sinh, sinh viên nào chắc chắn được lên lớp, tiếp tục học phải cấp giấy chứng nhận sớm cho các em để làm thủ tục vay vốn. Một số trường hợp thi lại, buộc thôi học thì nhà trường cần kịp thời thông báo cho ngân hàng CSXH, tránh việc thất thoát vốn.

Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH nắm thông tin, xử lý những vướng mắc phát sinh, quản lý và thu hồi vốn sau khi sinh viên ra trường.

Thứ ba, Bộ đã triển khai cùng Bộ LĐTBXH xây dựng website vay vốn đi học phục vụ công tác quản lý tín dụng, xây dựng thông tư hướng dẫn, cung cấp thông tin trên trang này. Trang web có địa chỉ: http://vayvondihoc.moet.gov.vn/?page=9.5&mode=register
 
Ông Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BTV: Thưa ông Nguyễn Ngọc Anh, năm học mới đã đến, đa số tân sinh viên đã nhập trường, nhưng theo thông tin chúng tôi được biết ở nhiều địa phương, học sinh, sinh viên đủ điều kiện nhưng vẫn chưa được vay vốn theo chương trình ưu tiên của Chính phủ.

Thời gian vừa qua, một số phương tiện truyền thông cũng đưa thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội đang thiếu vốn để học sinh, sinh viên vay ưu đãi gây lo lắng cho các em HSSV và gia đình.

Ngày 25/9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ký Quyết định bổ sung cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 2500 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo để cho vay học sinh, sinh viên.

Việc bảo đảm vốn cho chương trình được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Đây là chương trình rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngay từ ngày đầu tiên đã được quan tâm chặt chẽ của Chính phủ trong bố trí nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho thực hiện chương trình.

Như đã trình bày, để cân đối cho chương trình sinh viên vay vốn này, theo tính toán của chúng tôi ban đầu cho chu kỳ tối đa 5 năm, các em sinh viên sẽ trả nợ trong chu kỳ tiếp theo 5 năm nữa, thì cần nguồn vốn quay vòng từ 45-50.000 tỷ đồng.

Về cơ cấu, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng nguồn vốn cho cả chu kỳ quay vòng. Chúng tôi xây dựng cơ cấu để đảm bảo ổn định, nhà nước bố trí khoảng 1/3, NHCSXH huy động 2/3 từ thị trường để đảm bảo nguồn vốn cho học sinh sinh viên.

Trong thời gian qua, do khó khăn nhất định từ thị trường tài chính, có lúc NHCSXH cũng chưa huy động kịp thời nguồn vốn từ thị trường, nhưng Bộ Tài chính, NHNN, các bộ, ngành cũng như Chính phủ đã chỉ đạo rõ không để khó khăn ảnh hưởng tới nguồn vốn NHCSXH cho học sinh, sinh viên. Bộ Tài chính, NHNN tạo  nguồn vốn tạm thời để đảm bảo nguồn vốn cho NHCSXH đảm bảo nguồn vốn cho vay từng kỳ. Giai đoạn trước là khoảng 3.500-4000 tỷ đồng, giai đoạn này từ khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chuẩn bị cho kỳ 1 năm học 2012-2013, chúng tôi khẳng định Chính phủ đã cân đối đủ vốn cho NHCSXH thực hiện giải ngân cho chương trình.

Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng sau khi báo cáo UBTVQH đã ký Quyết định dành 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn giảm nghèo của WB để dành cho NHCSXH giải ngân cho sinh viên. Cộng với nguồn thu nợ rất tốt từ chương trình cho vay trong các kỳ vừa qua, nếu nhu cầu cho vay từ khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng trong học kỳ này thì đã đủ nguồn.
 
Ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính.
Ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính.

BTV: Từ phía NHCSXH, xin ông cho biết ngân hàng có thực sự thiếu vốn không và công tác giải ngân được Ngân hàng triển khai như thế nào?

Ông Lò Văn Đức: Chúng tôi khẳng định rằng đến thời điểm này kể cả nguồn vốn 2.500 tỷ đồng từ nguồn vay giảm nghèo của WB cộng với thu nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện 9 tháng đã đạt 2.600 tỷ đồng, đến ngày 31/12 sẽ có thể đạt 3.000 tỷ đồng, thì sẵn sàng có đủ vốn cho học sinh, sinh viên vay vốn. Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh tổ chức khẩn trương giải ngân cho học sinh, sinh viên.
 
Ông Lò Văn Đức - Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Ông Lò Văn Đức - Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

BTV: Sinh viên Lê Thị Hoa gửi thư cho chúng tôi, cách đây 2 ngày, viết: Em là tân sinh viên trường Đại học Thủy lợi. Gia đình em là 1 hộ nghèo ở tỉnh Thanh Hóa và thuộc diện được vay vốn ưu đãi. Năm học mới đã bắt đầu, nhưng đến nay gia đình em vẫn chưa được vay vốn ưu đãi. Cho em hỏi, đến khi nào thì em được vay vốn để đi học?

Câu hỏi này, xin được dành cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa. Xin mời ông.

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo các chi nhánh tập trung nguồn lực cho học sinh, sinh viên vay vốn. Về tổ chức thực hiện tại Thanh Hóa có 637 chi nhánh xã, phường, trên 6.000 thôn bản thì có trên 10.000 tổ tiết kiệm giúp học sinh, sinh viên có thể tiếp cận vốn nhanh nhất. Với tổ chức thực hiện như vậy, đối với hộ gia đình có con theo học khi có giấy báo nhập học, có hồ sơ xin vay vốn thì chúng tôi sẽ tổ chức giải ngân ngay, hoặc trong trường hợp nhà trường gửi giấy báo xác nhận về học sinh, sinh viên thì chúng tôi cũng sẽ tổ chức giải ngân ngay. Ngoài ra, chúng tôi cũng có quy định một ngày cố định hàng tháng tại các xã, thôn để giải quyết các vướng mắc mà người dân gặp phải khi làm thủ tục vay vốn cho con em đi học. Ngoài ra, cán bộ của chi nhánh thường xuyên bám địa bàn các xã, thôn để giải quyết cấp vốn ngày khi có sinh viên có nhu cầu vay vốn.

Vì vậy, tính đến hết tháng 9, tại Thanh Hóa đã cho học sinh, sinh viên vay 2.352 tỷ đồng, tính tổng cộng trong 5 năm qua dư nợ đạt trên 2.700 tỷ đồng, riêng trong năm học 2012-2013 chúng tôi đã giải ngân trên 400 tỷ đồng… Còn đối với với trường hợp bạn Hoa, thì bạn có thể liên hệ với trưởng thôn để thực hiện các thủ tục vay vốn, nếu có vướng mắc thì có thể xem lại thông tin, thông báo tại xã và tại xã có số điện thoại nóng để liên hệ với chúng tôi giải đáp, giải quyết… Chúng tôi khẳng định 100% học sinh, sinh viên nghèo ở Thanh Hóa được tiếp cận vay vốn.

Về thông tin năm 2012 có một số học sinh, sinh viên phải nghỉ học do không vay được vốn thì chúng tôi đã xác minh và các sinh viên này nghỉ học là do các lý do khác chứ không phải là do thiếu tiền, không được vay vốn để đóng học phí.

Bạn Hoa có thể cho địa chỉ để chúng tôi tiếp cận với địa phương để giải quyết cụ thể đối với trường hợp của bạn.
 
Ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính.
Ông Nguyễn Tiến Trứ - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước.

BTV: Thưa Thứ trưởng Trần Quang Quý, bước vào năm học mới, các trường tiến hành thu học phí và những khoản đóng góp khác, nhưng thời điểm này HSSV chưa nhận được vốn vay ưu đãi, buộc các gia đình nghèo phải “vay nóng” để có tiền cho con mình nhập học.

Vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này giúp các tân sinh viên nghèo giảm bớt áp lực về tài chính khi nhập trường?

Ông Trần Quang Quý: Thường vào đầu năm học mới, các học sinh, sinh viên thường chậm nhận được tiền vay. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được đóng tiền sau. Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BTV: Thủ tục giải ngân của NHCSXH đối với sinh viên có cần điều chỉnh cho phù hợp không, thưa ông Đức?

Ông Lò Văn Đức: Theo quy định của ngân hàng, trong năm đầu tiên, các em chỉ phải mang giấy nhập học, tại nơi thôn bản nơi gia đình cư trú sẽ được vay vốn.

Từ khi thực hiện Quyết định 157 tới nay, chúng tôi đã có cải cách đáng kể về thủ tục. Trước đây, NH cho vay trực tiếp đến từng HSSV, có nhiều bất cập, đặc biệt là khi thu hồi nợ, hiện NH đã chuyển sang cho vay qua hộ gia đình, ủy thác qua các tổ chức xã hội. Hiện toàn quốc có hơn 200 nghìn tổ tiết kiệm và vay vốn, 10.600 điểm giao dịch, giải ngân trực tiếp cho người vay vốn theo lịch niêm yết. Các thủ tục này về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, chưa có vướng mắc nhiều. Tuy nhiên, NH vẫn sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của người vay, việc cải cách thủ tục cho người vay cũng là cho ngân hàng.

Thời gian qua có trục trặc nhỏ, khi NH có ban hành mẫu xác nhận mới, đã công bố nhưng có trường chưa cập nhật kịp. Nắm bắt được tình hình này, nhận thấy việc thay đổi này không có ảnh hưởng nhiều, chúng tôi đã cho tiếp tục sử dụng mẫu cũ, mẫu cũ vẫn có hiệu lực.

BTV: Thưa ông, gia đình học sinh viên đang gặp khó khăn gì trong quá trình tiếp cận nguồn vốn?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Tại Thanh Hóa, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn hầu như là không có. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có một số khúc mắc. Thứ nhất, trong quá trình thực hiện, hoàn thiện hồ sơ của các tổ chức cho vay vốn và các tổ chức khác chưa kịp thời, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên không có hồ sơ đưa đến ngân hàng để làm căn cứ giải ngân.

Thứ 2 là vấn đề mẫu giấy xác nhận như đã nói. Một số trường trong quá trình xác nhận vẫn là giấy theo mẫu cũ, chưa đáp ứng đủ thông tin.

Thứ 3 là trong quá trình thực hiện tại cơ sở, việc bổ sung các hộ vào diện nghèo và cận nghèo chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến quá trình xét cho vay vốn. Và trong quá trình xác nhận HSSV vay vốn của một số địa phương chưa thật chính xác.

Thứ 4, các hộ gia đình cho rằng mức cho vay hiện nay còn thấp.

Từ đó, có một số đề xuất từ chi nhánh như tăng mức cho vay, xác nhận của trường cũng nên thực hiện theo mẫu thống nhất; rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, cận nghèo…

BTV: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tại Thông tư 34/2011) hướng dẫn xác định đối tượng học sinh sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính là: học sinh, sinh viên có cha hoặc mẹ đang bị tai nạn lao động, hoặc mắc bệnh nghề nghiệp  đang hưởng trợ cấp thường xuyên phải có số hưởng trợ cấp hàng tháng do BHXH cấp.

Nếu cha me bị mất khả năng lao động vĩnh viễn hoặc suy giảm khả năng lao động phải có chứng nhận tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơ quan y tế có thẩm quyền mới được UBND xã  xác nhận.

Dường như quy định này đang làm chậm quá trình xác nhận để học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Ông Lò Văn Đức: Đúng là ở địa phương xác nhận đối tượng học sinh, sinh viên có khó khăn về tài chính có sát hơn, tuy nhiên, thủ tục khá phức tạp và mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Thực tế cho thấy sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chưa tốt, đặc biệt là trong việc xử lý những sai sót, tồn tại trong việc xác nhận đối tượng vay nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chương trình.

BTV: Là địa phương có dư nợ chương trình tín dụng HSSV cao nhất cả nước. Xin ông cho biết quan điểm của mình để giải quyết bất cập này?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Khi xác nhận đối tượng không chính xác gây bất bình trong nhân dân, tuy nhiên, chúng tôi đã tổ chức đối thoại với người dân về việc cho học sinh, sinh viên vay vốn. Và UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện việc xác nhận đúng đối tượng, vận động các hộ gia đình có ý thức trả nợ. 

BTV: Tuy nhiên, chúng tôi muốn hỏi mối quan hệ, cơ chế ràng buộc giữa ngân hàng chính sách xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức cho học sinh, sinh viên vay vốn là như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Hiện cơ chế ràng buộc này chưa có nhưng không chỉ đối với nguồn vốn vay dành cho học sinh, sinh viên, mà đối với những nguồn vốn vay từ nguồn ngân sách nhà nước thì cấp ủy, chính quyền địa phương đều phải có trách nhiệm tuyên truyền, xác nhận đúng đối tượng và vận động người dân trả nợ đúng hạn.

BTV: Nhiều bạn đọc gửi thư đến Cổng TTĐTCP phản ánh rằng: Việc xác nhận cho các đối tượng này vay vốn, nhiều địa phương triển khai khác nhau, có nơi thì quá chặt, ngược lại có nơi thì lỏng lẻo; cá biệt có một số địa phương khi hộ có nhu cầu vay vốn không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì đều xác nhận là hộ khó khăn về tài chính để được vay vốn…

Làm sao để khắc phục tình trạng này, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vai trò và hiệu quả hoạt động của Tổ Tiết kiệm vay vốn, tổ giao dịch lưu động trong việc giám sát?

Ông Lò Văn Đức: Vấn đề các bạn vừa nêu là thực tế cũng có, đặc biệt từ năm 2010 về trước. Các đối tượng được vay theo điều 3 khoản 2 Quyết định 157, Bộ LĐTBXH đã có Thông tư 27 hướng dẫn, nhưng có địa phương triển khai chưa chuẩn xác. Có đối tượng khó khăn chung chung cũng đưa vào khó khăn tài chính. Từ năm 2011 lại đây, Bộ LĐTBXH đã có Thông tư 34 hướng dẫn chi tiết hơn. Qua các đoàn kiểm tra liên ngành, các tổ tiết kiệm vay vốn, các tổ giao dịch có chấn chỉnh, các địa phương đã xác nhận chính xác hơn. Việc kiểm tra giám sát có vai trò rất quan trọng tại địa phương, nhất là tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, người nắm bắt được tình trạng thực tế của người dân, biết được người vay có đủ tiêu chuẩn hay không.  

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Tại Thanh Hóa, từ năm 2010 về trước, có tình trạng cho vay 4 năm học, các gia đình có 2, 3 con đi học dù không phải hộ nghèo cũng gặp nhiều khó khăn, nên có nơi xác nhận cho vay. Nhưng theo quy định mới, giải ngân hàng năm nên việc đã này đã giảm đi rất nhiều.

BTV: Như thông tin chúng tôi có được, thời gian qua đã có hơn 1.000 học sinh, sinh viên phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. Thứ trưởng có thể cho biết con số cụ thể và dự kiến của Bộ để giải quyết vấn đề này?

Ông Trần Quang Quý: Thực tế, trước những thông tin này, trước đây Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GDĐT kiểm tra và báo cáo ngay về tình hình nhiều học sinh bỏ học. Qua kiểm tra, số lượng này chỉ khoảng 1.000 nhưng rải rác ở các trường. Theo thống kê, các em bỏ học có nhiều lý do khác nhau, có thể có công việc hay do điều kiện bố mẹ ốm phải nghỉ để chăm sóc… Còn học sinh theo diện vay vốn này thì chúng tôi thấy không có.

Về phía các em bỏ học do lý do khác, Bộ cũng không thể can thiệp, nhưng nếu do hoàn cảnh, bố mẹ ốm đau đột xuất, chúng tôi yêu cầu nhà trường báo cáo. Trong văn bản có những trường hợp khó khăn đột xuất, nếu nhà trường và địa phương xác định vẫn đề nghị thì vẫn xét cho vay vốn.

BTV: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tại Thông tư 34/2011) hướng dẫn xác định đối tượng học sinh sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính là: học sinh, sinh viên có cha hoặc mẹ đang bị tai nạn lao động, hoặc mắc bệnh nghề nghiệp  đang hưởng trợ cấp thường xuyên phải có số hưởng trợ cấp hàng tháng do BHXH cấp.

Nếu cha mẹ bị mất khả năng lao động vĩnh viễn hoặc suy giảm khả năng lao động phải có chứng nhận tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơ quan y tế có thẩm quyền mới được UBND xã xác nhận.

Dường như quy định này đang làm chậm quá trình xác nhận để học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Ông Lò Văn Đức: Đúng là ở địa phương xác nhận đối tượng học sinh, sinh viên có khó khăn về tài chính có sát hơn, tuy nhiên, thủ tục khá phức tạp và mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Thực tế cho thấy sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chưa tốt, đặc biệt là trong việc xử lý những sai sót, tồn tại trong việc xác nhận đối tượng vay nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chương trình.

BTV: Là địa phương có dư nợ chương trình tín dụng HSSV cao nhất cả nước. Xin ông cho biết quan điểm của mình để giải quyết bất cập này?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Khi xác nhận đối tượng không chính xác gây bất bình trong nhân dân, tuy nhiên, chúng tôi đã tổ chức đối thoại với người dân về việc cho học sinh, sinh viên vay vốn. Và UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện việc xác nhận đúng đối tượng, vận động các hộ gia đình có ý thức trả nợ.

BTV: Tuy nhiên, chúng tôi muốn hỏi mối quan hệ, cơ chế ràng buộc giữa ngân hàng chính sách xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức cho học sinh, sinh viên vay vốn là như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Hiện cơ chế ràng buộc này chưa có nhưng không chỉ đối với nguồn vốn vay dành cho học sinh, sinh viên, mà đối với những nguồn vốn vay từ nguồn ngân sách nhà nước thì cấp ủy, chính quyền địa phương đều phải có trách nhiệm tuyên truyền, xác nhận đúng đối tượng và vận động người dân trả nợ đúng hạn.

BTV: Ông Lò Văn Đức có bổ sung gì thêm về vấn đề này?

Ông Lò Văn Đức: Nếu người đi học có đủ tiêu chuẩn thì sẽ được giải ngân, do vậy nguồn vốn cho chương trình cho vay đi học không phân bổ theo kế hoạch mà theo nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

BTVTrong trường quay có bác Nguyễn Duy Hải phụ huynh có con đang theo học đại học được vay vốn từ chương trình. Xin bác cho biết, gia đình mình được vay bao nhiêu tiền/1 học kỳ; việc vay vốn của bác có phiền hà gì không? Tiền vay được có đảm bảo chi phí cho em theo học không?

Ông Nguyễn Duy Hải: Gia đình chúng tôi có 4 người con, hai cháu đã trường đi làm, hai cháu đang theo học. Chúng tôi việc vay vốn tại địa phương, cụ thể là NHCSXH chi nhánh Tĩnh Gia, Thanh Hóa từ năm 2007. Về thủ tục, tổ trưởng tổ vay vốn đến lấy chứng minh, sổ hộ khẩu, gửi lên NHCSXH, giải ngân 1 năm 2 lần, đợt 1 chậm nhất là 16/11, còn đợt 2 vào tháng 2, tháng 3. Số tiền vay góp phần trang trải cho chi phí học hành. Có cháu đi làm ổn định cũng hỗ trợ bố mẹ nuôi 2 em tiếp tục học, gia đình cũng luôn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Hiện do giá cả thị trường tăng lên, cả về tiền thuê nhà trọ, điện nước, chúng tôi đề nghị nhà nước cho vay đến 1.500.000 đồng một sinh viên mỗi tháng.
 

BTV: Theo quy định hiện hành, định mức cho vay là 1 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số địa phương thì chi phí một tháng cho một sinh viên đi học ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh tầm khoảng 3 triệu đồng/tháng. Với mức vay 1 triệu đồng/tháng, nhiều người cho rằng số tiền này còn thấp, chưa bảo đảm để HSSV học tập, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vốn vay. Theo phản ánh của bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh, giá điện 3500đ/kWh, phòng trọ 450.000 đồng/ tháng... Mà nhà nước chỉ cho sinh viên vay 5 triệu đồng/học kỳ thì làm sao đủ chi trả. Đề nghị ông cho ý kiến về việc này?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Câu chuyện tính toán rà soát cho vay trong quá trình học đã phát sinh ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình này, đây là nội dung được Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài chính, phối hợp với các bộ ngành như Bộ GDĐT, NHNN, NHCSXH… tính toán điều chỉnh khi yêu cầu thực tế phát sinh. Trải qua các năm, từ năm 2007 khi bắt đầu cho vay tối đa 800.000 đ, năm 2009 thì điều chỉnh mức vay lên 860.000đ, năm 2010 điều chỉnh 900.000đ và từ năm 2011 đến nay thực hiện mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/tháng/ học sinh.

Chúng tôi rất thống nhất trong bối cảnh giá sinh hoạt cao, thì con số 1 triệu đồng không phải là cao. Tuy nhiên xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho học sinh đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước. Như tôi đã nói ban đầu, với con số tối thiểu ban đầu là 800.000 đồng/tháng, với nhu cầu sinh viên trong 1 chu kỳ cho vay 5 năm thì con số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000-50.000 tỷ đồng, đây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính đã tính toán cân nhắc sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình. Do vậy, chúng tôi vẫn duy trì mức tối đa là 1 triệu đồng/ tháng.

Cùng với quá trình theo dõi đánh giá, để xác định mức trong tương lai, vừa đảm bảo hỗ trợ 1 phần theo cam kết của nhà nước hỗ trợ cho HSSV, mặt khác đảm bảo tính khả thi của chương trình, trong quá trình đi khảo sát thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các bộ ngành đi khảo sát đánh giá thực hiện chương trình, thì đương nhiên với các thành phố lớn như HN, TPHCM con số 1 triệu đồng không phải là cao, nhưng cũng có những địa bàn, HSSV đều nói rằng, có thể đảm bảo, cùng với hỗ trợ thêm của gia đình, có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh sinh viên. Đặc biệt trong cấu trúc 1 triệu đồng này đã đảm bảo học phí cho các em không chịu sức ép từ nhà tường, các chi phí sinh hoạt khác vẫn kêu gọi sự hỗ trợ thêm từ gia đình, xã hội hỗ trợ thêm cho các em.

Khi chúng tôi tính toán, nếu một gia đình có 1 con em đi học trong 5 năm vay mức tối đa này thì sau 5 năm dư nợ đã là 50 triệu đồng. Có 2 em đi học đã mất 100 triệu đồng và với một gia đình nghèo ở địa phương với dư nợ 100 triệu đồng là con số tương đối lớn. Cho nên việc tính toán mức cho vay cũng phải tính tới khả năng trả nợ của gia đình HSSV trong bối cảnh khó khăn này. Thực sự dư nợ mà lớn sẽ là gánh nặng đối với các gia đình, cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định nhập học của HSSV nữa. Tôi khẳng định Bộ Tài chính, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả thị trường để có thể trình Chính phủ ban hành mức điều chỉnh phù hợp và khả thi trong trường hợp cần thiết.

BTV: Cá nhân ông đánh giá thế nào về đề xuất của ông Nguyễn Tiến Trứ?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Kể cả với mức 1,5 triệu đồng đối với 1 em sinh viên học ở Hà Nội hay TPHCM thì cũng vẫn là mức thấp. Chúng tôi có thể khẳng định và chia sẻ như vậy.

Nhưng rõ ràng, nếu tính toán lên tới 1 triệu đồng thì con số đã là 45.000-50.000 tỷ đồng cho cả chương trình. Nếu lên tới 1.5 triệu đồng, con số sẽ tăng vọt lên nhưng không đến mức gấp rưỡi, cùng với việc thu nợ rất tốt, nhưng cũng không thể lên tầm 55.000 tỷ đồng được, đây là con số rất lớn, chúng tôi chưa thể cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu này.

Chúng tôi khẳng định ngay từ đầu là chúng tôi muốn cùng các bộ, ngành ban hành chính sách đảm bảo tính khả thi của chương trình, đấy là yếu tố rất quan trọng.

Ông Trần Quang Quý: Vấn đề này, tôi thấy rằng, nếu học sinh được vay nhiều thì càng phấn khởi. Nhưng chúng ta phải tính chung, cân đối nguồn vốn vay. Nếu đưa ra cao quá thì không khả thi.

Tôi thấy, 5 năm nay chúng ta thực hiện vay vốn theo Quyết định 157, đã 4 lần Chính phủ điều chỉnh mức cho vay. Chúng ta thấy, các bộ, ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi tìm mọi cách nâng mức này lên.

Chúng ta thấy, như bên NHCSXH Thanh Hóa đề nghị, tăng lên 1,5 triệu đồng. Tất nhiên đối với các em học sinh ở HN, TPCHM thì vẫn là vất vả, vẫn mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu chi tiêu. Nhưng nếu tăng như vậy, chúng tôi đã tính,  số vay vẫn giữ số lượng như hiện nay là 2 triệu học sinh vay. Chúng ta cứ tính 70% số lượng đó thì mỗi năm đã phải tìm nguồn khoảng 5.000 tỷ đồng. Mà chúng ta biết NHCSXH đi tìm nguồn cho sinh viên vay trong học kỳ 1 này đã tìm mãi cũng chỉ được 2.500 tỷ đồng đủ cho học kỳ 1 này. Còn học kỳ 2 chưa biết nguồn ở đâu. Chúng tôi thấy, biết là các em SV khó khăn, vất vả nhưng cũng cần gánh vác khó khăn chung với nhà nước. Sự ưu đãi của nhà nước như hiện nay là chính sách rất mới. Có lẽ chúng tôi thấy ở các nước Đông Nam Á chưa có nước nào cho SV vay kiểu này. Đây là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước ta.

Vừa qua, để giải quyết khó khăn cho các em, Thủ tướng đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố nhất là HN, TPHCM yêu cầu vận động các hộ gia đình cho các em trọ không tăng tiền nhà trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cũng cần tăng cường tuyên truyền để có sự chia sẻ của nhân dân, nhất là người dân đang có nhà trọ cho các em ở, không tăng giá nhà, còn điện nước thì có chính sách chung rồi. Như vậy sẽ giảm bớt khó khăn cho các em.

Bạn Nguyễn Thị Vy, ở địa chỉ email miencattrang@yahoo.com hỏi: Em vay 24 triệu đồng để đi học, nhưng khi ra trường vẫn chưa tìm được việc làm đã 2 năm nay, liệu em có được gia hạn trả nợ vốn vay?

Ông Lò Văn Đức: Khi ban hành Quyết định 157 có ghi tùy vào chính sách và điều kiện cụ thể Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách phù hợp. Đúng là có thực tế chi phí sinh hoạt tăng và bà con kiến nghị được vay nhiều hơn, thời gian dài hơn, tuy nhiên chính sách còn phụ thuộc vào thời gian và nguồn vốn. Cần tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp khả thi và tính bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu người vay.

Đối với trường hợp bạn Vy hỏi, trong vòng 12 tháng sau khi ra trường, bạn  có trách nhiệm bắt đầu trả nợ vốn vay nhưng nếu gia đình thực sự khó khăn thì có thể làm thủ tục gia hạn trả nợ theo quy định. Và nhiều trường hợp cũng đã kiến nghị về tình huống sinh viên ra trường lâu nhưng vẫn không thể kiếm được việc làm và kiến nghị xin tiếp tục được gia hạn, về vấn đề này chúng tôi đã nghiên cứu trình Chính phủ xem xét cho gia hạn thêm đối với những trường hợp này thêm một thời gian nào đó.

BTV: Vấn đề cho thấy là hiện nay nhiều HSSV tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm. Vậy để các đối tượng này trả  được nợ sau khi ra trường, xin ông cho biết giải pháp trong thời gian tới như thế nào?

Ông Lò Văn Đức: Hiện  nay, NHSCXH cho vay qua hộ gia đình, khi đi kiểm tra thực tế địa phương thì bà con rất có ý thức, trách nhiệm trả nợ và trong tổng số 3.000 tỷ đồng thu hồi cho đến nay thì số nợ đến hạn rất nhiều. Thời gian cho vay và trả nợ cũng rất dài, có thể lên đến 9 năm, ngành Y có thể lên đến 13 năm, thì bà con qua các nguồn vốn đều có ý thức trả nợ. Và hiện nay có chính sách trả nợ trước hạn sẽ được giảm lãi suất 5%.

BTV: Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã tích cực tham mưu cho Chính phủ để bảo đảm vốn cho chương trình này. Nhưng hiện nay đang đặt ra những thách thức lớn về cơ cấu vốn để bảo đảm cho chương trình. Xin ông cho biết Bộ Tài chính có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Cũng như tôi đã trình bày, chương trình có chu kỳ 5 năm cần nguồn vốn 45 đến 50 nghìn tỷ đồng, và cơ cấu đảm bảo nguồn vốn bền vững là 1/3 sẽ do ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại huy động từ xã hội qua trái phiếu do NHCSXH phát hành với sự bảo lãnh của Chính phủ.

Thời gian qua do thị trường tài chính có nhiều biến động, NHCSXH có huy động nhưng chưa thành công. Chính phủ vẫn cam kết đảm bảo nguồn vốn tạm thời cho chương trình, từ nhiều nguồn, cụ thể là 23 nghìn tỷ đồng trong số 34 nghìn tỷ đồng hiện tại. Mục tiêu thời gian tới, chúng tôi sẽ đảm bảo cơ cấu nguồn vốn như ban đầu.

Chúng tôi khẳng định NHCSXH là đơn vị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có uy tín trên thị trường. Khi NHCSXH phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, Chính phủ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công.

Chúng tôi kêu gọi các ngân hàng, các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm hơn nữa tới chương trình phát hành trái phiếu của NHCSXH, đồng hành cùng chương trình góp phần hỗ trợ HSSV các gia đình khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay đi học, phục vụ sự nghiệp trồng người.

BTV: Có hay không việc các nhà đầu tư, nhà tài trợ băn khoăn khả năng thu hồi vốn?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Như tôi đã trình bày, NHCSXH phát hành trái phiếu theo Luật Quản lý nợ công, trong trường hợp NHCSXH gặp khó khăn về thanh toán, Chính phủ sẽ đứng ra thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Thứ hai, đây là chương trình có tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, kết quả thu nợ rất tốt, năm nay thu nợ khoảng 3.000 tỷ đồng, phản ánh nỗ lực rất lớn từ ngân hàng và từ các gia đình vay vốn, đảm bảo sự bền vững của chương trình. Chúng tôi luôn động viên các gia đình thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. 

BTV: Thưa ông Nguyễn Tiến Trứ, tỷ lệ nợ xấu trong nhận ủy thác ở địa phương như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Về công tác thu hồi nợ tại chi nhánh Thanh Hóa, đến thời điểm hiện nay, con số dư nợ là 2352 tỷ, trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng tôi thu nợ 215 tỷ đồng, một năm thì là 454 tỷ đồng, nghĩa là đến 9 tháng này đã đạt 5% doanh số cho vay.

Công tác thu nợ không có gì vướng mắc.

Thứ nhất, về thu nợ, nhận thức của hộ gia đình đã nâng lên. Hộ gia đình xác định vay để chi phí cho con đi học, chứ không phải vay để các con trả nợ, trách nhiệm trả nợ là của hộ gia đình.

Thứ hai, hộ gia đình phải xác định một điều, đối với việc cho vay, chỉ 12 tháng HSSV tìm việc làm, chứ không phải khi nào học xong rồi mới tìm việc làm trả nợ. Và HSSV học xong rồi không nhất thiết phải làm ngành đã học, mà có thể làm bất kỳ ngành nào có thể tạo ra thu nhập, nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình trong việc trả nợ. Để làm được việc này, chính quyền địa phương cũng phải vào cuộc để động viên, vận động các gia đình trả nợ để tạo ra nguồn vốn.

Chính nhờ quá trình vận động, tuyên truyền nên công tác thu nợ hiện nay ở Thanh Hóa không có vướng mắc gì.

BTV: Vấn đề cho thấy là hiện nay nhiều HSSV tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm. Vậy để các đối tượng này trả  được nợ sau khi ra trường, xin ông cho biết giải pháp trong thời gian tới như thế nào?

Ông Lò Văn Đức: Hiện  nay, NHSCXH cho vay qua hộ gia đình, khi đi kiểm tra thực tế địa phương thì bà con rất có ý thức, trách nhiệm trả nợ và trong tổng số 3.000 tỷ đồng thu hồi cho đến nay thì số nợ đến hạn rất nhiều. Thời gian cho vay và trả nợ cũng rất dài, có thể lên đến 9 năm, ngành Y có thể lên đến 13 năm, thì bà con qua các nguồn vốn đều có ý thức trả nợ. Và hiện nay có chính sách trả nợ trước hạn sẽ được giảm lãi suất 5%.

BTV: Với mức độ tăng trưởng bình quân như hiện nay, ước tính đến năm 2017 tổng dư nợ lên khoảng 45.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sức ép mở rộng đối tượng và nâng mức cho vay cũng là vấn cấp thiết cần giải quyết.

Vậy về lâu dài, theo dự tính của Ngân hàng chính sách xã hội khi nào chúng ta có thể cân bằng được vốn quay vòng thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Thực ra khi thực hiện chương trình, mọi tính toán là giả định. Sau 5 năm triển khai, theo tính toán của chúng tôi, đến năm 2015 số thu nợ sẽ cân bằng với số giải ngân, có thể sớm hơn, vì tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, như ở Thanh Hóa.

Chúng tôi tự tin rằng với số vốn dưới 45 nghìn tỷ đồng đã đảm bảo vốn quay vòng. Có thể nói chương trình này sẽ bền vững. Trước đây, đã có ý kiến lo ngại rằng chúng ta đã có chương trình cho HSSV vay trực tiếp qua hệ thống ngân hàng công thương và phần lớn dư nợ trở thành nợ xấu.

Với chương trình hiện nay, việc cho vay tới các gia đình được tiến hành qua các tổ chức ủy thác cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có ý kiến cho rằng, chúng ta thu hồi được 80% vốn đã là thành công, thực tế tới nay, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp. Tuy nhiên, ta chưa thể chủ quan và chúng tôi trông đợi sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền địa phương và sự nỗ lực ngân hàng cùng các bộ ngành để chương trình bền vững.

BTV: Thưa Thứ trưởng Trần Quang Quý, với tư cách là đại diện cho đối tượng thụ hưởng là  HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông điệp gì đối với các em HSSV và gia đình để sử  dụng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đạt hiệu quả nhất.

Ông Trần Quang Quý: Trước hết, Bộ GDĐT cảm ơn Chính phủ, bộ, ban, ngành hỗ trợ để tất cả các em học sinh, sinh viên có khả năng đều dược đi học, không phải bỏ họ vì thiếu tiền học phí, tạo việc làm ổn định sau này. Đây là chính sách rất lớn, nhân văn, ưu đãi, và được đánh giá cao ở cả các nước Đông Nam Á.

Với tư cách là lãnh đạo Bộ GDĐT, tôi muốn khuyên các em sinh viên cần phải cố gắng học tập, rèn luyện, để sau này ra trường sẽ góp phần có cuộc sống ổn định, xây dựng gia đình, đóng góp cho xã hội, đất nước giàu mạnh hơn.

Khi có công ăn việc làm thì cố gắng thu xếp trả nợ, góp phần cho các thế hệ bạn mình, em mình có điều kiện được hưởng chính sách nhân đạo, nhân văn của Đảng, Nhà nước.

Về các em học sinh  đã tốt nghiệp, ra trường chưa có công ăn việc làm thì cố gắng tìm hiểu, chọn ngành phù hợp, không nên chọn ngành cơ cấu đang thừa nhân lực như tài chính, ngân hàng. Về phía Bộ GDĐT đã phối hợp cơ quan truyền thông để tư vấn nghề nghiệp cho các em. Vừa qua, Chính phủ cũng phê duyệt chiến lược  và quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia trong đó có các chính sách thu hút vào ngành sư phạm, kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, vốn là những ngành đang cần rất nhiều nguồn nhân lực nhưng ít người học.

Và đối với các bậc phụ huynh tùy theo trình độ học vấn của con em mình có thể chọn trường nghề chứ không chỉ có đại học để tương lai các em tốt nghiệp tìm được công ăn việc làm ổn định, và có điều kiện học liên cao hơn nếu có nguyện vọng. Và chúng tôi rất mong các em chịu khó tìm hiểu kỹ khi chọn nghề, tương lai có việc làm để đỡ lãng phí thời gian và chúng ta cũng làm tốt chính sách đối học sinh, sinh viên nghèo. 

BTV: Qua 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã thể hiện ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, nhận được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng.

Hàng triệu học sinh, sinh viên đã được vay vốn để đi học, cùng với đó là nỗi lo của hàng triệu hộ gia đình đã được Chính phủ chia sẻ.

Từ phía người dân, có thể nói là nhu cầu vay vốn là rất lớn. Đối tượng vay cần được mở rộng, giá trị khoản vay cần được nâng lên.

Trong khi đó từ phía các cơ quan quản lý nhà nước thì dù có thấu hiểu nhu cầu của người dân, vẫn phải đảm bảo quy định, quy trình về vay vốn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, bởi đây vừa là nguyên tắc, vừa là tiền đề để có thể huy động nguồn lực, cân đối vốn cho chương trình một cách bền vững.

Đây là mối quan hệ hai chiều, và để đảm bảo sự hài hòa, cần thiết phải có những diễn đàn để người dân, các cơ quan quản lý nhà nước gặp nhau, cùng chia sẻ khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Hi vọng là qua cuộc đối thoại trực tuyến vừa rồi, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước là bộ GDĐT, Bộ Tài Chính, Ngân hàng CSXH đã hiểu được sâu sắc hơn nhu cầu của người dân, đồng thời nhân dân cả nước cũng chia sẻ những quy định, nguyên tắc, và cả những băn khoăn từ phía cơ quan quản lý.

Tất cả đều hướng tới mục tiêu đưa chương trình vay vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên của Chính phủ được triển khai một cách bền vững, đến được với đúng địa chỉ, kịp thời chia sẻ khó khăn với người dân để hàng triệu học sinh, sinh viên yên tâm học tập, thực hiện được mục tiêu của Chính phủ là “không có học sinh, sinh viên phải bỏ học vì khó khăn về tài chính”.

Xin trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý theo dõi.

Cảm ơn các vị khách đã tham dự chương trình.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm