Thừa bằng cấp, thiếu trình độ cao!
Người chọn học nghề ít, người vào cao đẳng, đại học ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Nhưng nói chính xác hơn, thì nước ta đang thừa lao động có “bằng cấp cao”, nhưng lại thiếu lao động có “trình độ cao”.
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quí /2015. Bản tin này được đưa ra sau hai quý vắng bóng kể từ quý 2/2014, khi có nhiều ý kiến không đồng tình về việc thống kê đưa ra tỷ lệ thất nghiệp khá thấp vào đầu năm 2014.
Theo bản tin này, trong quí 1/2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
Con số trên đã phản ánh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu đào tạo so với nhu cầu nguồn nhân lực của quốc gia; đồng thời, khiến nhiều người vô cùng lo lắng về chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện nay. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Hãy nhìn vào thực tế hướng nghiệp ở trong các nhà trường để thấy, việc phân luồng hiện vẫn đang hết sức khó khăn. Các em đều “đói” thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay.
Và hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó đều muốn vào ĐH, CĐ. Tỷ lệ học sinh sau THCS sang học các hệ nghề nghiệp còn rất thấp. Điều này gây áp lực rất lớn cho các trường ĐH, CĐ; ngược lại, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề tuyển sinh vô cùng khó khăn.
Vấn đề tiếp theo đã được nhiều người chỉ ra trong những năm gần đây là, thay vì nâng cao chất lượng, uy tín của các trường đại học và cao đẳng, chúng ta lại cho nâng cấp nhiều trường cao đẳng lên đại học, có cả trường hợp từ trung cấp lên cao đẳng rồi lên đại học trong một thời gian ngắn. Người học có nhu cầu rất dễ bước chân vào giảng đường đại học. Chất lượng đầu vào thấp thì cũng khó đòi hỏi chất lượng đầu ra cao được!.
Mặt khác, đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường phải tuân thủ quy luật cung - cầu. Khi đã xác định được nhu cầu thì hệ thống đào tạo nói chung và các trường nói riêng phải xây dựng quy hoạch đào tạo và tuyển sinh hàng năm cho phù hợp với nhu cầu. Nhưng dường như các trường vẫn đang phổ biến tình trạng đào tạo theo cái mình có, mình thích, chứ không phải theo quy luật thị trường?
Cuối cùng, cũng cần thấy rằng, với tâm lý chuộng bằng cấp, phụ huynh và học sinh đều muốn có một tấm bằng cao hơn mà ít quan tâm đến năng lực cũng như khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong khi các nhà trường còn lúng túng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh thì về phía phụ huynh, hầu hết mọi người thường nhắm tới đích là cao đẳng, đại học mà không mấy đoái hoài tới trường nghề.
Từ bản tin mới được công bố cũng còn một vấn đề đáng buồn khác. Đó là lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ chỉ chiếm 22,04% tổng lực lượng lao động. Thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của ta còn quá thấp so với các nước – điều này không phải mới được nhắc đến.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á do lao động chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm. Cụ thể, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan - hai quốc gia thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN.
Với trình độ như hiện nay, thì quả thật đáng lo ngại, bởi ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành. Các quốc gia thành viên chỉ còn một thị trường lao động chung. Trong xu hướng đó, lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp khiến lao động của Việt Nam có thể bị mất việc làm ngay ở trong nước chứ chưa nói gì đến làm việc ở các nước ASEAN. Thậm chí, nếu lao động nước ta có làm được thì chỉ mới dừng lại ở trình độ lao động thủ công với mức lương rất thấp.
Như một vòng luẩn quẩn, người học nghề ngày càng ít, người vào đại học ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Nói chính xác thì nước ta đang thừa lao động có “bằng cấp cao”, nhưng lại thiếu lao động có “trình độ cao”. Câu trả lời cho vấn đề đã có từ lâu, nhưng chỉ khi nào cả trong chính sách và tâm lý xã hội đều thể hiện được sự tôn trọng cả thầy lẫn thợ, thì khi đó, mới hết tình trạng "thừa bằng cấp, thiếu trình độ cao".
Theo bản tin này, trong quí 1/2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
Nhóm có trình độ cao đẳng đang là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
(Ảnh mang tính minh họa: KT)
Con số trên đã phản ánh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu đào tạo so với nhu cầu nguồn nhân lực của quốc gia; đồng thời, khiến nhiều người vô cùng lo lắng về chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện nay. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Hãy nhìn vào thực tế hướng nghiệp ở trong các nhà trường để thấy, việc phân luồng hiện vẫn đang hết sức khó khăn. Các em đều “đói” thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay.
Và hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó đều muốn vào ĐH, CĐ. Tỷ lệ học sinh sau THCS sang học các hệ nghề nghiệp còn rất thấp. Điều này gây áp lực rất lớn cho các trường ĐH, CĐ; ngược lại, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề tuyển sinh vô cùng khó khăn.
Vấn đề tiếp theo đã được nhiều người chỉ ra trong những năm gần đây là, thay vì nâng cao chất lượng, uy tín của các trường đại học và cao đẳng, chúng ta lại cho nâng cấp nhiều trường cao đẳng lên đại học, có cả trường hợp từ trung cấp lên cao đẳng rồi lên đại học trong một thời gian ngắn. Người học có nhu cầu rất dễ bước chân vào giảng đường đại học. Chất lượng đầu vào thấp thì cũng khó đòi hỏi chất lượng đầu ra cao được!.
Mặt khác, đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường phải tuân thủ quy luật cung - cầu. Khi đã xác định được nhu cầu thì hệ thống đào tạo nói chung và các trường nói riêng phải xây dựng quy hoạch đào tạo và tuyển sinh hàng năm cho phù hợp với nhu cầu. Nhưng dường như các trường vẫn đang phổ biến tình trạng đào tạo theo cái mình có, mình thích, chứ không phải theo quy luật thị trường?
Cuối cùng, cũng cần thấy rằng, với tâm lý chuộng bằng cấp, phụ huynh và học sinh đều muốn có một tấm bằng cao hơn mà ít quan tâm đến năng lực cũng như khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong khi các nhà trường còn lúng túng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh thì về phía phụ huynh, hầu hết mọi người thường nhắm tới đích là cao đẳng, đại học mà không mấy đoái hoài tới trường nghề.
Từ bản tin mới được công bố cũng còn một vấn đề đáng buồn khác. Đó là lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ chỉ chiếm 22,04% tổng lực lượng lao động. Thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của ta còn quá thấp so với các nước – điều này không phải mới được nhắc đến.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á do lao động chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm. Cụ thể, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan - hai quốc gia thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN.
Với trình độ như hiện nay, thì quả thật đáng lo ngại, bởi ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành. Các quốc gia thành viên chỉ còn một thị trường lao động chung. Trong xu hướng đó, lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp khiến lao động của Việt Nam có thể bị mất việc làm ngay ở trong nước chứ chưa nói gì đến làm việc ở các nước ASEAN. Thậm chí, nếu lao động nước ta có làm được thì chỉ mới dừng lại ở trình độ lao động thủ công với mức lương rất thấp.
Như một vòng luẩn quẩn, người học nghề ngày càng ít, người vào đại học ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Nói chính xác thì nước ta đang thừa lao động có “bằng cấp cao”, nhưng lại thiếu lao động có “trình độ cao”. Câu trả lời cho vấn đề đã có từ lâu, nhưng chỉ khi nào cả trong chính sách và tâm lý xã hội đều thể hiện được sự tôn trọng cả thầy lẫn thợ, thì khi đó, mới hết tình trạng "thừa bằng cấp, thiếu trình độ cao".
Theo dangcongsan.vn