Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Với những dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế vào năm 2024 nói chung và ngành kinh doanh quốc tế nói riêng, định hướng đào tạo cho sinh viên cũng đổi mới để thích ứng bối cảnh.

Chú trọng yếu tố thực tiễn, mở rộng góc nhìn toàn cầu, tăng cường khả năng ngoại ngữ là hành trang cần thiết để các bạn trẻ phát triển và nắm bắt cơ hội cơ hội việc làm của ngành học tiềm năng này.

Triển vọng phát triển nghề trong bối cảnh mới

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 6%.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thống kê, vốn FDI thực hiện 9 tháng đầu năm 2023 đạt mức cao nhất của 9 tháng trong 5 năm 2018-2023. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đã đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, điều này phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và vị thế kinh tế nước ta.

Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế - 1
Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều triển vọng phát triển trong bối cảnh phục hồi (Ảnh: UEF).

Sự bùng nổ của công nghệ đã thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia. Điều này giúp cho giao dịch giữa các chủ thể kinh tế ở các nước khác nhau diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tại buổi talkshow "Global Recovery: What's next for International Business or Foreign Trade?" diễn ra ở Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) vào tháng 5/2023, ThS. Trần Anh Tuấn - Chuyên gia dự báo nhân lực, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực cũng nhấn mạnh nhu cầu nhân lực của ngành kinh doanh quốc tế trong 5 đến 10 năm tới sẽ tăng cùng với vị trí việc làm còn trống khá nhiều.

Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế - 2
Những dự đoán từ chuyên gia giúp sinh viên xác định mục tiêu và lộ trình học tập phù hợp hơn (Ảnh: UEF).

Tốt nghiệp ngành này, các bạn có thể làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia có triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hoặc làm việc từ xa cho các tập đoàn nước ngoài. Sinh viên cũng có thể làm việc trong chi nhánh của công ty Việt Nam có triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài.

Trang bị kiến thức chuyên sâu đến kỹ năng thực tế

Hiểu rõ bối cảnh và sự phát triển của thị trường chung, các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế cũng chú trọng đầu tư và đẩy mạnh yếu tố thực tiễn để sinh viên học tập, nghiên cứu hiệu quả. Sự trang bị từ chuyên môn đến kỹ năng giúp các bạn nắm bắt cơ hội việc làm và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường.

Đại diện UEF cho biết, các báo cáo chuyên đề từ doanh nghiệp được lồng ghép vào chương trình học là điểm nổi bật mà trường định hướng đào tạo. Những số liệu, góc nhìn thực tế được chia sẻ cụ thể, giúp sinh viên cập nhật thông tin xu hướng, nắm bắt thực trạng để trau dồi kiến thức, kỹ năng phù hợp.

Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế - 3
Cung cấp góc nhìn thực tiễn là yếu tố được đẩy mạnh trong chương trình đào tạo của UEF (Ảnh: UEF).

Những buổi talkshow, hội thảo về lĩnh vực kinh doanh quốc tế cũng được tổ chức thường xuyên để truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho sinh viên. Các buổi tham quan doanh nghiệp, cuộc thi học thuật cũng diễn ra định kỳ, tạo cơ hội và sân chơi cho các bạn tiếp cận ngành nghề một cách trực quan.

"Đối với ngành kinh doanh quốc tế, các môn học chuyên ngành đều tích hợp những buổi chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Các buổi tham quan, tìm hiểu thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cũng được tổ chức thường xuyên cho sinh viên. Cuộc thi học thuật thường niên như International Business Competition được duy trì nhằm tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận các vấn đề mới về ngành nghề", ThS. Đỗ Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Kinh tế UEF cho biết.

Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế - 4
Nắm rõ bức tranh tổng quan và tình hình thực tế sẽ giúp các bạn trẻ dễ dàng theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai (Ảnh: UEF).
Thị trường nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngành kinh doanh quốc tế - 5
Tạo môi trường học tập giúp sinh viên vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng (Ảnh: UEF).

Cùng với kiến thức, kỹ năng thực tế, yếu tố ngoại ngữ đặc biệt quan trọng trong ngành kinh doanh quốc tế. Ngoài chương trình học song ngữ tại UEF, sinh viên được tăng cường trang bị tiếng Anh chuyên ngành qua các chuỗi học thuật thường niên. Chủ đề của chuỗi tiếng Anh học thuật liên quan đến các lĩnh vực cụ thể giúp sinh viên bổ sung từ vựng cần thiết, quan trọng, thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu kiến thức chuyên ngành qua các giáo trình nước ngoài và chia sẻ của chuyên gia quốc tế. 

Với những dự đoán tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh doanh quốc tế cũng được gia tăng. Nắm rõ bức tranh tổng quan và tình hình thực tế sẽ giúp các bạn trẻ xác định rõ những kiến thức, kỹ năng phù hợp để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp toàn cầu trong tương lai.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm