Phương pháp đào tạo IELTS Fighter: Tính thực hành được đẩy lên cao nhất
(Dân trí) - Việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang chú trọng nhiều vào kiến thức mà coi nhẹ kỹ năng, dẫn đến tình trạng học nhiều năm vẫn chưa thể giao tiếp được” - Tô Lan Phương (Trưởng phòng đào tạo hệ thống IELTS Fighter).
Từ giáo viên đến Trưởng phòng đào tạo của một thương hiệu lớn
Chào Phương, bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình?
Lan Phương (LP): Chào mọi người, mình là Lan Phương, hiện đang là Trưởng phòng đào tạo của hệ thống IELTS Fighter, chuyên đào tạo IELTS với 16 cơ sở trên khắp cả nước.
Trước đây Lan Phương từng là giáo viên tiếng Anh đúng không nhỉ?
LP: Đúng rồi. Trước đây Phương là một giáo viên tiếng Anh. Vì mong muốn tìm tòi, phát triển những điểm mới trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà mình bén duyên với công việc này. Hiện Phương phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý chất lượng của hơn 150 giáo viên IELTS khắp cả nước cùng với đào tạo hơn 300 nhân sự của hệ thống.
Học ngôn ngữ không phải là học kiến thức?
Được biết hệ thống IELTS Fighter đang ngày càng phát triển và đứng trong top đầu thị trường đào tạo IELTS. Chất lượng là yếu tố cực kì quan trọng làm nên điều này. Vậy phương pháp đào tạo của IELTS Fighter có gì khác biệt?
Lan Phương: Ở IELTS Fighter, quy trình đào tạo luôn luôn có sự thay đổi dựa trên thực tiễn, xuất phát từ phía người học. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng thì điều Phương tâm đắc nhất trong phương pháp đào tạo chính là “tính thực hành ngôn ngữ” trong mọi bài giảng.
Phương có thể nói rõ hơn được không?
Lan Phương: Để Phương lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé. Nếu bạn là một người nắm chắc luật giao thông, thì liệu bạn có 100% xử lý được các tình huống trên đường, tránh va chạm không?
Mình nghĩ là không.
LP: Chính xác! Nắm luật chưa đủ, bạn cần biết xử lý tình huống nữa. Bạn có thể rất giỏi về kiến thức luật nhưng không ai nói bạn giỏi lái xe nếu bạn thiếu kỹ năng xử lý các tình huống trên đường.
Điều này có liên quan gì đến việc học tiếng Anh?
LP: Giống như học lái xe thì học tiếng Anh cũng vậy, nếu ta có nhiều từ vựng, nắm chắc ngữ pháp nhưng không có khả năng phản xạ khi giao tiếp, không nói được tiếng Anh thì không ai bảo bạn giỏi tiếng Anh cả. Từ vựng và ngữ pháp là kiến thức, còn khả năng sử dụng tiếng Anh lại là kỹ năng. Bạn có thể mất thời gian để trả lời 1 câu hỏi về luật giao thông, nhưng không ai cho bạn 20 phút để xử lý tình huống khi sắp gặp tai nạn, hay mất 10-15 phút để trả lời câu hỏi “What is your job?”. Khả năng phản ứng ngay lập tức được gọi là kỹ năng. Thậm chí phản xạ mà không cần nghĩ được gọi là bản năng, giống như mình rụt tay lại khi cho tay nào nước nóng vậy. Nếu thực hành kỹ năng tiếng Anh đủ nhiều, ta có thể giao tiếp một cách thành thạo, trở thành bản năng, không thể mai một.
Những môn có thể học thuộc và ghi nhớ như lịch sử, xã hội học... là môn học thiên về kiến thức; còn học lái xe, học tiếng Anh, học nhảy, múa… là các môn học thiên về kỹ năng. Mình “ghi nhớ” kiến thức chứ không ghi nhớ kỹ năng mà phải là “thực hành” kỹ năng. Từ điều này, phương pháp đào tạo của IMAP đã có bước tiến vượt bậc so với nhiều năm trước khi xác định việc giảng dạy tiếng Anh chính là giảng dạy kỹ năng, không đơn thuần là dạy kiến thức.
Kiến thức và kỹ năng, cái nào quan trọng hơn?
LP: Nếu coi kiến thức về từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh như nền móng 1 ngôi nhà thì 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chính là 4 bức tường bao quanh. Bạn có thể nhìn thấy móng nhà không? Tất nhiên là không, ta chỉ nhìn được các bức tường. Không ai hỏi bạn biết bao nhiêu từ vựng, nắm bao nhiêu ngữ pháp để biết bạn có giỏi tiếng Anh hay không, người khác đánh giá khả năng tiếng Anh của bạn thông qua cách bạn sử dụng trong thực tế. Từ vựng và ngữ pháp chính là kiến thức nền tảng để xây dựng các kỹ năng, nền tảng vững chắc thì các kỹ năng càng phát triển.
Ở IELTS Fighter, tính thực hành ngôn ngữ được đẩy lên cao nhất
Vậy ở IELTS Fighter, phương pháp giảng dạy khác biệt với phương pháp truyền thống như thế nào?
LP: Chắc hẳn mọi người đều đã từng học: S + V + O là cấu trúc thì hiện tại đơn. Phương pháp dạy truyền thống thiên về giảng dạy kiến thức như vậy. Hay như trong bài trọng âm tiếng Anh, bạn có nhớ mình được dạy là: với danh từ 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm đầu tiên không? Ta ghi nhớ như vậy chứ ít khi được thực hành đọc từ lên. Thế nên mới có thực trạng học tiếng Anh nhiều năm vẫn chưa thể giao tiếp. 12 năm học phổ thông, chúng ta chỉ quen với việc học thuộc lòng kiến thức, nên khi nói tiếng Anh cảm thấy rất ngượng mồm hoặc không thể nói được. Khi làm bài, đi thi, chúng ta có nhiều thời gian để suy nghĩ chứ không xử lý ngay lập tức như trong giao tiếp.
Phương pháp giảng dạy tại IELTS Fighter giống như hành trình một đứa trẻ tập nói vậy. Ban đầu, trẻ chỉ có thể nghe được, lặp lại những từ đã nghe. Và nhờ đó, đứa trẻ dần dần phát triển khả năng giao tiếp. Nhưng đến khi 6-7 tuổi, chúng ta mới bắt đầu học học chữ cái, học danh từ là gì, chủ ngữ là gì... Sau đó mới thực hành nói viết nhiều hơn để nhuần nhuyễn, sử dụng thành thạo hơn. Việc học tiếng Anh tại IELTS Fighter cũng theo 3 bước như thế:
- Bước 1 – kỹ năng: Người học tiếp cận ngôn ngữ dưới hình thức nghe và đọc
- Bước 2 – kiến thức: Từ những thông tin tiếp nhận được thông qua quá trình Nghe và Đọc, người học đúc rút và ghi chép lại kiến thức về mặt từ vựng, ngữ pháp, phát âm
- Bước 3 – kỹ năng: Người học áp dụng những kiến thức thu nhận được để sản sinh ra ngôn ngữ dưới hình thức nói và viết.
Hiệu quả của việc giảng dạy theo 3 bước trên như thế nào?
LP: Nhờ phương pháp này, học viên của IELTS Fighter có thể ghi nhớ 80% nội dung học ngay trên lớp. Ngay sau khi kết thúc buổi học, học viên có thể áp dụng các kiến thức đã trong thực tế chứ không chỉ ở trên sách vở. So với phương pháp học truyền thống tập trung vào lý thuyết, học sinh thuộc các quy tắc, cấu trúc nhưng không vận dụng được thì ở đây, mình vẫn cho học sinh học kiến thức. Nhưng, kiến thức chỉ là giai đoạn trung gian ở giữa để người học biến nó thành sản phẩm đầu ra, chính là sử dụng được tiếng Anh để thể hiện ý kiến của bản thân, đàm phán, làm việc... Tôn chỉ đào tạo của IELTS Fighter là: mục đích cuối cùng của học 1 ngôn ngữ là để giao tiếp được. Nên trong mỗi buổi học, học viên được tạo môi trường nói tối đa. Tính thực hành được đẩy lên cao nhất trong mỗi buổi học.
Làm thế nào để học viên được thực hành nhiều?
LP: Đó lại là một điểm rất đặc biệt, chính là kỹ thuật đồng bộ hóa âm thanh. Thay vì tương tác cá nhân rời rạc, cho 1 bạn nói còn các bạn khác ngồi yên thì mọi học viên trong lớp đều có cơ hội thực hành ngôn ngữ liên tục trong giờ học. Yếu tố này đảm bảo tất cả học viên đều nhận được giá trị bài giảng như nhau không phân biệt độ tuổi, khả năng tiếp thu hay thậm chí là chênh lệch trình độ.
Ngoài ra, IELTS Fighter còn có điểm gì khác biệt nữa?
LP: Tính thực hành ngôn ngữ chỉ là 1 trong 5 mắt xích quan trọng tạo nên phương pháp đào tạo của IELTS Fighter. Yếu tố thứ 2 là kỹ thuật tương tác, trong lớp học, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, còn học viên là người nói nhiều hơn. Giáo viên sẽ định hướng để học viên tự kiến tạo nên bài học của mình, từ đó ghi nhớ nội dung học rất sâu. Thứ 3 là kỹ thuật kết nối khi xây dựng thương hiệu cá nhân cho học viên, khiến học trò cảm thấy đặc biệt trong lớp học. Thứ 4 là sự chắt lọc kiến thức, chỉ dạy cái học viên cần chứ không dạy toàn bộ cái tiếng Anh có. Thay vì học dàn trải mọi thứ, chương trình dạy của IELTS Fighter được thiết kế tập trung vào nội dung học viên cần, không lan man, tiết kiệm tối đa thời gian học tập của học viên. Và cuối cùng là kỹ thuật truyền cảm hứng – đã trở thành slogan của toàn hệ thống IMAP, cho người học động lực học tiếng Anh và nỗ lực để trở thành thần tượng của chính bản thân mình.
Phương tin rằng, sự khác biệt trong quá trình giảng dạy đã giúp IELTS Fighter đi những bước tiến rất dài trong thời gian ngắn trở lại đây.
Thật tuyệt vời! Cảm ơn Phương vì những chia sẻ hữu ích này. Hi vọng hệ thống IELTS Fighter với phương pháp đào tạo khác biệt sẽ ngày càng phát triển trong thời gian tới.