Phổ cập giáo dục hay... phổ cập sự gian trá?
Tại xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân (An Giang), chúng tôi hết sức bất ngờ khi được biết nhiều học sinh vừa tốt nghiệp THCS nhất quyết bảo rằng mình <a href="http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/5/117867.vip">không hề được… học phổ cập</a> một ngày nào!
Cả gia đình, hàng xóm cũng khẳng định như thế, họ nói sở dĩ tốt nghiệp THCS là do... địa phương gom tất cả đưa đi thi bằng được! Chúng tôi bèn nhờ một số giáo viên thử test... Thật khó tin nổi: nhiều học sinh đã tốt nghiệp THCS nhưng hầu hết đều không biết mấy dấu >, <, ¹, Ô…
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải vừa thi xong, chúng tôi đọc chậm rãi như đọc cho học sinh lớp 3 viết chính tả, vậy mà nhiều từ các em vẫn viết không được, viết sai hết sức ngô nghê; nhiều từ đơn giản, thông dụng vẫn viết sai chính tả be bét...
Hỏi không học ngày nào và học lực như thế sao lại thi đậu? Các em chân chất: “Vào thi chừng 20 phút có bài giải đưa vào cho chép, phòng nào cũng vậy. Tụi con cứ... sao y nên đậu!”.
Vài em còn mô tả công đoạn... sao y bài giải rất cặn kẽ: “Bởi không học nên nhiều chữ lạ lạ tụi con không biết viết. Thấy trong tờ giấy photo ngoặc thế nào mình cứ ngoặc thế ấy. Chép không dám buông tay ra vì sợ không biết mình đã chép tới đâu...”.
Những cô cậu đã tốt nghiệp THCS này hiện ngày ngày vẫn quanh quẩn với công việc đồng áng, đi làm thuê mướn. Một số xin đi làm nơi xa rồi cũng đành trở lại chốn quê nhà lam lũ vì khả năng không đáp ứng. Chúng tôi không khỏi tự hỏi người ta đã phổ cập cho các em để làm gì, mảnh bằng thật mà học giả đó nào giúp ích gì cho các em trong cuộc mưu sinh?
Bao nhiêu nơi đã hoàn thành phổ cập giáo dục như xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân?
Theo Đức Vịnh
Tuổi Trẻ