Phát minh tăng cường giãn cách xã hội trong đại dịch của cô bé 15 tuổi

Neha Shukla (15 tuổi) sống ở Pennsylvania (Mỹ) cảm thấy rất lo lắng khi chứng kiến tác động kinh hoàng của đại dịch Covid-19 đang diễn ra, cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên thế giới.

Neha thấy rằng giãn cách xã hội là một biện pháp hiệu quả có thể giúp hạn chế lây nhiễm virus corona nhưng nhiều người không thực hiện được. Và thế là cô đã phát minh ra thiết bị cảm ứng phát ra âm thanh hoặc rung lên báo cho người dùng khi quy tắc giãn cách xã hội bị vi phạm.

Phát minh tăng cường giãn cách xã hội trong đại dịch của cô bé 15 tuổi - 1

Neha Shukla miệt mài nghiên cứu để cho ra đời thiết bị giúp hạn chế Covid-19 lây lan

Giải pháp đơn giản cho vấn đề phức tạp

Trong thời gian cách ly xã hội, cô bé Neha Shukla của trường trung học Cumberland Valley đã tìm hiểu kỹ thuật công nghệ trên trang web để giải quyết điều cô cho là rất nghiêm trọng, đó là nhiều mạng sống mất đi vì bất cẩn, không thực hiện giãn cách xã hội. Cô đã thành công khi tạo ra thiết bị nhắc mọi người tránh tiếp xúc gần để virus lây lan.

Màn hình trên Quảng trường Thời đại thành phố New York đã đăng hình ảnh cô bé Neha Shukla với nụ cười tươi khi chúc mừng cô tạo ra thiết bị SixFeetApart nhằm hạn chế Covid-19 lây lan. Hiện tại, Neha Shukla chuẩn bị cho ra mắt thiết bị trên vào cuối năm 2020 với bằng sáng chế đang chờ được cấp.

Thiết bị hoạt động theo 3 bước: Một bộ cảm ứng siêu âm phát hiện các vật thể nằm trong khoảng cách 6 feet (1,8 mét), chương trình Arduino tính toán khoảng cách và âm thanh sẽ phát ra nếu có vi phạm.

“Tôi gắn nó vào một chiếc mũ. Nó hoạt động bằng pin 9 volt và có thể hoạt động trong 100 giờ liền” – Neha nói.

Phát minh tăng cường giãn cách xã hội trong đại dịch của cô bé 15 tuổi - 2

Thiết bị khi gắn trên mũ

Cô bé đang làm cho tiết bị hoạt động chính xác hơn với công nghệ cảm ứng nhiệt, bổ sung thêm một ứng dụng và đã thêm dây buộc và vòng đeo tay. Tất cả đều được kết nối qua bluetooth để cho phép ngay cả người chạy bộ cũng có thể đeo để thực hiện giãn cách xã hội.

Neha cho rằng điều quan trọng là không ngừng đổi mới. “SixFeetApart là một giải pháp đơn giản cho vấn đề giãn cách xã hội phức tạp.

Tôi đang làm việc để đưa vào các yếu tố như mạng lưới thần kinh, hình ảnh hồng ngoại và xử lý hình ảnh để tăng độ chính xác, đồng thời nhắm mục tiêu tạo ra giao diện người dùng tốt hơn thông qua một thiết kế nhỏ gọn hơn, ứng dụng dành cho thiết bị di động và hợp tác với một công ty sản xuất để thử nghiệm” – Neha giải thích. Cô bé cũng đang bàn bạc với một trường ĐH để hợp tác thử nghiệm.

Thiết bị có các bộ cảm ứng siêu âm, bộ vi xử lý, còi và pin mà cô ấy đã mã hóa bằng một chương trình khiến cho các cảm ứng siêu âm phát ra sóng khi người đeo ở gần một người trong phạm vi 1,8 mét, nó sẽ thông báo cho người đeo. Dây buộc và băng tay cũng theo nguyên lý đó.

Cô bé lớp 10 này luôn thích giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán... ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Trong thực tế, cô bé sẽ viết ra các ứng dụng và thậm chí đã bắt đầu thiết kế một máy đo oxy cho tim mà cô hy vọng sẽ sớm hoàn thành.

Phát minh tăng cường giãn cách xã hội trong đại dịch của cô bé 15 tuổi - 3

Neha Shukla đeo thiết bị của mình trên cánh tay

Bắt nguồn từ sự đam mê

Tuy là nhà phát minh, nhà sáng lập nhưng thật ngạc nhiên là ngôi trường của cô bé không phải chuyên về Stem. Vậy làm thế nào để cô bé 15 tuổi có được kiến thức sâu rộng về Stem như vậy?

“Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào việc bạn quan tâm tới một vấn đề nhiều đến mức nào và sẵn sàn hành động để giải quyết nó. Tôi biết mình không thể nghĩ ra một vaccine nhưng có thể tạo ra một một thiết bị giãn cách xã hội. Nếu bạn luôn cởi mở, các ý tưởng sẽ nở hoa” – cô bé nói một cách rất triết lý.

Cha mẹ cô là Bharti và Rajiv Shukla là người gốc Ấn Độ, họ đều là “những nhà cố vấn tuyệt vời” – Neha tự hào chia sẻ -  “Họ đều học ở Viện Công nghệ Ấn Độ và ĐH Harvard. Mẹ tôi làm công việc tư vấn điều hành và bố phụ trách tài chính về chăm sóc sức khỏe.

Tôi rất tự hào về họ. Họ luôn khuyến khích tôi tò mò về thế giới, nhưng tự để tôi khám phá chứ không bày sẵn mọi thứ. Bố tôi là người ham đọc sách, ông đã khắc sâu trong tôi ý tưởng là một người có thể có kiến thức sâu sắc về tất cả các môn học”.

Neha đã đưa thiết bị của mình lên Học viện kinh doanh trực tuyến có tên “Girls with Impact”. Đây là nơi dành cho các cô bé từ 12 đến 18 tuổi với những đam mê đa dạng và nuôi dưỡng chúng trong quá trình khởi nghiệp.

Thiết bị của Neha giúp cô có mặt trên các tờ báo lớn như New York Times, Nasdaq... “Tôi rất vui vì công việc của mình đang thành công và mỗi bài báo lại giúp tôi tiến một bước gần hơn tới việc giải quyết vấn đề giãn cách xã hội” – Neha nói.

Tuy mới 15 tuổi nhưng cô bé đã tích lũy được khá nhiều, cô đóng góp cho tổ chức của mình và giờ đây tập trung vào việc tạo điều kiện cho những HS khác hoạt động, làm đối tác của Mạng lưới Học giả toàn cầu.

Sau khi tác động đến từ 8.000 đến 10.000 HS, cô bé muốn tiếp tục tăng con số này lên, đưa GD Stem đến những nơi khó tiếp cận. Là một lãnh đạo tuổi teen, thông điệp của cô bé là: “Đừng ngại ước mơ lớn để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong xã hội”.

Ngoài đam mê về khoa học, cô bé còn thích chơi piano, ghi ta, vẽ tranh, chơi với em ở sân sau. Mục đích của cô là vào được Viện Công nghệ Massachusettes hoặc ĐH Harvard, nhưng trước hết cô cần học xong chương trình phổ thông của mình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm