Phát huy tính chủ động của các nhà quản lý tương lai

Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh HSB MBA đã áp dụng mô hình này nhằm tăng thêm những giá trị cho những học viên theo học: tính chủ động, sáng tạo, năng động…ngoài những yếu tố “ngoại” như đã “cam kết”.

Hiệu quả của mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thừa nhận. Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh HSB MBA đã áp dụng mô hình này nhằm tăng thêm những giá trị cho những học viên theo học: tính chủ động, sáng tạo, năng động… ngoài những yếu tố “ngoại” như đã “cam kết”.

Khi được hỏi tại sao chương trình được “đầu tư” và đặc biệt quan tâm của nhà trường đến vậy bởi đã có quá nhiều những tiêu chí giúp các học viên có thể phát huy tối đa khă năng và lợi thế của mình. Tiến sỹ Vũ Xuân Quang - Giám đốc Quan hệ quốc tế thuộc Khoa quản trị kinh doanh (HSB), Đại học quốc gia Hà Nội cho biết “chúng tôi muốn phát huy hơn nữa tính chủ động của các học viên tham dự”.

Với đặc điểm cơ bản là trao quyền chủ động cho học viên tự đăng kí môn học, tự quyết định, tự hoạch định kế hoạch học tập do vậy có được sự linh động theo khả năng và điều kiện của bản thân…giúp học viên có thể rút ngắn được thời gian “mãi đũng quần” trên giảng đường. HCTC cũng đòi hỏi học viên một sự chủ động và tự trách nhiệm, tự ý thức lấy việc học của cá thân mình. Nhận thức về khả năng của bản thân, đặt ra mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được những “thách thức” do chính mình đặt ra là việc các học viên phải “rèn luyện” từ khi bước chân vào “luyện công” đèn sách..

Với những ưu điểm của HCTC kết hợp với những điểm mạnh vốn có của chương trình thiết kế theo tiêu chuẩn Quốc tế: giảng viên nước ngoài; phương pháp giảng dạy hiện đại với những nội dung quản trị kinh doanh cập nhật được hỗ trợ tối đa về trang thiết bị, cơ sở vật chất; trao đổi, giao lưu với giảng viên, doanh nhân và học viên nước ngoài; thu nhận các kiến thức thực tiễn thông qua các dự án kinh doanh thật được bảo trợ của nhà trường v,v…hy vọng các học viên theo học sẽ có được những “nền móng” vững chắc khi tạo dựng sự nghiệp của bản thân mình.

Hiện HSB MBA quyết định giành cho các ứng cử viên cho các nhà quản lý trong tương lai cơ hội được hỗ trợ tài chính từ quỹ học bổng 450.000.000 đồng ngoài những hỗ trợ đã có như: quỹ đầu tư 5 tỉ đồng, học bổng cho học viên xuất sắc nhất khóa, phần thưởng cho học viên xuất sắc hàng tháng…

Chia sẻ kinh nghiệm với các học viên của chương trình bằng cách đăng ký tham gia Hội thảo công bố tiêu chí xét học bổng của HSB MBA 450.000.000 đồng: 04.37548456 máy lẻ 114,109,107.

Hoặc truy cập www.hsb.edu.vn/mba để có thêm một sự lựa chọn nữa.

Những ưu điểm của HCTC

1. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của học viên được coi trọng được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy và do đó phát huy được tính chủ động và tiết kiệm thời gian trong học tập, sáng tạo của người học. Ngược lại với việc đào tạo theo niên chiến nếu sinh viên nào có sức học đuối, “phần mềm” sẽ bị kéo dài ra và ngược lại, sinh viên khá giỏi sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Trong đào tạo học tín chỉ không có khái niệm “lưu ban”.

2. Chương trình được thiết kế theo phương thức đào tạo tín chỉ bao gồm một hệ thống những môn học thuộc khối kiến thức chung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khối kiến thức cận chuyên ngành. Mỗi khối kiến thức đều có số lượng những môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng tín chỉ được yêu cầu.

3. Khi học viên tích lũy đủ 60% tổng số tín chỉ là có thể tham gia đăng ký đề tài và viết Luận văn song song với việc hoàn thành các tín chỉ còn lại trong khung chương trình học.

4. Do chính đặc điểm “tích lũy tín chỉ” trong phương thức đào tạo theo tín chỉ mang lại. Học viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường quy định, do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực của cá nhân.

5. Khi điều kiện kinh tế không cho phép các học viên được tiếp tục theo học thì sinh viên có thể hoàn toàn được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thời gian theo quy chế đào tạo Sau đại học của đơn vị đào tạo) mà không bị ảnh hưởng gì khi học viên quay lại tiếp tục chương trình học.

6.Chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước. Trao đổi sinh viên được mở rộng, người học có thể dễ dàng di chuyển từ trường đại học này sang học ở trường đại học kia (kể cả trong và ngoài nước) mà không gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tín chỉ. Kết quả là, áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ.