Những sự thật về Hacker mà chưa chắc bạn đã biết
Nhắc đến hacker là nhiều người nghĩ đến những kẻ chuyên sử dụng máy tính để quấy nhiễu, lừa đảo, đánh cắp các thông tin cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hacker “lương thiện” mà bạn chưa biết.
Văn hóa của hacker
Hacker thường là những cá thể đơn độc, sống tách rời xã hội. Niềm đam mê mãnh liệt với chiếc máy vi tính và việc lập trình có thể tạo nên bức tường ngăn cách các hacker với những người xung quanh. Họ có thể ngồi hàng giờ bên chiếc máy vi tính và quên đi mọi thứ.
Mạng máy tính giúp các hacker làm quen với những người khác có cùng sở thích. Trước khi internet trở nên phổ biến, hacker phải cài đặt và truy cập vào Bulletin Board Systems (BBS) - nôm na là một hệ thống bảng thông báo. Một hacker phải tạo một BBS trên máy tính của họ và những người khác sẽ truy cập vào hệ thống đó để gửi tin nhắn, chia sẻ thông tin, chơi games hay tải các chương trình. Nếu các hacker tìm thấy nhau, thông tin trao đổi sẽ tăng đột biến.
Hacker với luật pháp
Khi bị bắt, hầu hết các hacker đều thừa nhận rằng, hành vi của mình có thể gây nên những hậu quả tai hại. Bản thân họ không hề muốn gây chuyện; ngược lại, họ tấn công vào các hệ thống chỉ để thỏa mãn trí tò mò của mình. Xâm nhập vào một hệ thống được bảo mật tốt không khác gì leo lên đỉnh Everest, đó là những thách thức thực sự. Ở Mỹ, các hacker có thể bị sờ gáy dù họ mới chỉ dừng lại ở mức truy cập vào một hệ thống khác.
Hacker có thể ngồi ở một nơi nào đó và tấn công vào hệ thống ở những quốc gia cách xa hắn nửa vòng trái đất. Vậy nên việc truy tố những thủ phạm của cuộc tấn công trở nên rất phức tạp. Một số nước có kiến nghị về việc trao trả nghi phạm để xử phạt, và quá trình này mất rất nhiều thời gian.
Hacker chống lại hacker
Song song với các hacker “xấu xa” thường được gọi là “mũ đen”, vẫn còn một lực lượng đối trọng mang tên “hacker mũ trắng”, đó là những chuyên gia bảo mật hệ thống an ninh mạng. Họ biết kết hợp giữa niềm đam mê nghiên cứu, khám phá và chiến đấu để chống lại những thế lực thế giới ngầm luôn tìm cách đột nhập và phá hoại. Rất nhiều công ty thuê các hacker mũ trắng để kiểm tra mức độ bảo mật của hệ thống, bởi không có phương pháp chống phá hoại nào hiệu quả bằng phát hiện những lỗ hổng của chính mình trước khi kẻ khác phát hiện ra. Thu nhập của hacker mũ trắng trên thế giới dao động từ khoảng 50.000 đến 100.000 USD mỗi năm, thậm chí lên tới 120.000 USD cho dân chuyên nghiệp.
Trở thành Hacker chân chính tại FPT Jetking
Với tiêu chí “bạn phải là một hacker để đối đầu với hacker”, Học viện phần cứng và an ninh mạng FPT Jetking chính thức triển khai chương trình Học bổng “Hacker Vs Hacker” nhằm khuyến khích các bạn trẻ đam mê CNTT và quản trị an ninh mạng trở thành một hacker mũ trắng chân chính.
Cụ thể, khi đăng ký chuyên ngành Quản Trị Hạ Tầng An Ninh Mạng từ 15/4/2016, sinh viên sẽ được ưu đãi 4.000.000 đồng học phí, chia đều cho mỗi kỳ 1.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn được tặng balo Jetking cùng nhiều phần quà mang đậm dấu ấn học tập khác.
Đăng ký trực tuyến tại: http://gg.gg/jetking-456
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý vị phụ huynh và các bạn vui lòng liên hệ tại:
Học viện phần cứng và an ninh mạng FPT Jetking
Cơ sở Hà Nội:
Đại học FPT: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm
Điện thoại: 04 7300 8855
Cơ sở TP. Hồ Chí Minh:
391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3 (cạnh chùa Vĩnh Nghiêm)
Điện thoại: 08 7300 8866
Hotline: 0989962467
Website: www.jetking.edu.vn