GS.VS Nguyễn Văn Hiệu:

“Nhân tài Đất Việt giới thiệu các công trình giá trị nhất với xã hội”

(Dân trí) - “Chúng tôi chọn ra những công trình có giá trị nhất, có hiệu quả cao nhất để giới thiệu với xã hội, đó là mục đích của việc trao giải Nhân tài Đất Việt”, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng giám khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1829/han-tai-Dat-Viet-2011.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Nhân tài Đất Việt 2011</b></a>

“Nhân tài Đất Việt giới thiệu các công trình giá trị nhất với xã hội” - 1
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng Ban giám khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt
 
GS đánh giá như thế nào về số lượng và chất lượng sản phẩm, công trình tham dự giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay?

Năm nay, có 3 loại công trình được giải thưởng ở 3 lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Y dược và công nghệ thông tin.

Với các công trình nghiên cứu về Công nghệ thông tin, nói chung những năm gần đây, chất lượng công trình không tăng được nhiều như những năm đầu. Có một khuynh hướng là nhiều tác giả có công trình rất hay nhưng không muốn dự thi. Lý do chính người ta sợ mất bản quyền tác giả. Bởi, những công trình Công nghệ thông tin, phần mềm sáng tạo… giống như là hàng hóa, giá trị của nó rất lớn, nếu dự thi sẽ bị lộ nên người ta thiệt.

Tôi nghĩ ở nước ta, số lượng sản phẩm Công nghệ thông tin có giá trị cao không ít. Nhưng nhiều cơ quan, công ty họ chưa muốn tham gia. Tuy vậy, nếu xem xét những chất lượng công trình dự thi đã đi vào ổn định.

Nhiều tác giả tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt đều mong muốn, sau khi đoạt giải thưởng sẽ được Chính phủ hoặc tổ chức, doanh nghiệp để ý và áp dụng sản phẩm đó vào thực tiễn. Với tư cách là Chủ tịch hội đồng Ban giám khảo, GS thúc đẩy việc này như thế nào để các tác phẩm, công trình dự thi được áp dụng vào thực tiễn?

Đó không phải mong muốn của các tác giả mà còn là mong muốn của Ban tổ chức. Chúng tôi chọn ra những công trình có giá trị nhất, có hiệu quả cao nhất để giới thiệu với xã hội, đó là mục đích của việc trao giải Nhân tài Đất Việt. Chúng tôi hết sức kêu gọi các doanh nghiệp hãy bỏ vốn đầu tư khai thác phát triển các phần mềm đó.

Có rất nhiều người có sản phẩm, công trình tốt, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn nhưng họ không mang tác phẩm, công trình của mình dự thi. Vậy, GS có cách nào để các sản phẩm, công trình đó được xã hội biết đến và rộng rãi hơn nữa?

Nhà nước phải làm thế nào để quản lý thật tốt Quyền Sở hữu Trí tuệ. Đảm bảo tuyệt đối để không ai ăn cắp được thì người ta sẵn sàng đưa sản phẩm của mình ra cho người khác xem.

GS đánh giá thế nào về các công trình được giới thiệu tham dự giải thưởng Nhân tài Đất Việt về lĩnh vực Khoa học Tự nhiên?

Những năm đầu có rất nhiều công trình có chất lượng cao đưa ra, mọi người nhất trí và thán phục ngay. Hiện nay, sản phẩm Nhân tài Đất Việt về lĩnh vực Khoa học Tự nhiên bắt đầu gặp khó khăn. Năm đầu tiên được 3 công trình, năm thứ 2 được 2 công trình, năm thứ 3 được 1 công trình. Đưa ra xét thì nhiều nhưng cuối cùng thảo luận chỉ được có 1 công trình.

Giờ, Hội đồng không muốn hạ thấp trình độ của các công trình. Cố gắng tiếp tục tìm công trình khác ngang với các công trình đã được giải thưởng nhưng khó khăn quá. Trong khi đó, Petro Việt Nam sẵn sàng đóng góp 5 giải thưởng và tôi đóng góp 1 giải thưởng nhưng không có công trình xứng đáng để trao.

Còn công trình Vật lý hạt nhân của GS Nguyễn Văn Đỗ và GS Trần Đức Thiệp dự giải năm nay, ông có điều gì chia sẻ?

Đây là một công trình rất xứng đáng bởi ngành Vật lý hạt nhân trong nước ít người giỏi. Hai GS này là 2 người giỏi nhất Việt Nam nên không ai đủ trình độ đề xét công trình của họ. Chúng tôi phải gửi ra nước ngoài xin ý kiến nhận xét của các giáo sư có tiếng và Việt kiều ở nước ngoài.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Hồng Hạnh (ghi)