Ngành tâm lý học đường chỉ có thể thực hành ở trường học?

Một nửa số rối loạn tâm lý bắt đầu xuất hiện ở tuổi 14. Tuy nhiên hầu hết những biến đổi đó đều không được chú ý đến và dẫn tới những vết sẹo tâm lý đi theo cả đời người. Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hàng năm có hơn 100.000 thanh, thiếu niên đã tự đánh mất mạng sống của chính mình.

Hơn một nửa trong số đó là phụ nữ. (Theo UNICEF, ngày Quốc tế Thanh niên 12/08 với chủ đề năm nay là “Giới trẻ và sức khỏe tâm thần”)

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Tâm lý học đường trong ngành Tâm lý học nói chung và rõ ràng, việc thực hành Tâm lý học đường ở trường học thôi chưa đủ. Ở các nước, tâm lý học đường đã rất phát triển nhưng ở Việt Nam, ngành tâm lý mới mẻ này bắt đầu được quan tâm vài năm gần đây.Tâm lý học đường (hay còn gọi là Tâm lý trường học - School Psychology) là một chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em - thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội không chỉ ở môi trường học đường, mà những môi trường cần thiết không kém là gia đình và cộng đồng, như các nhà văn hóa, các trung tâm dịch vụ đào tạo cộng đồng hay những chương trình truyền hình dành cho trẻ em…
 
Ngành tâm lý học đường chỉ có thể thực hành ở trường học?
Chinh Phục - Vietnam’s Brainiest Kid là chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên tại Việt Nam có sử dụng các cố vấn tâm lý một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.

Trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức Liên hiệp phát triển Tâm lí học đường thế giới (CASP) của Hoa Kỳ, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế về Tâm lý học đường lần thứ IV vào ngày 14-15/8/2014 tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, số 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học đường Việt Nam hướng đến tạo lập một Diễn đàn cho các nhà Tâm lý học trong nước và trên thế giới đánh giá những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành tâm lý học học đường đồng thời tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các nhà nghiên cứu, các nhà thực hành cũng như những người làm chính sách ở Việt Nam. Hội thảo hứa hẹn sẽ mang lại cho những nhà nghiên cứu và những ai quan tâm một bức tranh từ tổng quan đến chi tiết nhất về hoạt động tâm lý học đường thế giới và Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết, mời các cá nhân và cơ quan báo chí vui lòng liên hệ:

PGS. TS Lê Kim Long

ĐT: 04.3754.8091; 04.3754.8092 - Fax: 04.3754.8092 

* Thông tin thêm về Hội thảo

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành Tâm lí học đường ở Việt Nam, bước đầu gỡ những nút thắt khó khăn và chuyên nghiệp hóa các mô hình hoạt động, Liên hiệp phát triển Tâm lí học đường tại Việt Nam (Consortium to Advance School Psychology - Vietnam: CASP-V) đã được thành lập. Từ năm 2010 đến nay Liên hiệp đã tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả: thúc đẩy sự phát triền tâm lí học đường ở Việt Nam như tổ chức tập huấn về hoạt động tham vấn, tư vấn học đường tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ Tâm lí học đường cho các trường đại học ở Việt Nam; tổ chức các chương trình Hội thảo khoa học Quốc tế về Tâm lí học đường cùng một số chương trình tập huấn khác trong các năm tiếp theo. Năm 2013, Liên hiệp đổi tên thành Liên hiệp phát triển Tâm lý học đường Thế giới (Consortium to Advance School Psychology-International: CASP-I), với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển Tâm lý học đường ở nhiều quốc gia khác nhau,  trong đó có Việt Nam.

Liên hiệp phát triển Tâm lí học đường tại Việt Nam (CASP) gồm các đơn vị:

- Sáu cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam :

+ Đại học KHXH & NV- ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh

+ Đại học Sư phạm TP. HCM

+ Đại học Sư phạm – ĐH Huế

+ Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng

+ Đại học Sư phạm Hà Nội

+ Đại học Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội

- Năm trường Đại học của Hoa Kỳ:

+ California State Long Beach University

+ Chapman University

+ Humboldt State University

+ Loyola Marymount University

+ The Chicago School of Professional Psychology

+ Hiệp hội Tâm lí học đường Quốc tế (International School Psychology Association)

* Quy mô chuyên nghiệp với 50 báo cáo tham luận (10 báo cáo Tiếng Anh), 150 đại biểu (trong đó 30 đại biểu quốc tế):

+ Đại diện Đại Sứ Quán Mỹ, UNICEF, Bộ GD-ĐT, Ủy ban Thanh Thiếu niên Quốc hội

+ Các nhà giáo, cán bộ nghiên cứu, những người thực hành về hỗ trợ tâm lý trong các trường, viện nghiên cứu, các trung tâm Tâm lý, các tổ chức phi chính phủ, các cán bộ Tâm lý; nhân viên công tác xã hội; các cán bộ quản lý và lãnh đạo trường phổ thông các cấp, trường đại học, các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục, chăm sóc trẻ em, sinh viên muốn theo học ngành Tâm lý học học đường.

* Nội dung hấp dẫn và thiết thực 

Hội thảo sẽ đề cập đến các vấn đề: (1) Kiến thức và kỹ năng của các chuyên viên Tâm lý học đường (TLHĐ) trên thế giới và ở Việt Nam; (2) Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo chính quy về TLHĐ trên thế giới; (3) Các tiêu chí xây dựng chương trình đào tạo chính quy về TLHĐ ở Việt Nam và các phương thức xây dựng; (4) Tiêu chí và cách thức quản lý chất lượng đào tạo; (5) Quy trình xây dựng cơ sở thực hành; (6) Tiêu chí hoạt động của các cơ sở thực hành (trong trường đại học, trung tiểu học, các chương trình truyền hình dành cho trẻ em và các trung tâm dịch vụ ở cộng đồng) và cách thức quản lý chất lượng dịch vụ của các cơ sở thực hành.

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm