Mùa tuyển sinh 2016 - Bạn có chọn đúng trường?
Kết thúc những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, các cô cậu học trò ngày nào dần phải đối mặt với thực tiễn cuộc sống và bước đi đầu tiên đó chính là lựa chọn cho mình ngôi trường đại học uy tín, đáng“đồng tiền bát gạo” của cha mẹ. Tuy nhiên, với sự phát triển và mở rộng của hệ thống giáo dục, chọn trường đại học đôi khi còn “khó hơn lên trời”.
Để giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh dễ dàng viết tiếp ước mơ và bước chân vào cánh cổng tương lai đầy mầu sắc một cách giản đơn hơn, nhiều chuyên gia và nhà tư vấn giáo dục đã đưa ra một số lưu ý để chọn trường đại học không còn là thách thức với các em học sinh.
Chọn trường theo sở thích
Đây được coi là yếu tố cơ bản, quyết định tới 80% khả năng thành công trong công việc của sinh viên sau khi ra trường. Các em học sinh cần phải xác định một cách nghiêm túc và rõ ràng ngay sau khi bước chân vào lớp cuối cấp, các em thật sự thích làm ngành nghề nào, thích được trở thành ai trong tương lai, thích làm việc trong môi trường nào? Từ đó tìm trường ngành và trường phù hợp. vai trò của các bậc phụ huynh trong giai đoạn này cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc tư vấn và định hướng cho con em mình chọn ngành, chọn trường dựa theo năng lực và sở thích của các em sẽ giúp các em không bối rối và lo lắng cho việc chọn lựa.
Chọn các ngành học độc và lạ
Hiện nay, ngoài các ngành học truyền thống như tài chính – ngân hàng, giáo viên các cấp, bác sỹ,… các nghành học mới đáp ứng theo xu hướng của thời đại và xã hội cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Đơn cử như ngành Quan hệ công chúng (PR); nhóm ngành kỹ thuật; … Điều đặc biệt là ngoài các trường công lập, nhiều trường đại học ngoài công lập cũng rất hấp dẫn thí sinh như đại học Văn Lăng (TP.HCM); đại học Nguyễn Trãi (Hà Nội),…
Chọn các trường đào tạo theo mô hình Smart University
Ngày nay, bên cạnh các chương trình học truyền thống, nhiều trường đại học cũng mở rộng mạng lưới và bắt kịp xu thế của thời đại bằng việc hợp tác liên kết với các trường quốc tế, áp dụng thực hành nhiều hơn học lý thuyết. Đây được coi là bước đi khôn ngoan, đủ hấp dẫn và mang tới nhiều lợi ích cho tri thức Việt. Không cần tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian các em học sinh vẫn có thể “du học” ngay trong nước; không cần mất quá nhiều thời gian các em học sinh vẫn lĩnh hội được nền tri thức mới sát thực tế và dễ dàng trở thành “công dân toàn cầu”.
Yếu tố kinh tế, gia đình
Nếu không trúng tuyển đại học công lập, bạn sẵn sàng bỏ chi phí cho một trường đại học dân lập uy tín hay sẽ nộp đơn vào cao đẳng? Chi phí là chuyện cần cân nhắc.
Về gia đình, ông bà mong muốn, bố mẹ mong muốn, bản thân bạn mong muốn, nếu cả 3 cùng 1 mong muốn thì quá tốt rồi, còn nếu mâu thuẫn nhau thì sao? Lời khuyên được đưa ra là hãy chọn đi con đường mình muốn và chứng tỏ rằng mình không sai. Nếu bạn chọn theo ý người khác, khi thất bại bạn sẽ có xu hướng đổ lỗi và không chịu khắc phục.
Cân nhắc về thị trường lao động tương lai
Đây là nhân tố cũng không kém phần quan trọng, hãy đánh giá xem trong vòng 5 năm tới, khi các em tốt nghiệp, ngành nghề nào dẫn đầu xu thế?
Bên cạnh đó, ngay bây giờ việc tìm hiểu những yêu cầu tuyển dụng của các công ty, sẽ không chỉ giúp các bạn nhận ra rắng không phải công ty nào cũng cần bằng cấp cao, cũng đòi hỏi nhân sự tốt nghiệp những trường “tai to mặt lớn”, mà còn an tâm hơn vì hiểu rằng thứ họ cần là khả năng thật sự, là thể hiện của bạn trong vai trò đó.
Hãy bắt đầu từ ngay bây giờ, ngay hôm nay với việc đầu tiên là chọn cho mình ngôi trường đại học bạn muốn.
Năm 2016- 2017, Đại học Nguyễn Trãi – Đại học ứng dụng (Hà Nội) tuyển sinh 12 khối ngành ở nhiều cấp học: đại học chính quy, cao đẳng nghề,… theo mô hình đào tạo gắn kết cùng doanh nghiệp.
Với mô hình này, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp trong suốt quá trình học. Mô hình đào tạo gắn kết cùng doanh nghiệp của trường đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có việc làm với thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt cho tương lai.