Không nên "đốt tiền" vào lò luyện thi năng khiếu báo chí

Văn Hiền

(Dân trí) - Khi các sĩ tử đang lo lắng về kỳ thi năng khiếu báo chí của Học viện Báo chí Tuyên truyền và tìm kiếm lò luyện thi thì chính người tuyển sinh lại khẳng định: "Không nên đốt tiền cho các lò luyện thi".

Các ngành đào tạo của Học viện Báo chí và tuyên truyền đều tuyển sinh theo kết quả thi THPT quốc gia, chỉ duy nhất ngành báo chí sẽ thực hiện phương thức tuyển sinh riêng.

Dự kiến năm nay các sĩ tử sẽ tham gia kỳ thi với môn Văn và Năng khiếu báo chí (x2) + môn tự chọn (Toán, Tiếng Anh, KHTN, KHXH). Các thí sinh cũng có thể thi nhiều tổ hợp cùng một ngành để lựa chọn ra số điểm cao nhất. với phương thức tuyển sinh này khiến nhiều thí sinh "lo sốt vó" và tìm kiếm các lò luyện thi.

Không nên đốt tiền vào lò luyện thi năng khiếu báo chí - 1

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng 

Tuy nhiên, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí, Học  viện Báo chí và Tuyên truyền - khẳng định việc "luyện tại lò" là hoàn toàn không cần thiết.

"Thí sinh không nên bỏ tiền "nộp mạng" cho các lò luyện năng khiếu báo chí.  Sẽ mất tiền, mất thời gian, lại dễ trượt oan", Viện trưởng Hằng khẳng định.

Theo bà Hằng, hầu như đối với nhiều người cụm từ " Năng khiếu báo chí" nghe vẫn còn khó hiểu, để làm tốt bài thi năng khiếu, thí sinh chỉ cần đọc hướng dẫn về cấu trúc đề thi để biết thi gì, yêu cầu của đề thi để biết thi gì, yêu cầu của đề thi như thế nào. Ngoài ra, nên tìm mẫu đề thi làm thử. Đặc biệt, việc học tốt các môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, đọc báo, nghe đài để cập nhật thông tin  thời sự, đồng thời học tư duy và ngôn ngữ báo chí sẽ thuận cho thí sinh khi thi năng khiếu báo chí.

Sinh viên Nguyễn Thúy Hạnh - Lớp Báo mạng điện tử K39, (sinh viên đã đạt được 9,4 điểm một số điểm cao trong kỳ thi Năng khiếu Báo chí) chia sẻ về bí quyết thi năng khiếu: "Tất cả đều do mình tự ôn ở nhà, chủ yếu là xem lại lượng kiến thức của môn Văn, Địa Lý, Lịch Sử và Giáo dục công dân và đọc các tờ báo chính thống để tìm hiểu cách viết bài báo, ngoài ra còn xem các chương trình thời sự trong và ngoài nước để có được những thông tin bổ ích".

Hạnh chia sẻ thêm, không hề tham gia vào một lớp học ôn luyện nào những lò luyện đó chỉ đánh lừa chứ thực chất không đem lại hiệu quả. Giáo viên dạy năng khiếu ở các nơi ôn luyện đều không phải giảng viên trường Báo chí và Học viện cũng khẳng định là không mở ra những lớp ôn luyện nào.

Bình luận (0)
để gửi bình luận