Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía

Hoài Nam

(Dân trí) - Nhìn những tấm thiệp, lịch, quai cầm ly nước, sổ tay, tranh treo tường... không ai có thể tin đây là sản phẩm của học trò và được làm từ bã mía.

Đây là sản phẩm của nhóm 8 học sinh cùng giáo viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Quỳnh Phương, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TPHCM. 

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 1
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 2
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 3
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 4

Những tấm thiệp, bookmark (thẻ đánh dấu sách) được học sinh sản xuất từ bã mía.

Dự án "Sản xuất giấy và làm đồ dùng hand-made từ bã mía" của nhóm vừa giành giải Nhất cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020" của Sở GD&ĐT TPHCM. Sắp tới, dự án sẽ tham dự cuộc thi toàn quốc.

Trước đó, dự án này giành ngôi quán quân cuộc thi Mastermind, Ý tưởng sáng tạo 2019 do Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức. 

Các em đặt tên thương hiệu là SugarPop, cùng nhau sản xuất giấy và làm các sản phẩm hand-made từ bã mía với thông điệp "Mang mía đến mọi nhà".

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 5
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 6
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 7

Những mẫu bookmark vô cùng đẹp mắt, tinh xảo 

Ý tưởng làm giấy, các sản phẩm từ bã mía xuất phát từ bài tập môn Hóa về chủ đề tái chế rác thải của em Lương Trâm Như khi đang học lớp 10.

Thấy cô bán nước mía cạnh nhà, hàng ngày chất bã mía thành từng đồng rồi đốt, khói um ảnh hưởng đến mọi người và môi trường, Như nghĩ, sao không tận dụng bã mía? 

Cô học trò đã mày mò làm giấy từ thứ bỏ đi này bằng nhiều công đoạn như xay bã mía, trộn giấy, keo để tăng độ gắn kết, từ đó có thể làm nhiều sản phẩm, vật dùng bằng giấy. 

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 8
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 9

Các em đang nghiên cứu ra làm nhiều sản phẩm khác bằng bã mía.

Để phát triển ý tưởng thành một đề tài thiết thực, những người bạn có cùng đam mê nghiên cứu khoa học và giáo viên đã kết nối để cùng thực hiện. Các em chia thành 4 bộ phận phụ trách các công đoạn gồm: nghiên cứu, sản xuất giấy thô, trang trí làm thành sản phẩm, truyền thông tiếp thị. 

Nhiều người tham gia, nhiều thử nghiệm, ý tưởng... nên chất lượng giấy ngày càng cao, sản phẩm nhiều mẫu mã, hình thức bắt mắt hơn. 

Trưởng nhóm Trần Xuân Khánh Thi chia sẻ, việc làm bã mía ra giấy đòi hỏi rất tỉ mỉ. Như tỷ lệ pha trộn keo như thế nào để đảm bảo nhất, tỷ lệ nước bao nhiêu vì nếu loãng thì không kết dính mà đặc thì giấy sẽ vón cục.

Các em bắt tay vào việc như đi xin mã mía, về xay, trộn bằng máy xay sinh tố thông thường, đổ khuôn, phơi, thiết kế thành phẩm, làm và... tiếp thị ra thị trường.

"Trong quá trình này, nhóm không ít sự cố như đã hỏng mấy chiếc máy xay sinh tố. Hay có hôm làm xong được mẻ lớn, đem phơi thì... ngồi tám chuyện, trời mưa mà không hay biết, bột giấy trôi theo nước, tụi em khóc ròng", Nhi chia sẻ. 

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 10
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 11

Hiện tại, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đang phát triển tranh treo tường làm từ bã mía

Rồi việc thiết kế, trang trí sản phẩm cũng đòi hỏi rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ, khéo tay. Sản phẩm gắn liền với những ngày kỷ niệm, sự kiện, câu chuyện... đầy sáng tạo. 

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 12
Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 13

Các thành viên trong nhóm phơi, kiểm ra bột giấy 

Về kênh truyền thông, tiếp thị, các em lập fanpage, đưa sản phẩm bán tại các ngày hội, bán online, mở workshop hướng dẫn các bạn làm giấy từ bã mía, giới thiệu thương hiệu của mình. 

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 14

Quy trình sản xuất giấy từ bã mía sản xuất giấy từ bã mía

Hiện nay, đã rất nhiều sản phẩm của nhóm được bán ra, có giá dao động từ 15.000 - 30.000 đồng, rẻ hơn nhiều với các sản phẩm handmade trên thị trường. 

Hiện tại, nhóm đang phát triển làm tranh treo tường, nhận đặt hàng theo yêu cầu. Hiện tại, họ đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã, nhiều khách hàng hỏi mua nhưng nhóm chưa chính thức "tung" hàng ra thị trường.  

Bên cạnh không ngừng cải tiến, chất lượng, nhóm dự định sẽ phát triển thị trường bằng cách mở shop trên các trang thương mại điện tử.

SugarPop tiết lộ, đã có nhà đầu tư quan tâm đến dự án, đang trao đổi, tìm hiểu để có thể hợp tác, đầu tư vốn cho dự án của các em phát triển.

Học trò sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủ công bằng... bã mía - 15

Dự án của nhóm giành giải Nhất cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020" của Sở GD&ĐT TPHCM.

Cô Nguyễn Trần Quỳnh Phương chia sẻ, từ dự án này các em học được rất nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, trình bày, thuyết trình..., nắm được quy trình sản xuất, tiếp thị, truyền thông, xây dựng hình ảnh.

Và hơn hết, điều ý nghĩa nhất là hun đúc cho các em tinh thần khởi nghiệp, hướng đến tinh thần sống xanh. 

9 thành viên của nhóm gồm:

Trần Xuân Khánh Thi, Lương Tâm Như, Trần Nguyễn Đăng Tâm, Nguyễn Thị Bích Trâm, Dương Tường Ý Nhi, Nguyễn Anh Nhật Linh cùng học lớp 12A6. 

Hai thành viên học lớp khác là Phạm Nhật Hào, lớp 12D3 và Nguyễn Hạnh Nguyên, lớp 12B.

Giáo viên hướng dẫn, ThS Nguyễn Trần Quỳnh Phương.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm