Học tiếng Nhật: Tổng hợp ngữ pháp bài 21 giáo trình Minna no Nihongo
(Dân trí) - Bạn đã biết cách bày tỏ những suy nghĩ, phán đoán bằng bằng tiếng Nhật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Học tiếng Nhật: Tổng hợp ngữ pháp bài 21 giáo trình Minna no Nihongo
Trong tiếng Nhật, khi muốn bày tỏ suy nghĩ hoặc phán đoán về một sự việc nào đó, chúng ta sẽ sử dụng động từ おもいます , và đi cùng trợ từ と ở phía trước.
Cấu trúc:
~と思います
Cùng tìm hiểu qua hai ví dụ sau:
1. きょういい天気だと思います。 (phán đoán): Tôi nghĩ hôm nay thời tiết đẹp
2. かれはあたまがいいと思います。(nhận xét, nêu ý kiến): Tôi nghĩ là anh ấy thông minh
Các bạn còn nhớ bài 20 chúng đã được học thể thông thường không, trước と思います chúng ta sẽ sử dụng thể thông thường của các dạng danh từ, động từ, hay tính từ:
普通形(Thể thông thường) + と思います。
Và khi muốn hỏi ý kiến ai về việc gì đó, chúng ta sẽ có từ để hỏi là どう, đi cùng trợ từ について
Ví dụ:
・ 日本語についてどう思いますか。: Cậu nghĩ gì về tiếng Nhật?
→おもしろいと思います。: Tôi nghĩ là nó thú vị
・ ハノイについてどう思いますか。: Cậu nghĩ gì về Hà Nội
→きれいなまちだと思います。: Tôi nghĩ nó là một thành phố đẹp
・アキラ日本語センターについどう思いますか。: Bạn nghĩ sao về trung tâm tiếng Nhật Akira?
→ 有名な センターだと思います。Mình nghĩ đó là trung tâm nổi tiếng
Còn khi chúng ta muốn bày tỏ quan điểm giống, hoặc không giống, chúng ta có thể dùng そう思います hoặc そう思いません.
Ví dụ:
・ 日本のりょうりはたかいと思います。: Tôi nghĩ các món ăn Nhật thì đắt
→私もそう思います。: Tôi cũng nghĩ vậy
・ 日本語はむすかしくないと思います。: Tôi nghĩ tiếng Nhật không khó.
→私はそう思いません。: Tôi không nghĩ như vậy.
Tiếp theo, khi muốn trần thuật lại lời ai đã nói, chúng ta có thể sử dụng câu trần thuật trực tiếp, hoặc trần thuật gián tiếp.
Với câu trần thuật trực tiếp, chúng ta giữ nguyên câu của người nói.
Ví dụ:
日本人は食べるまえに「いただきます」といいます。: Trước khi ăn cơm người Nhật nói "Itadakimasu".
Còn trong câu trần thuật gián tiếp, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc sau:
Thể thông thường của Danh từ, Động từ hoặc Tính từ ◊といいます。
Ví dụ:
先生はあしたテストがあると言いました。: Thầy nói là mai có bài kiểm tra
田中さんはおさけがすきじゃないと言いました。: Thầy Yamada nói là anh ấy không thích uống rượu.
Vũ Phong