Học sinh trường Gateway làm chủ 4 kỹ năng thế kỷ 21 với phương pháp Steam

(Dân trí) - Phương pháp giáo dục STEAM trang bị cho học sinh trường Gateway 4 kỹ năng thiết yếu để thành công trong thế kỷ 21 như: Sáng tạo; hợp tác; tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

Phương pháp STEAM tại trường Gateway hướng học sinh tiếp cận với các lĩnh vực trên theo phương pháp liên môn, giúp các em có được những kỹ năng và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn từ nhiều thí nghiệm thực tiễn. Khi những khái niệm “vĩ mô” liên quan đến khoa học, công nghệ trở nên gần gũi, các Gisers sẽ cảm thấy thích thú và say mê khi tiếp xúc với các môn học vốn được xem là khô khan, nhàm chán này.


Tại trường Gateway, những thí nghiệm thực tiễn trong giờ học STEAM giúp các em hình thành hứng thú với nghề nghiệp tương lại.

Tại trường Gateway, những thí nghiệm thực tiễn trong giờ học STEAM giúp các em hình thành hứng thú với nghề nghiệp tương lại.

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp thành quả toàn diện của các môn học như: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học... Điểm nhấn đặc biệt của phương pháp này là tính kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế đời sống. Thông qua những trải nghiệm thực tiễn để học sinh có thể rút ra vấn đề, xây dựng phương pháp và tư duy giải quyết các vấn đề cụ thể. STEAM là phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được nhân rộng tại Mỹ và các nước đang phát triển.

Được phát triển và chuyển giao bởi Bảo tàng Khoa học Boston (MoS), chương trình STEAM Gateway giúp học sinh phát triển tối ưu về khả năng sáng tạo, cách thức học tập chủ động, biết tranh luận và chịu trách nhiệm về từng quyết định của mình. Thay vì phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức xa vời, học sinh được triển khai các dự án gắn liền với thực tiễn, giải quyết những vấn đề gần gũi mà các em tiếp xúc hằng ngày.

Phát triển tư duy

Với STEAM, các em không dừng ở việc giải quyết một vấn đề cụ thể mà từ quá trình đưa ra các phương pháp, các em sẽ biết được cách khái quát hiện tượng, cách tiếp cận để tìm ra giải pháp với các tình huống hay vấn đề khác, từ đó phát triển tư duy.


Học sinh trường Gateway thích thú trình bày thí nghiệm của mình

Học sinh trường Gateway thích thú trình bày thí nghiệm của mình

Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng, đặc biệt trong thế kỷ công nghệ như: khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Học sinh sẽ mất một khoảng thời gian để hiểu được nguyên lý chuyển lý thuyết vào thực tế trong khi kiến thức đã bị hao hụt.

Tại Gateway, học sinh liên tục được thực hành các dự án gắn liền với các vấn đề thực tiễn. Kiến thức từ các môn học Toán, Vật lý, khoa học được ứng dụng thực tiễn trong từng dự án. Ví dụ như muốn vận chuyển một chậu cây nhỏ từ thành phố A đến thành phố B, học sinh sẽ tìm cách làm thế nào để đóng gói được chậu cây đó? làm thế nào để đảm bảo cây vẫn xanh tốt trong quá trình vận chuyển?

Đặc biệt, để bảo vệ quan điểm của mình học sinh buộc phải đưa ra những lý lẽ. Quá trình tranh luận, lắng nghe và thuyết phục các thành viên khác sẽ giúp học sinh phát triển tư duy phản biện bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh một cách tự nhiên và rất linh hoạt.

Thoả trí sáng tạo

Bên cạnh việc phát triển tư duy phản biện thì khả năng sáng tạo cũng được phát huy tối đa. Phương pháp này giúp các em thật sự tương tác với môn học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá, giúp các em trở thành những nhà cải tiến đầy sáng tạo.


Các thí nghiệm STEAM được thực hành theo dự án

Các thí nghiệm STEAM được thực hành theo dự án

Điểm nổi bật của phương pháp giáo dục STEAM tại Gateway nằm ở Chu trình thiết kế Kỹ thuật (Engineer Design Process) để cải tiến cách tiếp cận với dự án. Học sinh được trang bị kỹ năng và phương pháp tư duy để có thể thiết kế và sáng tạo ra sản phẩm ứng dụng trong đời sống qua 5 bước thiết kế kỹ thuật: Đặt vấn đề; Tưởng tượng về giải pháp; Lên kế hoạch để thiết kế giải pháp Bám sát kế hoạch để thực thi giải pháp; Thử nghiệm và cải tiến giải pháp.


Một sản phẩm của học sinh trường Gateway

Một sản phẩm của học sinh trường Gateway

Tăng cường kỹ năng hợp tác

Với các dự án khác nhau, học sinh sẽ được chia thành nhiều nhóm và hoạt động hỗ trợ, phân chia công việc sao cho khoa học. Sự tương tác đa chiều giữa các môn học giúp các Gisers tham gia vào quá trình học tập chủ động, cộng tác và giải quyết những vấn đề phức tạp. Thông qua quá trình trao đổi, học sinh biết cách thể hiện quan điểm cá nhân trong mối tương quan hài hòa với tập thể. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của sự hợp tác.


Kỹ năng hợp tác nhóm được phát triển tối đa qua các hoạt động

Kỹ năng hợp tác nhóm được phát triển tối đa qua các hoạt động

Các Gisers sẽ là những người chủ động kiến tạo và thay đổi thế giới mà không phải bị động hay phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ... Với cách học năng động, tương tác cao, đẩy mạnh các kiến thức thực tế hữu ích, Steam là phương pháp giáo dục chiến lược đang được triển khai mạnh mẽ tại Gateway với mong muốn trang bị cho học sinh những năng lực toàn diện, giúp các em làm chủ cơ hội nghề nghiệp của mình trong thế kỷ 21.