Học sinh trầm cảm vì đâu?
Cha mẹ ít quan tâm đến con cái, áp lực học tập, bạo lực học đường… là những yếu tố đẩy giới trẻ đến tình trạng trầm cảm.
Đây là kết luận do Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cùng trường Đại học Melbourne (Australia) vừa công bố thông qua dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” tại một số trường trên địa bàn Hà Nội.
Áp lực với giới trẻ
Nghiên cứu gồm 1.202 học sinh (HS) tiểu học và THCS, cho thấy tỷ lệ HS từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17.
PGS TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cho biết gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các bệnh nhân đe dọa tự tử, rối loạn tinh thần, lo âu, stress vì sức ép công việc, áp lực học hành. Những trường hợp này khi đến bệnh viện thường là lúc bệnh trầm cảm đã nặng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện tâm thần sức khỏe quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), người trực tiếp điều trị các ca bệnh về trầm cảm kể, em Nguyễn Thị H. (16 tuổi, Hà Tĩnh) học giỏi nhưng sau kỳ thi không làm được bài, H. thay đổi không muốn gặp ai… Trong khi đó, gia đình không hiểu, thấy H. vẫn biểu hiện như vậy nên sau 3 tháng gia đình bán hết của cải để cúng bái nhưng H. không khỏi mà ngược lại càng tách biệt với cuộc sống. Mãi sau gia đình mới đưa H. đến viện điều trị.
Một trường hợp khác đang nằm tại viện là cháu M., cháu học rất giỏi nhưng do sang chấn tâm lý cháu tự nhiên cười nói, gào thét, nhảy múa và cho mình là người tài giỏi. Gia đình không biết, mãi sau mới đưa cháu đến viện điều trị.
Áp lực với giới trẻ
Nghiên cứu gồm 1.202 học sinh (HS) tiểu học và THCS, cho thấy tỷ lệ HS từ 10 - 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46%. Đáng lưu ý, trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 - 17.
PGS TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cho biết gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các bệnh nhân đe dọa tự tử, rối loạn tinh thần, lo âu, stress vì sức ép công việc, áp lực học hành. Những trường hợp này khi đến bệnh viện thường là lúc bệnh trầm cảm đã nặng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện tâm thần sức khỏe quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), người trực tiếp điều trị các ca bệnh về trầm cảm kể, em Nguyễn Thị H. (16 tuổi, Hà Tĩnh) học giỏi nhưng sau kỳ thi không làm được bài, H. thay đổi không muốn gặp ai… Trong khi đó, gia đình không hiểu, thấy H. vẫn biểu hiện như vậy nên sau 3 tháng gia đình bán hết của cải để cúng bái nhưng H. không khỏi mà ngược lại càng tách biệt với cuộc sống. Mãi sau gia đình mới đưa H. đến viện điều trị.
Một trường hợp khác đang nằm tại viện là cháu M., cháu học rất giỏi nhưng do sang chấn tâm lý cháu tự nhiên cười nói, gào thét, nhảy múa và cho mình là người tài giỏi. Gia đình không biết, mãi sau mới đưa cháu đến viện điều trị.
Giới trẻ cần chia sẻ
Giáo sư Tâm lý học Mike Gorkin (ĐH Florida, Hoa Kỳ) cho rằng, trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp với triệu chứng rất đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, gây ra giảm sút khả năng học tập ở HS. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em luôn rầu rĩ, cáu gắt vì những lý do không đâu. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực như tự tử. Từ đó dẫn đến những rối loạn cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau cơ, ăn uống, không còn ham thú mà rơi vào trạng thái vô cảm...
PGS.TS Ngô Thanh Hồi cảnh báo, trên thực tế, người ta không quan tâm nhiều đến phân tích nguyên nhân mà hay đổ lỗi cho một lý do trực tiếp nào đó. Gần đây, môi trường xã hội ngày càng khắc nghiệt như dịch bệnh; thiên tai; khủng bố; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; sức ép về phát triển, hội nhập ngày càng đòi hỏi gay gắt… là hàng loạt thử thách lớn đối với các nước đang phát triển, tác động đến mọi lứa tuổi trong đó có thanh thiếu niên. Các vụ gây gổ đánh nhau giữa học trò, hại thầy giáo… liên tiếp xảy ra cũng là hệ quả từ môi trường ấy. Cho nên, mắc trầm cảm do áp lực tâm lý xã hội là chủ yếu còn nguyên nhân sinh học chỉ là hằng số, không gia tăng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, gia đình phải phát hiện sớm và đưa đến bác sĩ chuyên khoa và không được cúng bái, điều trị dân gian. Ngoài ra, nếu nhà trường khi phát hiện phải thông báo gia đình biết triệu chứng, kết quả học tập để có phương pháp điều trị, đặc biệt phụ huynh phải quan tâm và hiểu rõ cảm xúc vị thành niên.
Giáo sư Tâm lý học Mike Gorkin (ĐH Florida, Hoa Kỳ) cho rằng, trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần hay gặp với triệu chứng rất đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, gây ra giảm sút khả năng học tập ở HS. Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em luôn rầu rĩ, cáu gắt vì những lý do không đâu. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực như tự tử. Từ đó dẫn đến những rối loạn cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau cơ, ăn uống, không còn ham thú mà rơi vào trạng thái vô cảm...
PGS.TS Ngô Thanh Hồi cảnh báo, trên thực tế, người ta không quan tâm nhiều đến phân tích nguyên nhân mà hay đổ lỗi cho một lý do trực tiếp nào đó. Gần đây, môi trường xã hội ngày càng khắc nghiệt như dịch bệnh; thiên tai; khủng bố; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; sức ép về phát triển, hội nhập ngày càng đòi hỏi gay gắt… là hàng loạt thử thách lớn đối với các nước đang phát triển, tác động đến mọi lứa tuổi trong đó có thanh thiếu niên. Các vụ gây gổ đánh nhau giữa học trò, hại thầy giáo… liên tiếp xảy ra cũng là hệ quả từ môi trường ấy. Cho nên, mắc trầm cảm do áp lực tâm lý xã hội là chủ yếu còn nguyên nhân sinh học chỉ là hằng số, không gia tăng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, gia đình phải phát hiện sớm và đưa đến bác sĩ chuyên khoa và không được cúng bái, điều trị dân gian. Ngoài ra, nếu nhà trường khi phát hiện phải thông báo gia đình biết triệu chứng, kết quả học tập để có phương pháp điều trị, đặc biệt phụ huynh phải quan tâm và hiểu rõ cảm xúc vị thành niên.
Theo Tuyết Nga
Đất Việt