Góp ý về sách giáo khoa Tiếng Việt mới lớp 1, 2, 3

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản, được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, ở mỗi phân môn lại có những bất hợp lý như:

Phân môn Tập đọc: Điểm mới nhất trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 là luyện nói nhưng có một số chủ đề còn xa lạ với HS như le le, gà ri, gà gô… Ngoài ra, cách sắp xếp ở phần vần cũng cần xem lại. Những vần khó như ưu, ươu nên dạy sau thì các em sẽ dễ phát âm hơn.

 

Phân môn Chính tả: Việc HS tiểu học không được dùng vở bài tập trong giờ học chính khóa đã khiến cả cô và trò rất khó khăn khi triển khai bài dạy. Đặc biệt là những bài điền âm, vần thích hợp vào một đoạn văn. HS mất nhiều thời gian để viết lại đoạn văn đó vào vở thay vì chỉ cần điền thẳng vào vở bài tập như trước đây. Vì vậy, số lượng bài tập làm được trong một tiết học rất ít.

 

Phân môn Tập viết: ở vở tập viết lớp 1 có một số từ dài nên HS không viết đủ từ trong 1 dòng. Ví dụ: ngoan ngoãn, sách giáo khoa… ở lớp 2 và 3, có phần kết hợp cả chữ đứng nét đều và chữ nghiêng khiến các em khó điều chỉnh nét chữ. Có một số bài quá dài, HS không thể viết hết trong 1 tiết. Ở vở Tập viết lớp 3, tuần 24, nội dung bài viết ở SGK và ở vở tập viết chưa đồng nhất...

 

Phân môn Tập làm văn: Có một số bài đưa ra các yêu cầu chưa hợp lý, rất khó đối với HS lớp 3. Ví dụ bài “Điện báo” (Tuần 4- tập 1). Ngoài ra còn một số bài khó như kể lại một trận thi đấu thể thao, viết thư cho một bạn người nước ngoài bày tỏ tình thân ái…

 

 

Theo Hà Nội Mới  

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm