Giáo dục là đầu tư: Đòn bẩy TPP, góc nhìn STEAM về đề án 1956
Thực tiễn về tổ chức và điều hành thị trường lao động của Canada, bao gồm cả lao động nhập cư, đưa lại giải pháp nào cho phát triển lao động Việt Nam nói chung và lao động nông thôn nói riêng đáp ứng và hội nhập tiêu chuẩn nhân lực quốc tế trong thời kỳ TPP?
TPP - thách thức lớn về năng suất lao động
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tất yếu sẽ đặt ra thách thức to lớn và cấp bách với Việt Nam về cắt giảm chi phí sản xuất thông qua tăng năng suất lao động, hiện vẫn đang ở mức thấp của khu vực.
Hơn nữa, do khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhân lực lớn nhất nhưng luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và tỷ trọng FDI thấp nhất càng làm hạn chế khả năng ứng dụng STEM để có thế nhanh chóng tăng năng suất lao động.
Chính sách phát triển khu vực nông thôn của Việt Nam
Hai chính sách phát triển nông thôn nổi bật gần đây tại Việt Nam nhằm vận dụng cả hai hướng chính sách kích cầu và trọng cung là “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” (sau đây viết tắt là Chương trình Nông thôn mới) và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây viết tắt là Đề án 1956). Tuy vậy, trong đó mục tiêu đầu tư nhân lực STEAM chưa được thể hiện đầy đủ. Vì vậy, chương trình Hỗ trợ du học thực hiện nghiên cứu từ góc nhìn quốc tế của cộng đồng TPP với Canada là đối tượng nghiên cứu trọng điểm về nhân tố kích cầu và trọng cung nhân lực.
Góc nhìn từ cộng đồng TPP - Nghiên cứu trường hợp Canada
Chương trình Hỗ trợ du học định vị hai thành viên TPP Australia và Canada làm đối tượng nghiên cứu trọng điểm vì trước hết từ hoạch định chính sách đến hoạt động thực tế hai quốc gia này luôn đặt Việt Nam là một trong những đối tác trọng tâm của lĩnh vực nguồn nhân lực quốc tế. Thứ hai là vì theo dự báo của chính phủ hai quốc gia này trong 30 năm tới mỗi năm mỗi quốc gia đều cần nhập cư khoảng trên dưới 100.000 (một trăm nghìn) người lao động trình độ cao (skilled worker - sau đây xin sử dụng nguyên văn thuật ngữ tiếng Anh nhằm đảm bảo đồng nhất nội dung với mục tiêu nghiên cứu Australia và Canada). Thứ ba là vì với vị thế quan trọng trong nền kinh tế thế giới thì từ hai quốc gia này nhân lực Việt Nam có thể thuận lợi tiếp cận tất cả các nền kinh tế phát triển. Do giới hạn dung lượng bài nghiên cứu này chỉ đề cập tới Canada.
Đường màu tím trong biểu đồ cho thấy xu thế người nhập cư thường trú dân theo diện nhân lực STEM.
Công cụ nổi bật thực thi tinh thần di chuyển tự do (Mobility) lao động giữa các vùng và giữa các ngành nghề nhằm tạo điều kiện cho nhân lực STEAM là cổng chính phủ điện tử Jobbank www.jobank.gc.ca (cũng kết nối với cơ quan di trú-nhập cư) cùng danh mục mã số ngành làm việc NOC (National Occupational Classification) và mã số ngành đào tạo CIP (Classification of Instructional Programs).
Tóm lược Jobbank Canada qua NOC 4213 Employment Counselor.
Truy cập www.jobbank.gc.ca mục Explore Career - nhánh Explore Career by Occupation, trong ô Occupation điền Employment Counselor, ô City chọn ngẫu nhiên Ottawa, Ontario.
Kết quả :
Employment Counselor NOC 4213 với thông tin về lương, triển vọng , đào tạo, cấp phép , số lượng việc tại Ottawa, Ontario.
Mục Education&Job Requirements/Canada
i) Essential Skills: chín (09) kỹ năng thiết yếu.
ii) Education Programs: năm (05) CIP tương ứng với NOC 42134, trong đó chọn ngẫu nhiên CIP 44.07
Kết quả:
i) Post-Secondary school:danh mục các khóa học và trường học cung cấp khóa học của CIP 44.07.
ii) Please Select An Occupation liệt kê bốn (04) NOC ứng với CIP 44.07 là NOC 4152, NOC 4212, NOC 6472 và NOC 4153
Trên đây là mô tả tóm lược chức năng cơ bản nhất của Jobbank Canada. Ngoài ra còn hàng loạt tiện ích khác cho người lao động và người sử dụng lao động cũng như các nhà nghiên cứu. Truy cập www.jobbank.gc.ca để tham khảo chi tiết.
Vận dụng đồng thời cả chính sách kích cầu và trọng cung Jobbank Canada cho thấy hiệu quả quản trị nhân lực STEAM quốc gia đồng bộ với quốc tế nhờ kết hợp ba xu hướng: một là chính phủ điện tử tương tác với công dân điện tử, hai là big-data trong quản trị và ba là chất lượng nguồn vốn con người (human capital).
Jobbank Intergogo với Chương trình Nông thôn mới và Đề án 1956
Mô phỏng mô hình Jobbank Canada, trên cơ sở xử lý dữ liệu big-data, Jobbank Intergogo phân khúc thị trường lao động khu vực nông thôn thành ba nhóm chủ yếu sau đây:
Nhóm 1 - Tiến bộ: Năng lực đủ duy trì tiêu chuẩn nhân lực quốc tế. Đây là nhóm mục tiêu nhận đầu tư STEAM từ xã hội để trở thành lực lượng chủ chốt thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Kích cầu bằng tài trợ lãi suất, bảo lãnh khoản vay và ân hạn hoàn trả phù hợp với nhóm này.
Nhóm 2 - Trợ cấp: Năng lực tiềm năng tương đương Nhóm 1 nhưng chưa đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc như Nhóm 1. Kích cầu bằng tài trợ không hoàn lại để nâng cao trình độ ngoại ngữ phù hợp với nhóm này.
Nhóm 3 - Cứu trợ: Không có khả năng phấn đấu đạt mức thu nhập đủ tái đầu tư sức lao động nên không phải đối tượng kích cầu mà là đối tượng của trợ cấp xã hội.
Theo phương thức nêu trên Jobbank Intergogo góp phần huy động nguồn lực xã hội vào những hạng mục nhân lực tại khu vực nông thôn có khả năng hoàn vốn và tái đầu tư. Như vậy, Intergogo góp phần kết nối hoàn chỉnh vòng tuần hoàn kích cầu và trọng cung mà Chương trình Nông thôn mới và Đề án 1956 triển khai. Tất yếu cần kết nối hoạt động kích cầu và trọng cung thành vòng tuần hoàn đầu tư thì hiệu quả đầu tư mới có thể bền vững.
Intergogo định vị Đoàn viên Đoàn Thanh niên thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2 nêu trên là đối tác trọng tâm trong đầu tư nhân lực STEAM khu vực nông thôn. Tất nhiên, để đạt hiệu quả đầu tư này trên phạm vi toàn quốc nhất thiết cần khai thác hiệu ứng lan tỏa và cộng hưởng trong hoạt động Đoàn. Khởi đầu số lượng thành viên có thể chưa nhiều và phân tán nhưng mô hình Jobbank Intergogo sẽ giúp kết nối nhanh chóng đoàn viên cả nước tập trung thành sức mạnh phát triển bền vững.
Lưu ý: Nội dung trên đây mô tả định hướng của Jobbank Intergogo đối với thanh niên nông thôn Việt Nam và cụ thể là đề án 1956, do vậy không thể và không nên hiểu và/hoặc diễn giải dưới bất kỳ hình thức nào rằng Chương trình Hỗ trợ du học và/hoặc Jobbank Intergogo và/hoặc công ty Intergogo Việt Nam chỉ cung cấp giải pháp đồng bộ nhân lực quốc tế cho thanh niên nông thôn Việt Nam.
Tiếp theo bài số 1 “Giáo dục là đầu tư: Vai trò của STEM trong du học thời kỳ TPP”, bài số 2 này phân tích đầu tư nhân lực STEAM khu vực nông thôn từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế chính sách kích cầu và trọng cung. Trong bài số 3 hoàn thành loạt bài nghiên cứu chủ đề “Giáo dục là đầu tư”, chương trình Hỗ trợ du học sẽ nhận định vai trò của Đoàn Thanh niên và hệ thống ngân hàng thương mại trong phát triển nhân lực STEAM thời kỳ TPP dành cho thanh niên.
Trên đây là nội dung tóm tắt của bài nghiên cứu “Giáo dục là đầu tư: Đòn bẩy TPP, góc nhìn STEAM về đề án 1956” thuộc chủ đề “Giáo dục là đầu tư”. Nội dung đầy đủ của bài nghiên cứu được đăng tại website chính thức Chương trình Hỗ trợ du họ, quý vị có thể xem tại link: http://hotroduhoc.vn/giao-duc-la-dau-tu-don-bay-tpp-goc-nhin-steam-ve-de-an-1956/
Quý vị quan tâm đến nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực đồng bộ nhân lực quốc tế, xin mời liên hệ với Chương trình Hỗ trợ du học qua địa chỉ: info@intergogo.com
Quý vị là phụ huynh và học sinh quan tâm du học – việc làm quốc tế có thể đăng ký tham gia hội thảo “STEM – Đồng bộ nhân lực quốc tế” tại link: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1623
Hội thảo giới hạn tối đa 50 người tham dự và tổ chức hoàn toàn miễn phí từ 9h00 đến 11h00 sáng thứ bảy ngày 16 tháng 01 năm 2016 tại văn phòng Chương trình Hỗ trợ du học số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chương trình Hỗ trợ du học