Giảng dạy tiếng Anh thông qua giáo dục trí tuệ cảm xúc
(Dân trí) - Giảng dạy tích hợp tiếng Anh và trí tuệ cảm xúc (EQ) có tác động tích cực đối với việc phát triển tư duy toàn diện của trẻ.
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ càng phát triển thì tư duy càng được nâng cao. Đối với trẻ nhỏ, việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là con đường để trẻ tăng cường khả năng tư duy.
Không chỉ có tư duy, nhờ có ngôn ngữ mà trí thông minh cảm xúc của trẻ cũng được kích hoạt. Mối liên hệ ngôn ngữ - tư duy - trí thông minh cảm xúc được ví như chiếc "kiềng ba chân" có thể giúp trẻ vào đời mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Trong công trình nghiên cứu của nhóm nhà tâm lý học nổi tiếng Marc A. Brackett, Susan E. Rivers, and Peter Salovey vào năm 2011 - "Emotional Intelligence: Implications for Personal, Social, Academic, and Workplace Success" (Trí thông minh cảm xúc: ý nghĩa cho cá nhân, xã hội, học tập và thành công nơi làm việc) cũng đề cao trí tuệ cảm xúc đối với việc phát triển tư duy toàn diện.
Theo đó, công trình nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ bền chặt của trí thông minh cảm xúc đối với các khía cạnh trong cuộc sống của con người. Trí tuệ cảm xúc giúp con người có khả năng quản lý stress, giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt. Nhờ vậy, con người đạt được hiệu suất học tập và làm việc như mong đợi.
Đại diện Anh ngữ Pantado cũng khẳng định về mối liên hệ giữa việc phát triển "kiềng ba chân" nói trên. Dễ dàng nhận thấy là khi một em bé phát triển về ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Việt và ngoại ngữ, các em dễ dàng bày tỏ những ý kiến của cá nhân, khi đó những hành vi có vấn đề của em sẽ được giảm bớt.
Ở chiều ngược lại, khi trí thông minh cảm xúc đã phát triển nghĩa là, em bé sẽ có những khả năng như: biết quản lý cảm xúc; tương tác và giao tiếp tốt; biết cách ra quyết định, biết lớn lên với sự đồng cảm và biết ơn, khi ấy tất cả những kỹ năng về ngôn ngữ như nghe - nói - đọc - viết của em cũng được cải thiện.
Việc rèn luyện cảm xúc khiến trẻ có khả năng tự thấu hiểu bản thân, tự tạo ra động lực, biết cách đối diện với áp lực và thích học, muốn học, mong được tự học. Đây là chìa khóa cho sự hạnh phúc trong việc học, nhất là học ngôn ngữ nằm ở sự phát triển và khơi gợi về trí thông minh cảm xúc.
Hiểu sâu sắc vai trò cũng như tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển toàn diện của trẻ, Anh ngữ trực tuyến 1 kèm 1 Pantado, đã ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào trong chương trình giảng dạy Anh ngữ cho trẻ nhỏ. Với các bài học ngắn từ 3-5 phút về trí thông minh cảm xúc cho mỗi buổi học, trẻ sẽ được rèn luyện, thực hành và nâng cao trí tuệ cảm xúc thông qua 5 phương diện:
- Tự nhận thức: khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân.
- Tự điều chỉnh: khả năng kiểm soát phản ứng của bản thân đối với cảm xúc của mình.
- Động lực bên trong: khả năng suy nghĩ và xác định điều gì khiến bản thân cảm thấy như vậy.
- Sự đồng cảm: khả năng hiểu được cảm xúc của người khác.
- Kỹ năng xã hội: sử dụng trí tuệ cảm xúc để xây dựng các mối quan hệ xã hội bền chặt.
"Đây hứa hẹn là đột phá mới mẻ và có ý nghĩa đối với giáo dục, để không chỉ có những trẻ nhỏ giỏi về học thuật, có khả năng ngoại ngữ tốt mà còn hạnh phúc với việc học", đại diện Anh ngữ Pantado nói.