Echelon Thailand 2015: Edtech Việt đang dẫn đầu xu thế tại Đông Nam Á

Echelon Thailand 2015 là hội thảo được tổ chức bởi Echelon (e27.co) - diễn đàn hàng đầu châu Á về khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn - người sáng lập Topica Edtech Group - đã có phần chia sẻ đầy thu hút về xu thế Edtech tại Đông Nam Á.

Sau hai năm tổ chức thành công, năm nay Echelon Thailand mở rộng diễn đàn với sự tham gia của 65 diễn giả, hơn 1.200 chuyên gia công nghệ, khởi nghiệp, các nhà đầu tư và lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ trong khu vực cũng như trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia...Hội thảo kéo dài trong 2 ngày (26-27/11/2015) nhằm mục đích kết nối cộng đồng khởi nghiệp công nghệ trong khu vực sông Mekong.

Echelon Thailand 2015: Edtech Việt đang dẫn đầu xu thế tại Đông Nam Á - 1

Tham dự hội thảo, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những startup tiềm năng; các startup có cơ hội gặp gỡ nhiều nhà đầu tư, mentors, các chuyên gia và nhà sáng lập khác để học hỏi kinh nghiệm. Echelon 2015 có những nhân vật nổi bật trong giới Edtech tham gia với tư cách diễn giả, trong đó không thể không kể đến Tiến sỹ Pansak Siriruchatapong, Thứ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Barak Sharabi, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Thái Lan; ông Ariya Banomyong, đại diện LINE Thailand...

Echelon Thailand 2015: Edtech Việt đang dẫn đầu xu thế tại Đông Nam Á - 2

 

Tại sự kiện này, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn cùng ông Mike Michaelec – Đồng sáng lập Edtech Asia và ông Titipong Pisitwuttinan - CEO Skilllane thảo luận về chủ đề “Mang sự hấp dẫn của Edtech đến Đông Nam Á”.

Ông Mike Michaelec cho biết: “Châu Á có lượng dân số trẻ khá lớn so với thế giới, và phần lớn người trẻ chưa có nhiều cơ hội học tập. Do đó có rất nhiều tiềm năng, để công nghệ đưa cơ hội học tập đến với người dân. Ngoài ra phong trào khởi nghiệp nói chung cũng bắt đầu định hình ở Đông Nam Á. Thế hệ trẻ tận dụng các cơ hội khởi nghiệp và hy vọng công nghệ giáo dục là một lĩnh vực mà các bạn trẻ khởi nghiệp quan tâm.

Việt Nam bỏ xa các nước bạn về số lượng công ty khởi nghiệp trong công nghệ giáo dục, có lẽ chỉ trừ Singapore. Có một số công ty khởi nghiệp rất tiềm năng, không chỉ dừng lại ở phát triển sản phẩm. Ví dụ như Topica, họ đã đóng góp nhiều để đẩy mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, họ có dòng sản phẩm đa dạng, họ có một vườn ươm khởi nghiệp, và gần đây họ khai trương Trung tâm nghiên cứu công nghệ giáo dục (Edtech Lab), họ phát triển cả phầm mềm kết hợp với phần cứng để phục vụ cho giáo dục. Họ làm rất nhiều để thúc đẩy hệ sinh thái, và tôi cho rằng đây là một trong các lý do Việt Nam khác biệt so với một số nước.”


Ông Mike Michaelec – Đồng sáng lập Edtech Asia (thứ 3 từ trái sang).

Ông Mike Michaelec – Đồng sáng lập Edtech Asia (thứ 3 từ trái sang).

Với tư cách là đại diện Topica Edtech Group - đơn vị duy nhất của Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ cử nhân trực tuyến chất lượng cao cho các trường ĐH - Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn chia sẻ: “Việt Nam có những bước đi sớm so với các nước khác trong khu vực. Từ năm 2004, 2005, đã có những quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty startup. Tuy nhiên, sau này, các nước khác lại đi trước chúng ta vì nước ta còn nhiều thủ tục khá rườm rà, ví dụ như một quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải mất khoảng thời gian là 9 tháng trở lên.”


Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn - Người sáng lập Topica Edtech Group.

Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn - Người sáng lập Topica Edtech Group.

“Hiện tại phần lớn các công ty khởi nghiệp tập trung vào nội dung, sẽ rất thú vị nếu có các công ty tập trung không chỉ vào nội dung mà còn xây dựng nền tảng công nghệ. Topica như tôi đã nói có các sản phẩm thú vị. Có HarukaEdu có một sản phẩm cũng tương tự ở Indonesia, là một thị trường lớn gần như chưa khai thác, và chưa có nhiều động thái. Có một số ứng dụng di động thú vị dạy toán, có một số hệ thống học liệu mở tập trung vào giảng dạy kỹ năng. Có một số công ty thú vị, nhưng cũng mới chỉ là khởi đầu, và chúng ta hãy chờ xem vài năm tới sẽ ra sao.” - ông Mike nói thêm.

Các đại biểu tham dự thực sự ấn tượng trước sự phát triển của Edtech Việt khi được biết Topica là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu công nghệ E-learning ra nước ngoài cho các đối tác như: ĐH AMA; ĐH Quốc gia Palawan và mới đây là ĐH Don Mariano Marcos Memorial State tại Philippines. Cho đến nay, Topica cũng là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ đồng bộ cho chương trình Cử nhân trực tuyến của các trường ĐH. Ngoài ra, chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến Topica Native cũng đang được mở rộng tại Thái Lan, Indonesia cùng một số nước ĐNA khác. Và cuối cùng là Topica Founder Institute - chương trình ươm tạo khởi nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có các startup gọi vốn thành công hàng triệu USD như Appota, HSP Yton.

Echelon Thailand 2015: Edtech Việt đang dẫn đầu xu thế tại Đông Nam Á - 5

 

Tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều bạn trẻ thường nôn nóng muốn bắt tay vào startup ngay. Nhưng những người đã từng startup một vài lần thường biết chính xác là mình thiếu gì, cần thêm bao nhiêu thời gian để rèn luyện.  Với những người đang startup, hoặc tự tin có thể startup ngay trong 6 tháng-1 năm, họ có thể đăng ký chương trình Topica Founder Institute. Với những người muốn dành ra 2-3 năm để “tinh luyện", tích luỹ tài chính và kinh nghiệm trước khi startup tiếp, chương trình 18-Founders-In-Residence (18Founders) của Topica được thiết kế trong 2 năm dành cho họ.

Ông Dương Hữu Quang, Founder & CEO và cũng là một “FIR" kỳ cựu của Topica chia sẻ: “Tham gia 18Founders, các founder nhận được cổ phần thưởng từ 0.5 đến 1.5 triệu USD, hoặc nhận 30-50% lợi nhuận của dự án startup, và lương thưởng cạnh tranh đảm bảo thu nhập ngắn hạn. Tất nhiên, họ sẽ tham gia vào các dự án startup trong Topica, chứ không hoàn toàn là của riêng mình, nhưng khả năng thành công của các dự án này là khoảng 50%, so với dưới 10% nếu tự làm Startup. Họ được xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc, và được tự do vùng vẫy giống như tự Startup, với cơ chế được uỷ quyền “một chữ ký" để duyệt chi, nhưng với nguồn lực dồi dào hơn: được đầu tư vốn từ 25 ngàn đến 1 triệu USD, quản lý 50-300 nhân viên người Việt và người nước ngoài. Bên cạnh đó, họ không phải lo các việc “bếp núc" mà được các bộ phận hành chính, nhân sự, pháp chế, truyền thông hỗ trợ. Sau 2 năm, họ có thể hoàn toàn tự tin khi tiếp tục tự startup, vì đã tích luỹ được tài chính đáng kể, được đội ngũ mạnh, thương hiệu cá nhân uy tín, và kỹ năng đã tinh luyện qua trận mạc".

Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA (TOPICA Edtech Group) là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. TOPICA Uni cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 8 trường ĐH ở Việt Nam và Philippines để triển khai đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. TOPICA Native triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan và Việt Nam, và là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass. TOPICA Founder Institute là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD. Một dự án giai đoạn đầu của TOPICA do đích thân cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động. TOPICA hiện có hơn 800 nhân viên, 1,600 giảng viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

Website: https://topica.asia/