Bí quyết lớn nhất của Thung lũng Silicon: Mạng lưới “Mafia"
Nhiều chuyên gia am hiểu về Thung lũng Silicon cho rằng bí quyết lớn nhất của nó không phải là nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, cơ chế của chính phủ, hay các trường đại học hàng đầu, mà chính là mạng lưới “Mafia". Các Google Mafia, Facebook Mafia hay Paypal Mafia quy tụ hàng trăm gương mặt “có số má", là các cựu đồng sáng lập, cựu quản lý, cựu nhân viên của các công ty đã thành công, họ tiếp tục sáng lập các công ty mới, gia nhập, giúp đỡ lẫn nhau âm thầm hay công khai, để tạo nên một mạng lưới hàng trăm công ty đình đám khác, và hàng chục tỷ phú, hàng ngàn triệu phú.
Ấn tượng nhất trong số đó là Paypal Mafia. Các “Cựu Paypal” sau này sáng lập nên nhiều công ty Startup có giá trị thị trường trên 1 tỷ USD như Youtube, Linkedin, Tesla Motors, Palantir Technologies, SpaceX, Yelp và Yammer. Nhưng thay vì cạnh tranh gay gắt như thường thấy sau những cuộc chia tay “cơm không lành, canh không ngọt", họ đầu tư vào các công ty của nhau, hỗ trợ lẫn nhau, và thường xuyên khen ngợi nhau trên báo chí.
Jeremy Stoppelman, cựu Paypal và founder của Yelp, startup đánh giá nhà hàng, khách sạn hàng đầu, kể lại về các cựu đồng nghiệp của mình: “Ở Yelp, mỗi lần cần gọi vốn, Peter Thiel là người đầu tiên tôi nhờ tư vấn. Khi cần suy nghĩ về sản phẩm và chiến lược tăng trưởng, Max là người tôi liên hệ hàng ngày. Để nhìn được bức tranh tổng thể, tôi thường tìm gặp Keith”.
Các “Cựu Facebook" cũng tạo nên một mạng lưới các nhà sáng lập Startup hùng mạnh, với những tên tuổi như Asana, Quora, Cloudera, Path...
Các Startup trong mạng lưới “Facebook Mafia” và quan hệ chằng chịt của họ thông qua con người và vốn đầu tư.
Khác với Paypal Mafia hay Facebook Mafia, Google Mafia không chỉ bao gồm những nhà sáng lập các startup như Foursquare, Instagram, mà còn gồm những người được bổ nhiệm làm CEO ở các Startup tên tuổi: Marissa Mayer, CEO của Yahoo; Dick Costolo, cựu CEO của Twitter; Tim Armstrong, CEO của AOL.
Từ những ngày còn để tóc dài, Steve Jobs đã gặp được Bob Noyve, CEO của Intel vào thời điểm đó, và được nghe chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá. Rất khó để tưởng tượng ra rằng một nghệ sĩ đầu bù tóc rối như Jobs lại có thể ngồi đàm đạo bên tách cà phê cùng với một CEO đáng kính của Intel. Bob Noyce đồng ý gặp Steve Job không phải vì ông biết trước Steve sẽ thành nhân vật nổi tiếng thế giới sau này. Steve tìm được số điện thoại của Bob trong danh bạ và gọi điện xin gặp, và giọng nói đầy nhiệt huyết của cậu thanh niên đã khiến ông trả lời: “Tại sao không nhỉ?” Đây là tinh thần cởi mở, gần gũi của đã giúp hình thành nên các Silicon Valley Mafia sau này.
Các công ty công nghệ coi mạng lưới “Mafia" của mình không chỉ là niềm tự hào, mà còn là một lợi thế quan trọng, giúp họ tiếp cận thông tin về các công nghệ, ý tưởng mới nhanh chóng, tạo dựng các liên minh để cạnh tranh trên các mặt trận mới, và thu hút nhân tài. Không chỉ duy trì và hỗ trợ mạng lưới “Mafia" từ nguồn cựu quản lý, nhân viên, các công ty công nghệ hàng đầu còn chủ động thu hút nhân tài vào “Mafia” của mình thông qua nhiều hình thức như các Cuộc thi Khởi nghiệp (Entrepreneurship Contest), Cuộc thi Lập trình trường kỳ (Hackathon), hay các chương trình Khởi nghiệp trong Khởi nghiệp (Entrepreneurs-In-Residence Program).
Stacy Brown-Philpot là một Entrepreneur-In- Residence (EIR) của Google Ventures, với mục tiêu tìm kiếm ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh, tích luỹ kinh nghiệm cho Startup riêng của mình. Trong thời gian ấp ủ Startup mới, cô tích luỹ khá nhiều kinh nghiệm quý báu qua tham gia điều hành gần 40 sản phẩm của Google, trong đó có Search, Chrome và Google+.
Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm như Andreesen-Horowitz, Accel Partners… cũng có các chương trình Entrepreneurs-In-Residence. Thường thì các EIR của quỹ là những người vừa mới chuyển nhượng lại công ty, và đang tìm kiếm ý tưởng cho startup tiếp theo, để được nhận đầu tư từ chính quỹ đó.
Ở Việt Nam, bắt đầu có một số tập đoàn, quỹ đầu tư xây dựng các chương trình EIR, như FPT với chương trình “Thành Cát Tư Hãn", IDG Ventures với “Entrepreneurs-in-Residence Program", và TOPICA với “18 Founders-In-Residence".
“Ở Việt Nam đã và đang hình thành FPT Mafia rất nhiều startup là cựu FPT, IDG Mafia với hơn 50 công ty đã được IDG đầu tư, và TOPICA Mafia với những gương mặt như Đỗ Tuấn Anh Appota, Hoàng Nguyễn 3S, Nguyễn Thanh Minh Kyna.vn, Phạm Hoàng Thái Dương Dương Hoayeuthuong, Cao Công Minh Onschool, Mai Duy Quang AZStack, Đỗ Trà Ly Kikubox” - ông Bobby Liu, nhà sáng lập của Hub.IT cho biết.
“Theo thống kê, trong số các startup thành công ở Việt Nam, gần 80% đã từng startup 2 lần hoặc làm việc tại ít nhất 2 nơi, và độ tuổi trung bình khi bắt đầu công ty hiện nay là 29. Nếu bạn muốn tôi luyện trận mạc trước khi khởi nghiệp hay tái khởi nghiệp, thì Topica là một trong những nơi tốt nhất để đầu tư thời gian và công sức trong vài năm.” Ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch quỹ đầu tư IDG Ventures chia sẻ.
“Trong số các Startup thành công trên thế giới, không bao giờ có mô hình ‘Một ông chủ và hàng ngàn nhân viên'. Để cạnh tranh trong ngành công nghệ, một cái đầu không bao giờ là đủ, mà bạn cần có hàng chục, hàng trăm bộ óc siêu việt, để sẵn sàng phối hợp, liên minh với nhau kể cả khi họ ở trong công ty hay đã ra khỏi công ty. Với những người giỏi như vậy, không thể hứa hão, mà phải thực sự tạo cho họ cơ hội làm chủ, tự do trong việc ra quyết định, phát triển kỹ năng và thương hiệu cá nhân, và tích luỹ tài chính một cách rõ ràng, minh bạch trước khi họ startup. Nếu không có mạng lưới các đồng minh mạnh, bạn sẽ thua cuộc trong cô độc. Có nhiều đồng minh, không chỉ ‘làm hết sức' hiệu quả hơn, mà ‘chơi hết mình’ cũng vui hơn” TS. Phạm Minh Tuấn, Founder Topica Edtech Group cho biết.
Nhiều bạn trẻ thường nôn nóng muốn bắt tay vào Startup ngay, và kể cả thành công hay thất bại họ đều có được những kinh nghiệm quý báu. Nhưng những người đã từng Startup một vài lần thường biết chính xác là mình thiếu gì, cần thêm bao nhiêu thời gian để “tinh luyện". Với những người đang startup, hoặc tự tin có thể Startup ngay trong 6 tháng-1 năm, họ có thể đăng ký chương trình Topica Founder Institute. Với những người muốn dành ra 2-3 năm để “tinh luyện", tích luỹ tài chính và kinh nghiệm trước khi Startup tiếp, chương trình 18-Founders-In-Residence (18Founders) của Topica được thiết kế trong 2 năm dành cho họ.
Đợt tuyển mộ 18Founders năm 2016 vừa chính thức khởi động.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: http://18fir.topica.edu.vn/
Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA (TOPICA Edtech Group) là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. TOPICA Uni cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 8 trường ĐH ở Việt Nam và Philippines để triển khai đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. TOPICA Native triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên tại Thái Lan và Việt Nam, và là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass. TOPICA Founder Institute là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có các startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD. Một dự án giai đoạn đầu của TOPICA do đích thân cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động. TOPICA hiện có hơn 800 nhân viên, 1,600 giảng viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng. |