Du học tại Việt Nam lên ngôi: Trào lưu mới thời khủng hoảng

Hiện nay, nhu cầu học tập trong môi trường đạt chuẩn quốc tế của sinh viên, học viên Việt Nam ngày càng lớn, lượng sinh viên có nhu cầu du học không ngừng tăng cao.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách các gia đình có người muốn đi du học. Và cũng chính vì lý do này, việc du học tại chỗ chất lượng quốc tế vừa đảm bảo chất lượng lại tiết kiệm được chi phí đang hấp dẫn các sinh viên và các bậc phụ huynh.

Du học nước ngoài vắng tanh

Lo ngại trước mức chi phí sinh hoạt tăng cao lạm vào vốn dành dụm của gia đình khi quyết định đi du học là lý do khiến nhiều trung tâm tưvấn du học giảm lượng khách trong thời gian qua. Những năm trước, sau khi được tư vấn, sinh viên đăng ký làm thủ tục du học ngay, sau 2 tháng là lên đường thì nay nhiều người sau khi đã tư vấn xong lại không đăng kýlàm thủ tục du học hoặc chỉ làm thủ tục cho khóa học gần một năm sau. Ngoài xu hướng lùi thời gian du học, nhiều sinh viên thường chọn nhữngtrường có học phí phải chăng và thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ.

Ông Nguyễn Phi Long (quận Long Biên, Hà Nội) có ước mơ cho cậu con trai vừa tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương sang học Thạc sỹ tại Pháp từ cuối năm ngoái, nhưng sự biến động về giá vàng, đôla trong nước đã khiến gia đình ông buộc phải lùi quyết định này lại. Lý do chính là để có thể sang học tại Pháp phải có tài khoản ngân hàng tối thiểu 10.000 USD. Với lý do giá USD tăng cao, vàng mất giá, gia đình ông không thể đáp ứng được yêu cầu này.

Bạn Nguyễn Thanh Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) nhân viên của một tổ chức tài chính phi chính phủ, mong mỏi được học một chương trình đào tạo Thạc sỹ tài chính bằng tiếng Anh và nhận văn bằng quốc tế để có thể đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của công việc. Huyền muốn sang Singapore du học nhưng Huyền thực sự thấy khó có thể đi vì đi du học thì khả năng mất công việc yêu thích hiện tại là rất lớn, hơn nữa, bản thân vừa mới kết hôn nên Huyền cũng không muốn xa gia đình.

Chuyển hướng sang du học tại Việt Nam

Hơn 1.001 lý do đã đưa đẩy phụ huynh và học viên chọn cho mình cách học tốt nhất. Vấn đề khó khăn nhất đối với các gia đình Việt Nam là chứng minh tài chính và chuẩn bị tiền chi tiêu cho con trong suốt thời gian du học; đối với những người đang đi làm và có gia đình rồi thì lí do khiến họ suy nghĩ nhiều khi đưa ra quyết định có nên đi du học hay không là phải xa gia đình, khả năng mất đi công việc hiện có và khó khăn hoà nhập trở lại thị trường lao động khi đi du học về. Chính vì vậy, ông Long và Huyền nghĩ đến việc “chuyển hướng” sang thực hiện phương án 2, du học tại chỗ. Hình thức này cũng khá phổ biến ở Việt Nam trong vài năm gần đây khi nhiều trường đại học trong nước liên kết với các trường đại học uy tín trên thế giới mở các chương trình liên kết đào tạo ngay tại Việt Nam. “Tìm hiểu ở một số trường, được biết với chương trình liên kết với đối tác nước ngoài tại Việt Nam, bằng cấp sẽ do trường đối tác cấp mà chi phí thì rẻ hơn nhiều so với du học. Chất lượng và chương trình học không khác các chương trình đi du học ở nước ngoài trong khi đó mình lại không phải xa gia đình, vẫn có thể vừa học vừa đi làm. Có thể nói, đây là những lợi thế hấp dẫn và dễ chịu hơn cho tôi khi đưa ra quyết định có nên đi du học hay không” - Huyền chia sẻ.

Các chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam có ưu điểm là nâng cao trình độ ngoại ngữ và rèn các kỹ năng mềm trong công việc như sự độc lập, linh hoạt, khả năng chủ động và phát triển năng lực bản thân cho học viên. Ngoài việc học tập 100% bằng ngoại ngữ, học viên được tổ chức học tập, làm đề tài theo nhóm, thực tập tại các công ty. Sự năng động của học viên cũng là tiêu chí quan trọng để giảng viên đánh giá kết quả học tập.

Học tại Việt Nam, văn bằng quốc tế

Trong bối cảnh này, theo học chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý Tài chính tại Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (PUF Hà Nội) thuộc Viện Tin học Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội có thể là một lựa chọn thông minh. Về kinh tế, học tại PUF Hà Nội chi phí toàn bộ cho khóa học chỉ bằng khoảng 1/3 so với du học ở nước ngoài (120 triệu đồng/khóa học). Hơn nữa học viên lại không phải xa gia đình, xa quê hương, vẫn có thể vừa làm vừa học... Thời gian học của khóa đào tạo tổ chức vào buổi tối và các ngày nghỉ cuối tuần phù hợp với những người đang đi làm.

Học viên lớp Thạc sỹ Quản lý tài chính trong lớp học
Học viên lớp Thạc sỹ Quản lý tài chính trong lớp học

PUF Hà Nội giảng dạy theo mô hình LMD (Cử nhân-Thạc sỹ-Tiến sỹ) với đội ngũ giảng viên đầu ngành đến từ Đại học Montesquieu Bordeaux IV và một môi trường hoàn toàn quốc tế. Chương trình với 11 môn học và luận văn cuối khoá học chỉ trong vòng một năm học, bằng Thạc sỹ do Đại học Montesquieu Bordeaux IV cấp, được công nhận trên toàn thế giới. Nội dung các môn học phong phú gắn liền với thực tế ở các nước phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Ảnh Học viên khóa 2 trong lễ trao bằng và trao học bổng
Ảnh Học viên khóa 2 trong lễ trao bằng và trao học bổng

Quỹ học bổng của chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý tài chính (180 triệu đồng) là một trong những điểm hấp dẫn thu hút sinh viên của PUF Hà Nội, khuyến khích họ học tập chăm chỉ và đạt kết quả cao. Hiện tại PUF Hà Nội đang tuyển sinh khoá 4 của chương trình này, thời hạn nộp hồ sơ là 30/8/2013. Mọi thông tin về tuyển sinh chương trình, các ứng viên có thể tìm hiểu tại:

Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội

P602, Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội.
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy Hà Nội.
Tel: 04 37549505.