Du học... nghề

Không nhất thiết phải mang về nước tấm bằng đại học có mác ngoại quốc, thay vào đó, họ hài lòng với những chứng chỉ nghề và cơ hội được làm công việc mình ưa thích. Đó cũng là xu hướng của không ít bạn trẻ du học… nghề hiện nay.

Chàng trai Sài Gòn 21 tuổi Nguyễn Trần Đại Dương, hiện đang học chương trình cao cấp ngành khách sạn (advanced hospitality) tại Box Hill Institute, một trong những viện đào tạo nghề hàng đầu ở thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria của Australia.

 

Trước đây, Dương đã hoàn thành một năm chương trình sơ cấp tại trường Taylors college ở Malaysia, sau đó chuyển sang viện Box Hill để học nâng cao. Dương cho biết do hệ thống đào tạo ở Australia khá mềm dẻo, nên anh được miễn một số môn đã học ở Malaysia.

 

Chương trình học của Dương ở Box Hill bao gồm những môn về các bộ phận của khách sạn như bộ phận bếp (kitchen), tiền sảnh (Front Office), kế toán (accounting), sale và marketing..., Dương còn được học những kỹ năng quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, và giải quyết mâu thuẫn. Mỗi môn đều yêu cầu các sinh viên phải thực hành nhiều qua các bài tập cá nhân hay nhóm, cũng như các buổi thuyết trình và thảo luận trước lớp. Học phí Dương phải đóng mỗi năm là 8.500 đô la Úc, đóng vào 2 đợt. Đời sống ở Melbourne khá đắt đỏ, tuy nhiên Dương có thể dễ dàng kiếm việc làm thêm tại các khách sạn để trang trải các khoản sinh hoạt phí.

 

Sinh viên Việt Nam đến Úc học nghề như Dương không hiếm. Đó là Tô Hoàng Minh, học nghề vận hành máy móc tự động (automotive) ở Box Hill, Nguyễn Hồng Duyên học nghề marketing, Nguyễn Ngọc Cầm học nghề chế tác đồ trang sức (jewellery), Trần Minh Trí học ngành công nghệ thông tin ở Northern Melbourne Institute of TAFE (NMIT). TAFE là tên viết tắt của Technical and Further Education, hệ thống đào tạo và dạy nghề có uy tín lớn nhất tại Australia. Trung tâm Giáo dục quốc tế Australia tại Việt

 

Nam cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2005, có 743 tân sinh viên Việt Nam qua Úc tham gia học các chương trình đào tạo nghề VET (Vocational education and training) ở các trường thuộc hệ thống TAFE. Con số này ở cùng thời điểm vào năm 2004 là 616. Các tiểu bang có đông sinh viên Việt Nam theo học VET là New South Wales và Victoria.

 

Tham khảo một số trang web học nghề

 

Chăm sóc sắc đẹp như nghề nail, chăm sóc da, trang điểm

http://www.pivot-point.com, http://www.csbeautyschools.com

http://www.khake.com

 

Hóa trang điện ảnh http://www.joeblasco.com

 

Nghề tạo mẫu tóc

http://www.barrett.edu/

http://www.iahd.net

 

Thiết kế thời trang

http://www.fashioncareercenter.com

 

Nghề thiết kế đồ họa

http://www.lasallesia.edu.sg/secondary.html

www.martincollege.com

 

Trang web các trường dạy nghề:

http://www.nmit.vic.edu.au/

 

http://www.taylors.edu.my/

 

http://www.bhtafe.edu.au

 

Trang web cung cấp học bổng học nghề cho các nước đang phát triển

www.rotary.org

 

http://www.inwent.org/

 của Tổ chức INWENT (Đức)

http://www.nippon-foundation.or.jp

 (Nhật)

www.ausaid.gov.au/

 (Australia)

Theo các chuyên gia về du học, đa số sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học các nghề thời thượng như công nghệ thông tin, marketing, thiết kế thời trang, đồ họa, khách sạn, bartender và gần đây là các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm trang điểm, tạo mẫu tóc, chăm sóc da... Các sinh viên Việt Nam thường chọn những quốc gia có mức học phí và sinh hoạt không quá cao như Australia, New Zealand hay những nước láng giềng như Singapore, Malaysia, Trung Quốc.

 

Con số sinh viên Việt Nam đến Bắc Mỹ hay châu Âu để học nghề còn khá khiêm tốn bởi mức học phí cao. Mặt khác, những sinh viên đã đủ điều kiện tài chính đến những nước này du học thường chỉ chọn theo các chương trình cử nhân trở lên. Tuy nhiên, có không ít trường hợp du học sinh thường chuẩn bị tinh thần tham gia các khóa học nghề ngắn hạn để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học tập và ăn, ở. Ở Mỹ, sinh viên nữ Việt Nam tỏ ra có lợi thế trong nghề làm nail, nghề có thu nhập khá mà nhiều người gốc Việt sinh sống tại Mỹ thường làm.

 

Việc chọn nơi đến học nghề còn tùy thuộc vào đặc trưng ngành nghề. Thụy Sĩ là đích đến ưa thích của những bạn trẻ muốn theo đuổi ngành khách sạn. Mỹ, Pháp, Anh rất nổi tiếng với những chương trình đào tạo ngành thời trang nhưng do mức chi phí khá tốn kém nên không ít bạn đã chọn Bangkok (Thái Lan) hay Thượng Hải (Trung Quốc) để theo học các khóa đào tạo tại những trường áp dụng chương trình của Mỹ hay các nước Âu châu với mức chi phí thấp hơn nhiều.

 

Thông thường, một khóa dạy nghề kéo dài từ 1 đến 2 năm, tùy ngành và tùy trường. Điều kiện để được chấp nhận theo học thường đòi hỏi du học sinh phải có một vốn tiếng Anh nhất định. Ví dụ để theo học ngành công nghiệp thời trang ứng dụng (Applied Fashion Technology) trong 2 năm tại Auckland University of Technology ở New Zealand, sinh viên nước ngoài phải có chứng chỉ EILTS với ít nhất 5.5 điểm. Nếu chưa đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh, học viên phải hoàn thành chương trình học tiếng Anh tăng cường tại trường. Trong đa số các trường hợp, sinh viên tốt nghiệp chương trình học nghề 2 năm có thể chuyển tiếp lên học bậc đại học.

 

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang săn lùng các học bổng học nghề trên Internet. Các tổ chức cấp học bổng đòi hỏi các ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào mục đích cấp học bổng. Nhìn chung, các học bổng học nghề thường do các tổ chức xã hội tài trợ cho các nước nghèo, yêu cầu những người được hưởng học bổng phải cam kết đóng góp ít nhiều cho cộng đồng sau khi đã hoàn thành chương trình học. Ví dụ, tổ chức từ thiện Rotary International thường xuyên cung cấp các chương trình học bổng đào tạo nghề cho sinh viên các nước đang phát triển với mức 10.000 đến 15.000 đô la/ năm cho mỗi suất. Các suất học bổng đa số ưu tiên các ngành sản xuất thực phẩm, giáo dục, môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 

Theo Thanh Niên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm