Đón đầu thành công với chuyên ngành IoT

(Dân trí) - Không chỉ là một xu thế công nghệ mới có ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, Internet of Things (IoT) đang trở thành một ngành “hot” mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thời đại CM 4.0. Những Developer kinh nghiệm cũng tham gia nghiên cứu IoT vì không muốn mình bị lạc hậu. Còn những Developers trẻ tuổi cũng háo hức học IoT để bắt đầu khởi nghiệp, hoặc để có một công việc tốt hơn trong tương lai.

IoT - Chìa khoá vận hành tương lai

Internet of Things (IoT) - Internet vạn vật hay Mạng lưới thiết bị kết nối Internet là thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây và được xem là chìa khoá mở cánh cửa công nghệ tương lai.

 Đón đầu thành công với chuyên ngành IoT - 1

IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

IoT là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay.

Mạng lưới kết nối khổng lồ, vô tận này đem đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Viễn cảnh tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh này đã dần hiển hiện trên thực tế, với sự phát triển của nhà thông minh, TV thông minh, tủ lạnh thông minh...

Gartner, Inc. (Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) đã đưa ra những con số dự báo khẳng định Internet of Thing đang là chìa khóa của thành công trong tương lai. Theo đó đến năm 2020 trên thế giới có

- Ít nhất 26 tỉ thiết bị được kết nối với Internet

- 4 tỷ người kết nối với nhau

- 4 ngàn tỷ USD doanh thu

- Hơn 25 triệu ứng dụng

- Hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh

- 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu

Ứng dụng của IoT

Tác động của IoT rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như:

- Quản lý hạ tầng, đô thị

- Y tế

- Xây dựng và tự động hóa

- Giao thông

- Nông nghiệp

- Quản lý môi trường

- Phản hồi trong các tình huống khẩn cấp

- Mua sắm thông minh

- Quản lý các thiết bị cá nhân

- Đồng hồ đo thông minh

- Tự động hóa ngôi nhà… 

Chuyên ngành họcđón đầu tương lai

Tiến sỹ Timothy Chou - tác giả cuốn sách “Precision: Principles, Practices and Solutions for the Internet of Things” (tạm dịch: “Chính xác: Nguyên lý, Thực thi và Giải pháp cho IoT”) khuyến nghị “Tại sao Việt Nam không đầu tư vào IoT, đào tạo kỹ sư phần mềm IoT thay cho chương trình đào tạo 1 triệu kỹ sư gia công phần mềm?”. Ông cho biết IoT là lĩnh vực mới trên thế giới. Tất cả các nước, phát triển hay đang phát triển đều đang ở vạch xuất phát khi bước chân vào lĩnh vực này và đây là cơ hội bình đẳng cho các nước.

IoT là một trong những chuyên ngành có tính ứng dụng cao và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế số mọi quốc gia. Chính bởi vậy, chuyên ngành đào tạo này hứa hẹn có tốc độ phát triển rất mạnh trên thế giới.

Năm 2019, Đại học FPT mở chuyên ngành IoT thuộc ngành Công nghệ thông tin với mong muốn xây dựng đội ngũ nhân sự CNTT chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng cũng như làm chủ ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

 Đón đầu thành công với chuyên ngành IoT - 2
Năm 2019, khi đăng ký theo học ngành CNTT tại Đại học FPT, sinh viên có cơ hội được học chuyên ngành IoT.

Từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành IoT tiếp cận từ căn bản về tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Chuyên ngành IoT giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính…

Cơ hội phát triển sự nghiệp

Hiện tại, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT, AI, Bigdata đang tăng lên rất nhanh và mức lương khởi điểm là cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác. 

Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn của các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn trong nước và quốc tế như: Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google…

Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IoT có thể đảm nhiệm các công việc như:

- Làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và điều khiển tự động với các vị trí: lập trình viên IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT, …

- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với các vị trí: chuyên viên phân tích và tư vấn IoT, quản lý dự án phát triển IoT, chuyên viên triển khai dự án IoT, …

- Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT, triển khai giải pháp IoT, …

Đại học FPT - sẵn sàng cho công việc toàn cầu

Năm 2019, khi đăng kýtheo học ngành CNTT tại Đại học FPT, sinh viên có cơ hội được lựa chọn học chuyên ngành IoT.

ThS Bùi Ngọc Anh, Chủ nhiệm bộ môn CF (ComputingFundamentals) - ĐH FPT cho biết: “Trước đó, tại ĐH FPT có phân ngành ES - các hệ thống nhúng. Đây là cơ sở để triển khai IoT. Điểm khác biệt là các thiết bị nhúng giờ đây sẽ kết nối internet cung cấp khả năng thu thập số liệu, quản lý và giám sát cho hệ thống nhanh chóng hơn, hỗ trợ tốt cho các hệ thống hỗ trợ ra quyết định.”

 Đón đầu thành công với chuyên ngành IoT - 3
SV ĐH FPT nhận giải thưởng trong “Cuộc đua số - Xe tự hành”

“Việc mở chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT không còn là chuyện phù hợp hay không mà là việc tổ chức chuyên ngành đào tạo cấp thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT, sinh viên được trang bị những kiến thức về các xu hướng chính, các khái niệm cơ bản về IoT, các kỹ năng cần thiết để triển khai ứng dụng IoT như kỹ năng lập trình; có kiến thức và kinh nghiệm về phần cứng, các cảm biến, truyền thông...; kỹ năng team work; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các dự án nhỏ để tự mình khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT và điều khiển tự động…”, TS Phan Duy Hùng - Giám đốc chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm - Đại học FPT khẳng định.

Sinh viên theo học chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTTtại Đại học FPT ngoài việc được sử dụng hệ thống giảng đường, phòng lap, phòng thực hành và thư viện hiện đại còn có cơ hội nắm bắt quá trình ứng dụng, triển khai công nghệ mới. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi workshop, seminar giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành để được cập nhật xu hướng nghề nghiệp mới và định hướng nghề nghiệp trong tương lai; khuyến khích tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp ở người trẻ.

Không những thế, sinh viên Đại học FPT được cọ sát với các dự án thực tế qua kỳ OJT (kỳ làm việc thực tế tại doanh nghiệp). Cùng với lợi thế thành thạo 2 ngoại ngữ Tiếng Anh và tiếng Nhật giúp sinh viên khi ra trường đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời mở ra cơ hội việc làm toàn cầu với mức lương hấp dẫn.

Thực tế, nhiều sinh viên Công nghệ thông tin năm 3, năm 4 của Đại học FPT đã được tham gia làm các dự án thực tế tại doanh nghiệp, nhận được đánh giá cao và được giữ lại làm việc sau khi kết thúc đợt thực tập. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 96%.

Nhiều sáng chế của sinh viên Đại học FPT về IoT như: Phần mềm giải phương trình toán học, Hệ thống trả lời tự động trong ngân hàng, Nhà thông minh, Hộp thuốc thông minh, Hệ thống tưới cây tự động, Giám sát nhà qua robot từ xa, Hệ thống giám sát, Bảo vệ trạm ATM, Hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu, ... Trong đó, công trình “Phần mềm giải phương trình toán học” do Hoàng Văn Hiệp, sinh viên khóa 11 ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT thực hiện từng giành Huy chương Bạc trong Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ - IEYI 2015 diễn ra tại Đài Loan.

 Đón đầu thành công với chuyên ngành IoT - 4
Hoàng Văn Hiệp (thứ ba từ phải sang) giành Huy chương Bạc trong Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ – IEYI 2015

Với việc lựa chọn cơ sở đào tạo tốt cộng thêm sự nỗ lực của bản thân, chắc chắn việc làm nghìn đô sẽ không phải là giấc mơ xa vời của bạn trẻ đam mê công nghệ.

Sứ mệnh của Đại học FPT là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước.

 

Năm 2019, Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (gồm các chuyên ngành: IoT, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Thiết kế đồ họa); Ngôn ngữ NhậtNgôn ngữ AnhNgôn ngữ Hàn QuốcQuản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện). Thí sinh có học bạ THPT các khối A00, A01, D01, D90, D96 trong 2 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 + học kỳ 1 lớp 12 hoặc 2 học kỳ lớp 12) >=7.0 đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển vào trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại đây

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm